Những điều cần biết về mổ nội soi sỏi bàng quang

Mổ nội soi sỏi bàng quang được chỉ định khi nào? Các trường hợp chống chỉ định là gì? Cũng như quy trình chuẩn bị, thực hiện mổ nội soi sỏi bàng quang diễn ra như thế nào? Tất cả những thông tin cần biết về phương pháp điều trị sỏi bàng quang này sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây của GHV KSol.

XEM THÊM:

1. Biểu hiện của sỏi bàng quang cần điều trị là như thế nào?

Có một số trường hợp sỏi nhỏ ở trong bàng quang có thể tự đào thải ra ngoài theo dòng nước tiểu. Tuy nhiên với những viên sỏi có kích thước lớn thì sẽ không thể tự ra ngoài được và vướng lại ở trong bàng quang, gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh như là:

  • Đau ở bụng dưới với mức độ có thể là âm ỉ đến dữ dội do sỏi bàng quang di chuyển qua lại trong bàng quang.
  • Ở nam giới thì có cảm giác đau, khó chịu ở dương vật của nam giới.
  • Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ngắt quãng.
  • Nước tiểu sẫm màu, có lẫn máu.

Những dấu hiệu này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và cần được can thiệp điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Chỉ định mổ nội soi sỏi bàng quang là gì?

Hiện nay, mổ nội soi sỏi bàng quang là một trong những phương điều trị được áp dụng nhiều nhất, được chỉ định với những sỏi trong bàng quang mà không có khả năng tống ra ngoài theo một cách tự nhiên. Các lựa chọn phẫu thuật nội soi bao gồm mổ nội soi lấy sỏi hoặc tán sỏi bằng laser.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật và kết quả điều trị đó chính là kích thước niệu đạo, kích thước sỏi và thói quen sống…

Đối với bệnh nhân là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, các bác sĩ sẽ cân nhắc việc làm thủ thuật với tuyến tiền liệt ở thời điểm lấy sỏi là có cần thiết hay không.

So với phương pháp mổ mở trước đây, thì mổ nội soi sỏi bàng quang là một bước tiến lớn và có nhiều ưu điểm. Thay vì lấy sỏi qua một vết mổ hở thì bây giờ có thể thay thế bằng cách tán sỏi thành nhiều mảnh hơn và lấy ra thông qua một lỗ thông tự nhiên là niệu đạo. Nhờ đó mà giảm bớt được đau đớn cho người bệnh và quá trình hồi phục cũng nhanh chóng hơn.

mo-noi-soi-soi-bang-quang
Mổ nội soi được thực hiện với những trường hợp sỏi không thể tự đào thải ra ngoài

Xem thêm >>> Các loại hóa chất điều trị ung thư bàng quang, tác dụng phụ và những điều cần lưu ý

3. Những trường hợp chống chỉ định mổ nội soi sỏi bàng quang

Tuy mổ nội soi sỏi bàng quang có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nhưng phương pháp này vẫn chống chỉ định với một số trường hợp:

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà chưa tình trạng vẫn chưa ổn định như viêm niệu đạo cấp.
  • Người bệnh có chống chỉ định gây mê, phẫu thuật.
  • Mắc các tình trạng rối loạn đông máu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn cấp tính, viêm tuyến tiền liệt cấp tính.
  • Sỏi bàng quang có kích thước lớn hơn 5cm hoặc số lượng sỏi nhiều.

4. Mổ nội soi sỏi bàng quang cần chuẩn bị như thế nào?

Trước hết, phải xác định được sự có mặt cũng như vị trí, số lượng, đặc điểm của sỏi bàng quang. Điều này sẽ được xác định thông qua quá trình bác sĩ hỏi khám lâm sàng kết hợp với các kết quả siêu âm, chụp X- quang hoặc chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính.

Khi đã xác định được ngày phẫu thuật, thì các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tiền mê, đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra trước, trong và sau khi mổ. Cụ thể là người bệnh sẽ cần đi khám sức khỏe tổng quát, thực hiện điện tâm đồ, xét nghiệm công thức máu toàn phần cũng như đánh giá chức năng đông máu. Các kiểm tra, xét nghiệm tiền phẫu có thể sẽ khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người bệnh.

Người bệnh cần lưu ý về việc dùng thuốc trước khi mổ nội soi sỏi bàng quang. Do có một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu và khả năng đông máu của cơ thể.

Vậy nên, cần tránh sử dụng những thuốc này trước khi phẫu thuật ít nhất 7-10 ngày. Hãy thông báo và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn đã hoặc có ý định sử dụng những loại thuốc nào, để tránh xảy ra những phản ứng không mong muốn trong và sau khi phẫu thuật.

Bệnh nhân sẽ cần phải làm sạch lông bên ngoài vùng sinh dục và nhịn ăn uống từ nửa đêm hôm trước ngày diễn ra cuộc mổ nội soi.

5. Cách thực hiện mổ nội soi sỏi bàng quang

Sau khi đã được kiểm tra đầy đủ để thực hiện phẫu thuật mổ nội soi sỏi bàng quang, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống. Tiếp đến, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành sát trùng vùng sinh dục ngoài và khu vực da xung quanh đó,

Bác sĩ sẽ bôi gel lên ống nội soi và lỗ niệu đạo của bệnh nhân để có thể đưa ống nội soi đi vào một cách dễ dàng hơn cũng như giảm bớt cảm giác khó chịu chưa người bệnh.

Ống nội soi nhỏ có gắn đèn sẽ được đưa ngược từ lỗ tiểu lên, qua niệu đạo và hướng lên phía bàng quang. Thông qua màn hình kết nối với tín hiệu được dẫn truyền ra ngoài, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ tình trạng bên trong bàng quang. Qua đó sẽ xác định được vị trí, kích thước của viên sỏi trong bàng quang. Sau khi đã định vị được, bác sĩ sẽ tiến hành gắp viên sỏi ra khỏi bàng quang bằng dụng cụ chuyên dụng.

mo-noi-soi-soi-bang-quang-1
Qua màn hình có kết nối với tín hiệu được truyền về, bác sĩ có thể quan sát được bên trong bàng quang

Với trường hợp viên sỏi có kích thước lớn hoặc/và niệu đạo có đường kính hẹp hay bị tổn thương thì sẽ tiến hành phương pháp tán sỏi bàng quang nội soi. Bằng cách sử dụng năng lượng của siêu âm hoặc tia laser để tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

Sau đó thực hiện tưới rửa để cuốn trôi các mảnh sỏi nhỏ này ra ngoài qua đường niệu đạo. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đặt ống thông tiểu trong vài ngày sau phẫu thuật để đảm bảo việc dẫn lưu nước tiểu được diễn ra đảm bảo.

Sau khi thực hiện mổ xong, người bệnh sẽ được chuyển về phòng bệnh hồi sức để theo dõi. Sau khi cơn đau đã được kiểm soát thì người bệnh sẽ được chuyển về phòng bệnh thường cho tới khi rút ống thông và trở về nhà. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau cũng như thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Xem thêm >>> Một số điều cần biết về phương pháp hóa trị ung thư bàng quang

6. Những biến chứng có thể xảy ra sau khi mổ nội soi sỏi bàng quang

Mổ nội soi sỏi bàng quang được đánh giá là một phương pháp tương đối an toàn và khá ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sau khi thực hiện phẫu thuật này có thể gặp một số rủi ro như:

  • Đau, co thắt ở bàng quang: Do ống dẫn lưu có thể cọ xát với niêm mạc gây kích thích co thắt bàng quang và khó chịu cho người bệnh.
  • Tái phát lại sỏi bàng quang: Sau khi mổ, không ít người bệnh bị tái phát sỏi do một số nguyên nhân như ứ đọng nước tiểu hoặc nhiễm trùng mãn tính đường tiết niệu.
  • Quá trình mổ sỏi nội soi có thể làm trầy xước, rách niêm mạc bàng quang. Thậm chí là gây chảy máu bàng quang, niệu đạo, nghiêm trọng hơn nữa là thủng bàng quang.
  • Hẹp niệu đạo, tiểu ra máu.
mo-noi-soi-soi-bang-quang-2
Có thể gặp phải tình trạng tiểu ra máu sau khi mổ nội soi sỏi bàng quang

7. Chế độ chăm sóc sau khi mổ nội soi sỏi bàng quang

Để có được kết quả tốt nhất có thể và phòng ngừa bị tái phát bệnh thì sau khi mổ người bệnh cần có chế độ chăm sóc phù hợp như:

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục trước và sau khi mổ 1 tuần, tránh vận động mạnh.
  • Tuân thủ nghiêm chỉnh theo các chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, đảm bảo ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Có chế độ ăn lành mạnh, khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá. Tránh ăn mặn, các thực phẩm nhiều muối, protein động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản…
  • Kiêng uống rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về mổ nội soi sỏi bàng quang. Hy vọng sẽ có ích đối với bạn đọc, đặc biệt là những người đang gặp phải tình trạng sỏi bàng quang.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL