Mổ u đại tràng có nguy hiểm không và những điều cần biết

Mổ u đại tràng có nguy hiểm không là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Do đó, để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mổ u đại tràng có nguy hiểm không và nắm được những thông tin về phẫu thuật u đại tràng thì mời bạn cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về bệnh u đại tràng

1.1. U đại tràng là bệnh gì?

U đại tràng (hay còn gọi là u ruột kết) là khối u phát triển ở đại tràng. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân có u đại tràng thường là lành tính vô hại. Tuy nhiên, theo thời gian một số khối u lành tính có thể tiến triển trở thành ung thư.

U đại tràng là một căn bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những khác, đó là: 

  • Người có tiền sử trong gia đình có người bị mắc ung thư đại tràng 
  • Người trên 50 tuổi. 

Khi mới xuất hiện khối u đại tràng thì hầu hết các bệnh nhân sẽ chưa gặp nhiều triệu chứng cụ thể. Thế nhưng, đến khi khối u đã to hơn và tùy thuộc vào vị trí của khối u mà người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện nhất định, có thể kể đến như là:

  • Nếu khối u nằm ở đại tràng trên thì người bệnh thường bị tiêu chảy.
  • Người bệnh có thể bị táo bón kéo dài và đôi khi có thể xen lẫn giữa táo bón với tiêu chảy nếu như khối u nằm ở đại tràng xuống.
  • Nếu khối u xuất hiện tại niêm mạc phía trên phía trên của đại tràng thì có thể gây ra các vết loét và dẫn đến xuất huyết. Do đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như là đi ngoài phân có chất nhầy và máu tươi.
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị khối u đại tràng còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn và nôn.
mo-u-dai-trang-co-nguy-hiem-khong-3
U đại tràng (hay còn gọi là u ruột kết) là khối u phát triển ở đại tràng

1.2. Có những loại khối u đại tràng nào?

U đại tràng thường là một cụm tập hợp của các tế bào phát triển trên lớp lót của niêm mạc đại tràng hay là một dạng polyp đại tràng. Căn cứ vào đặc điểm của khối u mà người ta phân u đại tràng thành 3 loại sau:

  • Adenomatous: Đây là loại u tương đối lành tính. Thế nhưng, nếu như khối u có kích thước lớn hơn 1cm thì người bệnh sẽ có nguy cơ tiến triển thành khối u ác tính là rất cao. Do vậy, cần được phát hiện và loại bỏ sớm khối u đại tràng loại này để tránh nguy cơ tiến triển thành ung thư sẽ rất nguy hiểm.
  • Hyper Plastics: Những khối u loại này có đặc điểm là kích thước khối u nhỏ hơn 5mm nên không đáng lo ngại. Hơn nữa, rất hiếm trường hợp khối u Hyper Plastic tiến triển thành ác tính.
  • Dạng viêm: Những khối u đại tràng dạng viêm thường xuất hiện ở những người bị mắc bệnh Crohn hay bị viêm loét đại tràng. Những khối u này có đặc điểm hình dạng giống như bướu thịt.

1.3. Những yếu tố tăng nguy cơ dẫn đến u đại tràng

Cho đến nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của các khối u đại tràng. Thế nhưng, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u ở đại tràng. Bao gồm:

  • Tuổi tác: Độ tuổi càng cao thì nguy cơ hình thành u đại tràng sẽ càng tăng. Theo đó, từ sau 40 tuổi trở đi, nguy cơ hình thành khối u trong cơ thể sẽ tăng cao hơn.
  • Bị mắc các bệnh lý về viêm đường ruột (IBD): Nguy cơ mắc u đại tràng sẽ tăng cao hơn ở những người đã từng bị mắc các bệnh lý về viêm đường ruột như viêm ruột từng phần, viêm loét đại tràng,…
  • Tiền sử gia đình: Nếu như trong gia đình bạn từng có người từng bị ung thư đại tràng thì những người gần huyết thống sẽ có khả năng bị xuất hiện khối u đại tràng cao hơn.
  • Cân nặng: Tỉ lệ khối u đại trạng xuất hiện ở những người bị thừa cân, béo phì sẽ tăng hơn so với những người có cân nặng tiêu chuẩn. 
  • Do những thói quen sinh hoạt không khoa học: Uống quá nhiều rượu bia hay hút thuốc lá nhiều sẽ làm kích thích hình thành khối u đại tràng và làm cho chúng phát triển.
  • Lười vận động: Những người lười vận động sẽ khiến cho hệ tiêu hóa kém hoạt động hơn từ đó làm tăng nguy cơ hình thành khối u ở đại tràng.
  • Do yếu tố chủng tộc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người da đen hay những người Do Thái có tỷ lệ bị mắc u đại tràng cao hơn.

1.4. Chẩn đoán u đại tràng bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán u đại tràng, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác. 

Những xét nghiệm để chẩn đoán u đại tràng thường là:

  • Nội soi đại tràng.
  • Chụp X-quang.
  • Chụp CT.
  • Xét nghiệm DNA trong phân.
  • Thử nghiệm di truyền.

1.5. Điều trị u đại tràng bằng cách nào?

mo-u-dai-trang-co-nguy-hiem-khong-2
Mổ u đại tràng là phương pháp điều trị bệnh u đại tràng phổ biến nhất hiện nay

Phương pháp điều trị u đại tràng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp phẫu thuật (hay gọi là mổ). Tuy nhiên, cụ thể phương pháp phẫu thuật như thế nào thì sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào vị trí, kích thước cũng như số lượng khối u. Cụ thể như sau:

  • Nếu như kích thước khối u đại tràng nhỏ với số lượng khối u ít thì bác sĩ có thể loại bỏ ngay trong quá trình kiểm tra bằng phương pháp nội soi. Để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên biệt.
  • Phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được chỉ định đối với trường hợp bệnh nhân có khối u lớn và không thể loại bỏ ngay trong quá trình kiểm tra khối u.
  • Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cắt bỏ đoạn đại tràng bị ảnh hưởng từ khối u nếu như phát hiện khối u có sự phát triển bất thường.

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi cắt bỏ đại tràng?

Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt đại tràng vài ngày, bệnh nhân có thể sẽ phải ăn uống theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như là chỉ được ăn một số loại thức ăn nhất định cũng như tránh một số loại thức ăn không có lợi cho quá trình phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ được uống nước lọc và cần phải nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra và đồng thời phải nhịn uống nước hoàn toàn trong vòng 2 giờ trước ca mổ.

Cùng với đó, người bệnh có thể phải làm sạch ruột bằng thuốc xổ hay một số các biện pháp khác. Bệnh nhân cần được khám tiền mê trước cuộc phẫu thuật vài ngày, bao gồm như là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, đo nhịp tim để bác sĩ có thể đảm bảo rằng bệnh nhân đủ điều kiện cho ca mổ.

Vào đêm trước của ngày mổ và sáng hôm mổ, bệnh nhân cần được tắm bằng dung dịch sát trùng Chlorhexidine 4%.

3. Mổ u đại tràng được thực hiện như thế nào?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê để ngủ trong suốt quá trình các bác sĩ làm phẫu thuật. Việc gây mê này sẽ giúp cho người bệnh không cảm thấy đau và cũng đồng thời giúp bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện ca phẫu thuật hơn. Tùy vào tình trạng của khối u đại tràng, việc phẫu thuật cắt đại tràng có thể được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ở một trong số hai dạng sau:

  • Phẫu thuật mở (mổ mở): Đây là một phương pháp phẫu thuật truyền thống và hiện vẫn được áp dụng rộng rãi để điều trị rất nhiều loại bệnh, trong đó có cả bệnh u đại tràng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách, các bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một đường dài trên bụng bệnh nhân để tiếp cận với đại tràng. Sau đó, tuỳ vào mức độ bệnh bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng của bệnh nhân. 
  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Phương pháp phẫu thuật nội soi kinh điển hay phẫu thuật robot được các chuyên gia đánh giá rất cao vì ít đau, vết mổ nhỏ và thời gian phục hồi cũng tương đối nhanh. Các phương pháp phẫu thuật này được thực hiện bằng cách, bác sĩ sẽ rạch vài đường nhỏ khoảng từ 0,5 – 1,2cm trên bụng của bệnh nhân để đưa những dụng cụ dài và nhỏ vào ổ bụng. Một trong số các dụng cụ đó sẽ được gắn camera ở đầu để gửi hình ảnh về màn hình tivi. Và các bác sĩ phẫu thuật sẽ quan sát trên màn hình để xác định các vùng đại tràng bị tổn thương mà cần phải cắt bỏ. Sau khi cắt bỏ xong, bác sĩ có thể sẽ rạch thêm một đường ngắn ở bụng đủ để có thể lấy được bệnh phẩm ra ngoài. 

Sau khi phẫu thuật cắt đại tràng xong, bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm một số thủ thuật để giúp lưu thông tiêu hóa được dễ dàng hơn bằng cách:

  • Nối lại ruột: trong trường hợp này bệnh nhân có thể đi đại tiện bình thường.
  • Tạo hậu môn nhân tạo: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên thành bụng của bệnh nhân để đưa đầu ruột phía trên (đại tràng hay hồi tràng) ra bên ngoài da cùng với một chiếc túi đựng. Khi bệnh nhân đi đại tiện, phân sẽ đi qua lỗ mở đó và chui vào túi.
mo-u-dai-trang-co-nguy-hiem-khong
Bệnh nhân sau mổ u đại tràng có thể được nối hậu môn nhân tạo để hỗ trợ cho việc đi đại tiện

4. Mổ u đại tràng có nguy hiểm không?

Mổ u đại tràng có nguy hiểm không là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, phẫu thuật hay bất kỳ phương pháp điều trị khối u nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt là khi bạn thực hiện tại những cơ sở không đảm bảo uy tín và chất lượng. 

Những biến chứng sau mổ u đại tràng có thể xuất hiện như:

  • Xuất huyết hay chảy máu bên trong bụng.
  • Bàng quang hay các cơ quan xung quanh khác bị chấn thương do phẫu thuật.
  • Hình thành các mô sẹo trong ổ bụng.
  • Bị thoát vị rạch do có mô đi qua vết cắt thực hiện phẫu thuật.
  • Vết thương phẫu thuật có thể bị vỡ.
  • Kích ứng da ở khu vực xung quanh vết cắt phẫu thuật.
  • Có nguy cơ khối u tái phát.

Chính vì vậy, để giảm biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân cần lựa chọn bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ cũng như chuyên gia tài giỏi có nhiều chuyên môn cùng với hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến. 

5. Chăm sóc người bệnh sau khi mổ u đại tràng

5.1. Tại bệnh viện

Sau khi kết thúc ca mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận tại bệnh viện để chờ cơ thể được phục hồi. 

Ban đầu người bệnh sẽ được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch và sau đó sẽ được ăn lại qua đường miệng sớm nhất từ lỏng đến đặc dần. 

Người bệnh nên ăn các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi cơ thể như: 

  • Các loại rau xanh
  • Các loại trái cây giàu chất xơ và vitamin
  • Các loại thịt giàu protein như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, sữa,..
  • Uống đủ nước và đồng thời uống các loại thuốc theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ 

Sau ca mổ 1 ngày, bệnh nhân mổ u đại tràng cũng nên ra khỏi giường đi lại nhẹ nhàng để có thể kích thích nhu động ruột giúp lưu thông tiêu hóa tốt hơn.

5.2. Chăm sóc tại nhà

Thông thường, người bệnh có thể được xuất viện sau cuộc phẫu thuật từ 5 đến 7 ngày nếu không gặp vấn đề gì bất thường phát sinh. Khi về nhà, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục uống các loại thuốc theo đúng chỉ định. 

Sau ca phẫu thuật 2 tuần thì người bệnh có thể hoạt động trở lại nhưng vẫn cần vận động nhẹ nhàng và nâng dần dần mức độ theo thời gian và tốt nhất là chỉ nên đi bộ, ngồi thiền hay tập yoga.

mo-u-dai-trang-co-nguy-hiem-khong-1
Bệnh nhân sau mổ u đại tràng nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp vết thương mau lành hơn

Tuyệt đối không nên luyện tập thể thao với cường độ cao vì như vậy có thể ảnh hưởng đến mổ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho đường tiêu hóa như duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, protein, vitamin cũng như uống đủ nước.

5.3. Kiêng cữ sau mổ

Người bệnh tránh tắm rửa trong 2 ngày đầu sau ca mổ. Thay vào đó bệnh nhân chỉ nên lau người và thay quần áo để cho vết mổ có thể nhanh khô miệng. 

Sau ca mổ 2 ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tắm trở lại nhưng cần nhẹ nhàng, không được để nước tắm cũng như xà phòng tiếp xúc với vết mổ.

 Và một lời khuyên cuối cùng dành cho bệnh nhân mổ u đại tràng là tránh vận động mạnh vì như vậy có thể làm rách vết mổ.

6. Phòng ngừa u đại tràng bằng cách nào?

U đại tràng là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Do đó, mỗi người nên thực hiện các biện pháp dưới đây để giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ xuất hiện khối u ở đại tràng như là:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo, nhất là các chất béo từ mỡ động vật. 
  • Hạn chế dùng đồ chiên rán, đồ ăn nhanh cũng như thức ăn chứa nhiều gia vị.
  • Bổ sung vào cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt… để tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn được nhanh và hiệu quả hơn.
  • Cần phải bổ sung cho cơ thể đủ hàm lượng canxi cần thiết dưới nhiều hình thức như qua thực phẩm giàu canxi. Nếu cần thiết thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm viên uống bổ sung canxi.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Nếu như bắt buộc phải sử dụng thì chỉ sử dụng rượu bia với một lượng vừa đủ.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất, vận động để rèn luyện sức khỏe góp phần nâng cao hệ miễn dịch và giúp cho đại tràng và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và đồng thời nên có kế hoạch giảm cân khoa học nếu đang bị thừa cân hay béo phì.
  • Uống đủ mỗi ngày từ 2 đến 2,5 lít nước lọc hay nước ép rau củ quả vì loại thức uống này rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp thúc đẩy thải độc và giải độc cơ thể.
  • Không nên thức khuya quá 23h. Nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ để đảm bảo có giấc ngủ chất lượng và mỗi ngày ngủ đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ.
  • Có kế hoạch học tập và làm việc phù hợp để tránh bản thân bị stress hay căng thẳng kéo dài. Luôn giữ tâm lý cũng như tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi mổ u đại tràng có nguy hiểm không mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng nhờ đó bạn sẽ có những kiến thức nhất định để có thể chăm sóc cho bản thân sau khi phẫu thuật u đại tràng. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng