[Tìm hiểu] Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
Nội dung bài viết
Nhiều người bệnh lo lắng nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày. Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, nóng rát cùng với tình trạng khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn,… đeo bám dai dẳng bạn từng ngày khiến bạn mệt mỏi và rất stress. Một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau dạ dày ngày càng phát triển là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Chế độ sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng phát triển của bệnh đau dạ dày. Cùng GHV KSol tìm hiểu nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
Xem thêm:
- [Gợi ý] Những cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả
- Bật mí: Viêm loét dạ dày ăn khoai lang được không?
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
1. Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày
1.1. Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày
Có thể nói bệnh đau dạ dày là một trong những bệnh mà rất nhiều người Việt mắc phải và tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh dạ dày là do:
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người mắc bệnh loét dạ dày này là do sự ảnh hưởng của các vi khuẩn HP. Trong những người mắc bệnh do vi khuẩn HP thì có 25% số người đã nhiễm khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi con người bắt đầu những thói quen xấu như là hút thuốc lá, uống rượu bia,… tạo ra môi trường sinh trưởng tốt cho loại vi khuẩn HP sinh trưởng.
- Lạm dụng thuốc Tây: Kháng sinh liều cao sẽ có thể tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Khi sử dụng thuốc giảm đau NSAID cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.
- Stress: Khi chúng ta thường xuyên bị tình trạng căng thẳng kéo dài thì đồng nghĩa sẽ làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, đồng thời kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây mất cân bằng độ PH và sẽ làm bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích góp phần hủy hoại dạ dày: Nicotine trong khói thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Còn nồng độ cồn trong bia rượu cao cũng góp phần phá hủy đi lớp niêm mạc dạ dày, và làm giảm chức năng hấp thu của các chất, đồng thời bào mòn dạ dày,…
- Thói quen xấu trong sinh hoạt: Khi ăn quá no hoặc quá đói, khi vừa ăn vừa đọc sách hoặc là xem tivi, hay là ăn quá khuya, và sử dụng thực phẩm bẩn,… cũng sẽ khiến dạ dày phải làm việc quá mức, điều này dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
1.2. Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Trước khi tìm hiểu nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày, bạn nên tìm hiểu về dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này. Nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh đau dạ dày:
- Ăn không thấy ngon, cảm giác bị chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: nguyên nhân do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng.
- Buồn nôn: nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.
- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.
- Đau thượng vị và đau bụng: tình trạng đau âm ỉ, nóng rát khó chịu,… ở vùng thượng vị hoặc là vùng bụng phía trên bên trái.
- Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.
- Rối loạn bài tiết phân.
2. Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
Khi đã nắm rõ được một số điều cơ bản về bệnh đau dạ dày thì hãy cùng tìm hiểu nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày ngay sau đây.
2.1. Nên ăn gì khi đau dạ dày?
Chuối
Nếu nói đến vấn đề đau dạ dày nên ăn gì thì chuối là thực phẩm cần phải nhắc tên đầu tiên. Các thành phần có trong chuối tốt cho hoạt động của dạ dày, trung hòa lượng acid quá mức để khắc phục các cơn đau.
Bên cạnh đó, chuối cũng là thực phẩm tốt cho sức khỏe, thành phần Kali hỗ trợ tình trạng hạ huyết áp, kiểm soát lượng Natri và hạn chế các tổn hại mao mạch máu.
Táo
Táo không phải là thực phẩm xa lạ đối với người Việt nhưng công dụng giảm đau dạ dày thì không phải ai cùng biết. Táo có tác dụng bôi trơn đường tiêu hóa, ức chế hàm lượng acid và các tác nhân dẫn đến cơn đau dạ dày.
Hơn nữa, các thành phần trong táo có khả năng kích thích hệ tiêu hoá làm việc năng suất, phân hủy và chuyển hóa nhanh thức ăn để giảm cơn đau dạ dày. Đồng thời, quá trình hấp thu các chất và bài tiết chất thải ra ngoài cùng diễn ra dễ dàng hơn.
Do đó, nếu người bệnh hay chính bạn thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì thì đừng bao giờ bỏ qua táo nhé.
Xem thêm >>> [Bật mí] Bệnh trào ngược dạ dày có dẫn đến ung thư hay không?
Bánh mì
Ngược với các loại thực phẩm khác thì nhiều người bị đau dạ dày đã có kinh nghiệm dùng bánh mì nhằm cải thiện triệu chứng. Mỗi khi cơn đau dạ dày hoành hành, bạn có thể sử dụng bánh mì nướng để kìm hãm các tác nhân gây hại cho bao tử. bánh mì có thể hút acid tiết ra nhằm làm dịu cơn đau tức thì.
Tuy nhiên, tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng bánh mì không, các loại thực phẩm đi kèm hay bơ, mứt, phô mai,… đều cần hạn chế. Và bánh mì chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời chứ không cắt hẳn nguyên nhân của đau dạ dày.
Mật ong
Một trong những bài thuốc dân gian mà nhiều người vẫn thường sử dụng là dùng tinh bột nghệ kết hợp mật ong để chữa đau dạ dày. Phương pháp này hầu như khá hiệu quả nhưng bạn cần phải cân nhắc và không nên quá lạm dụng.
Mật ong theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì có chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, mật ong là thực phẩm rất tốt để chữa nhiều bệnh lý mà đặc biệt là hỗ trợ điều trị đau dạ ở cả hai trường hợp dày cấp và mạn tính. Nếu không sử dụng được với nghệ bột thì bạn nên pha mật ong với nước ấm và dùng mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài cung cấp năng lượng và chữa đau dạ dày thì mật ong cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn sau một ngày dài.
Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm cung cấp các thành phần vi khuẩn có lợi cho cơ thể và nhất là đường ruột. Kể cả người bị đau dạ dày hay một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì tốt nhất đều nên sử dụng sữa chua hàng ngày để tốt cho sức khỏe. Điều bạn cần lưu ý để đạt hiệu quả tốt nhất là sử dụng sau khi đã ăn no để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ tiêu hóa.
Nước dừa
Sau nước lọc thì người đau bao tử nên dùng nước dừa để hỗ trợ vi khuẩn đường ruột làm việc một cách hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần chất khoáng có trong nước dừa, nhất là hàm lượng Kali cao rất tốt cho người bị bệnh về huyết áp, bệnh mạch máu.
Đồng thời, nước dừa cũng tốt cho hệ bài tiết, kích thích khả năng đào thải chất độc, dư thừa trong cơ thể ra ngoài qua nước tiểu.
Đậu bắp
Đậu bắp được mệnh danh là nhân sâm dành cho hệ tiêu hóa trong quá trình hỗ trợ chữa bệnh và chăm sóc người đau dạ dày. Trong đậu bắp có chứa nhiều Vitamin, Carotene và nhiều dưỡng chất khác cơ lợi cho sức khỏe, thức đẩy quá trình làm lành tổn thương do đau dạ dày gây ra.
Ngoài ra, chất nhầy có trong đậu bắp còn có công dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ quá trình chăm sóc và giảm thiểu nguy cơ tổn thương.
Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Các bệnh nhân đang băn khoăn ăn gì trị đau dạ dày cũng không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Sử dụng loại thực phẩm này giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau rát dạ dày, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giúp ích cho quá trình hồi phục của những tổn thương và viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày.
Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa người bị đau dạ dày nên sử dụng là: cà rốt, đu đủ (chứa beta-carotene), nghệ (chứa curcumin), súp lơ…
Thực phẩm có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn
Các loại thực phẩm có chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên như gừng, nghệ, mật ong…rất tốt cho người bị đau dạ dày. Sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên giúp ức chế các vị khuẩn có hại trong dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm lan rộng và thúc đẩy các vết viêm loét nhanh chóng hồi phục.
Xem thêm >>> [Giải đáp] Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?
Ngoài các loại thực phẩm nói trên thì bạn có thể sử dụng thành phần khác như hạt điều, hạt hạnh nhân, nguyệt quế, bạc hà, thì là,… đều có hiệu quả tốt với tình trạng đau dạ dày. Tuy nhiên, việc hỗ trợ thông qua ăn uống, thực phẩm chỉ có tác dụng tức thời và bổ sung. Điều quan trọng nhất là bạn phải có sự kiểm tra, khám sức khỏe để biết chính xác mức độ đau dạ dày và can thiệp thuốc trong trường hợp cần thiết.
2. Người bị đau dạ dày không nên ăn gì?
Bên cạnh vấn đề đau dạ dày nên ăn gì thì nhất thiết bạn cũng phải biết các loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh đau dạ dày. Một số loại thực phẩm mà người bị đau dạ dày nên kiêng để tránh tình trạng nặng hơn bao gồm:
- Đồ cay nóng là gia vị gần như cấm kị với các cơn đau dạ dày bởi chúng sẽ làm tăng hàm lượng acid khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đồ cay nóng còn có tính kích thích niêm mạc dạ dày, điều này sẽ gây ra viêm dạ dày nặng và các tổn thương ngày càng ăn sâu hơn.
- Chất béo là thành phần gây kích thích đường ruột mà người bị đau dạ dày cần phải tránh. Hơn nữa, những thực phẩm giàu chất béo còn cản trở quá trình hấp thu các chất gây nên tình trạng táo bón.
- Các loại đậu cũng là thực phẩm không tốt dành cho người bị đau dạ dày bởi có thể dẫn đến chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng đối với người bị đau dạ dày sử dụng các loại đậu còn người bình thường thì không có bất cứ ảnh hưởng gì nhé!
- Đồ chua hay thực phẩm lên men như cà, dưa muối, các loại trái cây có tính acid cao chẳng hạn chanh, cam, quýt,… sẽ khiến acid dạ dày tăng cao và bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
- Không sử dụng các loại nước uống có gas hay là cà phê, không uống sữa trong thời gian điều trị thay vào đó nên chọn các loại trà thảo dược, nước lọc.
- Không nên ăn các loại gia vị cay nóng.
- Không nên uống bia rượu, hay là hút thuốc lá.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày: Chúng ta không nên ăn quá no, hoặc cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, dễ gây đau.
- Không sử dụng thức ăn có tính axit.
- Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: Cam, bưởi, chanh, me,…), hay cà muối, giấm, mẻ hoặc một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi,… Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: Các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo,…), hay là thịt nhiều gân sụn,… Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.
- Hạn chế ăn những loại thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, và có chứa nhiều muối như là: Chả lụa, hay lạp xưởng, hoặc các loại thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…
Trên đây là tất cả thông tin về nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có cho mình những kiến thức để lên thực đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHIẾN THẮNG CĂN BỆNH UNG THƯ ĐÃ DI CĂN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng