Giải đáp người đau dạ dày có ăn được khoai lang không?
Nội dung bài viết
Người bị đau dạ dày có ăn được khoai lang không là thắc mắc của rất nhiều người, bao gồm cả bệnh nhân và người nhà. Bởi đây là thực phẩm quen thuộc và được ưa thích. Vậy người bị dạ dày có ăn được khoai lang không, GHV KSol sẽ giải đáp ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Triệu chứng của bệnh đau dạ dày có thể bạn đang chủ quan
- Chữa đau dạ dày ở bệnh viện nào tốt tại TPHCM và Hà Nội?
1. Người bị đau dạ dày có ăn được khoai lang không?
Câu trả lời đó là người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được khoai lang, thậm chí là dùng thường xuyên. Bởi vì khoai lang là thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời có nhiều dưỡng chất giúp cải thiện tình trạng của dạ dày.
Cụ thể trong khoai lang có chứa các chất như tinh bột, chất xơ, canxi, protein, vitamin, β-caroten… Do đó có tác dụng giúp phục hồi, bảo vệ lớp niêm mạc, đồng thời chống viêm và giảm căng thẳng cho dạ dày.
Để hiểu thêm lý do vì sao người bị đau dạ dày nên ăn khoai lang, hãy theo dõi phần tiếp sau đây.
2. Vì sao nên bổ sung khoai lang vào chế độ ăn của người bị đau dạ dày
2.1. Giúp giảm căng thẳng cho dạ dày
Sau khi khoai lang được luộc chín sẽ trở nên mềm và chứa chủ yếu là tinh bột dễ tiêu hóa. Nhờ đó, ăn khoai lang giúp thấm bớt acid dịch vị và không gây cọ xát mạnh với niêm mạc dạ dày. Vậy nên tránh gây đau và ảnh hưởng xấu đến các vết loét trên dạ dày của người bệnh.
Bên cạnh đó, chất xơ có trong khoai lang bao gồm 2 loại:
- Chất xơ tan trong nước: Sau khi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp nhầy bao quanh niêm mạc, bảo vệ niêm mạc tránh tiếp xúc với acid dịch vị gây đau dạ dày.
- Chất xơ không tan trong nước: Dạng chất xơ này sẽ thấm nước và acid dịch vị. Nhờ đó giảm lượng acid dịch vị dư thừa.
Ngoài ra, vitamin B6 trong khoai lang bao gồm một số dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine có tác dụng hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, tránh bị đầy bụng, ợ hơi,…
2.2 Hỗ trợ phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày
Tinh bột là thành phần chính, chiếm tới 80% tổng khối lượng khoai lang. Lượng tinh bột dồi dào này trước tiên sẽ được enzyme α-amylase trong nước bọt thủy phân tạo thành đường. Sau đó khi vào đến dạ dày, sẽ tạo thành một lớp dịch nhầy bao quanh niêm mạc. Chính nhờ vậy mà bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác nhân gây đau dạ dày như vi khuẩn Hp hay acid dịch vị.
2.3 Ăn khoai lang giúp chống viêm
Tác dụng này của khoai lang là nhờ có một số chất sau:
- β-carotene: Là một chất chống oxy hóa, giảm thiểu các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Nhờ đó bảo vệ dạ dày khỏi các phản ứng sưng, viêm.
- Magie: Có tác dụng duy trì sự ổn định của hệ cơ và chức năng của các dây thần kinh. Qua đó, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và giảm nguy cơ bị stress kéo dài gây đau dạ dày.
3. Ăn khoai lang như thế nào thì tốt cho người đau dạ dày
Để ăn khoai lang đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh đau dạ dày cần lưu ý các vấn đề sau:
Lượng khoai lang nên ăn
Lượng khoai lang nên ăn được khuyến cáo là vào khoảng 100g/ngày và mỗi tuần nên ăn 3 – 4 lần. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu bổ sung một lượng lớn khoai lang cùng lúc sẽ gây áp lực tiêu hóa nặng nề lên dạ dày. Vậy nên dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khiến lượng acid được tiết ra nhiều hơn gây ợ chua, trào ngược hoặc đau dạ dày.
Các loại khoai lang nên ăn
Có rất nhiều loại khoai lang, trong đó phổ biến hiện nay là khoai lang tím, khoai lang ruột vàng, khoai lang mật đều rất thích hợp cho người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, khi lựa chọn khoai cần chú ý:
- Chọn loại khoai lang có màu sắc đậm như cam, tím hay đỏ. Bởi vì những màu sắc này đặc trưng cho các chất chống oxy hóa như β-carotene, lycopene…
- Tránh ăn khoai lang bị hà, mọc mầm hay có đốm đen. Vì các tình trạng này chứng tỏ khoai lang đã có dấu hiệu bị hỏng do không được bảo quản tốt, nhiễm phải nấm mốc. Trên vỏ khoai có những đốm nâu hoặc đen là biểu hiện của bệnh nấm đen, bệnh này sinh ra độc tố ipomeamarone gây hại cho gan và không mất đi sau khi chế biến.
Thời điểm sử dụng khoai lang
- Nên ăn sau các bữa ăn 1 giờ: Bởi vì lượng dưỡng chất có trong khoai lang cần khoảng 4 – 5 tiếng mới có thể hấp thụ hết. Vì vậy nên ăn sau bữa ăn 1 giờ để giúp người bệnh không bị cảm giác chán ăn trong bữa ăn kế tiếp và tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Không nên ăn vào buổi tối: Buổi tối là thời điểm ít vận động nên hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra yếu. Do đó nếu ăn khoai lang vào buổi tối, lượng dưỡng chất chưa được tiêu hóa có thể gây đầy bụng, ợ hơi… ảnh hưởng xấu đến dạ dày và có thể gây khó ngủ.
- Không nên ăn khoai lang lúc đói: Vì hàm lượng đường và tinh bột trong khoai lang rất dồi dào, nên nếu ăn lúc đói sẽ khiến dạ dày đột ngột phải tiêu hóa mạnh, dẫn đến bị quá tải. Từ đó gây khó tiêu và có thể ảnh hưởng xấu đến các tổn thương trên thành dạ dày.
Các đối tượng không nên ăn khoai lang
Các trường hợp bị đau dạ dày cùng với các bệnh lý hoặc biểu hiện sau thì không nên ăn khoai lang:
- Có bệnh lý thận: Vì trong khoai lang có chứa oxalate, là tác nhân hình thành nên canxi oxalat gây sỏi thận và làm trầm trọng thêm các bệnh ở thận.
- Người đang bị đầy bụng: Vì khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường, vì vậy không phù hợp với người đang bị chướng bụng. Bởi vì khi bị tình trạng này, hệ tiêu hóa đang hoạt động không ổn định. Do đó có thể không tiêu hóa được các chất trong khoai lang, khiến cho tình trạng đầy bụng trầm trọng thêm.
Cách chế biến khoai lang
- Không ăn vỏ khoai lang: Do vỏ khoai lang có khả năng cao tiếp xúc với các chất độc trong lòng đất . Bên cạnh đó, vỏ khoai lang cũng chứa nhiều ceton, là chất gây độc cho cơ thể, có thể dẫn tới ngộ độc, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…
- Chỉ nên ăn khoai lang chín: Khi chín mềm, khoai lang dễ tiêu hóa và có thể giúp bảo vệ, phục hồi các vết thương trên thành dạ dày, Ngược lại, khoai lang còn sống sẽ cứng, khó tiêu và chứa nhiều enzym gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn…
- Không nên ăn khoai lang với quả hồng vì lượng đường trong khoai lang sẽ kích thích tiết acid dịch vị khi tiêu hóa. Đồng thời pectin và tannin có trong quả hồng sẽ phản ứng với lượng acid được tiết ra. Từ đó gây đau dạ dày, trường hợp nặng có thể dẫn đến sỏi, chảy máu dạ dày hoặc các bệnh đường ruột khác.
4. Gợi ý một số món ăn khoai lang tốt cho người đau dạ dày
4.1. Khoai lang luộc, hấp
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 1 – 2 củ khoai lang.
Cách chế biến
- Đối với khoai lang hấp: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó cho khoai vào nồi hấp cách thủy đến khi khoai mềm.
- Đối với khoai lang luộc: Sau khi rửa sạch, giữ nguyên vỏ để tránh bị mất chất dinh dưỡng và vị ngọt. Cho vào nồi luộc cùng với nước đến khi chín.
- Người bệnh nên ăn khoảng 100g/lần và một tuần nên ăn khoảng 3 – 4 lần.
4.2. Khoai lang nấu xương
Khoai lang nấu xương được sử dụng như một món canh trong gia đình, giúp cung cấp thêm tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Nguyên liệu cần có:
- 100g khoai lang.
- 500g xương.
- Các loại gia vị hay dùng như bột canh, bột ngọt.
Cách thực hiện
- Rửa sạch khoai lang và xương rồi để ráo nước.
- Gọt vỏ khoai và cắt thành lát mỏng vừa phải.
- Ninh xương trước trong khoảng 40 – 50 phút. Sau đó cho khoai lang vào và nấu thêm khoảng 30 – 40 phút cho chín khoai nhừ hoàn toàn.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn có thể cho thêm rau thơm nếu thích.
- Với món ăn này, người bệnh có thể sử dụng khoảng 1 – 2 lần/tuần
4.3. Khoai lang nghiền gừng
Cả khoai lang và gừng đều hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, làm lành các vết thương tổn trên thành dạ dày.
Nguyên liệu cần có:
- 200g khoai lang
- 50g gừng
- Tỏi băm, dầu dừa và một số gia vị khác.
Cách thực hiện
- Rửa sạch khoai lang và gừng, để ráo rồi đem đi gọt vỏ.
- Hấp chín khoai lang sau đó nghiền nhuyễn bằng thìa.
- Phi thơm tỏi và gừng băm, rồi cho khoai lang vào và nêm thêm gia vị vừa ăn.
- Đảo đều cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp và ăn trực tiếp.
- Người bệnh nên ăn món này khoảng 1 – 2 lần/tuần.
4.4. Súp khoai lang
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 30g.
- Bột mì, bơ nhạt, dầu oliu mỗi loại 1 thìa cà phê.
- 1 chén con nước dùng, có thể sử dụng nước xương gà hoặc nước rau củ.
- 1 chén con sữa, gừng và đường.
Cách tiến hành
- Cho bơ và bột mì vào chảo, xào cho đến khi có màu cánh gián. Sau đó thêm nước dùng và đường vào rồi đun sôi.
- Khi nước sôi, cho khoai lang và một chút gừng vào, đun cho đến khi khoai chín.
- Sau khi nấu chín, cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
- Tiếp tục cho hỗn hợp đun trên lên bếp, thêm sữa rồi đun nóng. Say đó cho ra bát và ăn khi súp còn ấm.
4.5. Chè khoai lang
- Khoai rửa với nhiều lần nước cho sạch, rồi gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Cắt khoai thành từng khúc nhỏ vừa phải rồi đem hấp cho chín mềm.
- Lấy một phần khoai lang chín nghiền cho nhuyễn rồi cho thêm vào một ít nước cốt dừa, đường cát, đảo đều.
- Ngâm bột báng với nước lạnh rồi nấu cho đến khi nở to. Sau đó với bỏ bớt bọt và cặn, rồi cho phần khoai còn lại cùng với hỗn hợp khoai đã trộn với nước cốt dừa và đường vào cùng.
- Tắt bếp và có thể ăn khi chè còn nóng hoặc để nguội, cho thêm đường và đá nếu thích.
Như vậy, có là câu trả lời cho thắc mắc người đau dạ dày có ăn được khoai lang không? Với loại thực phẩm này, có thể dùng để chế biến thành các món ăn tốt cho người bị đau dạ dày.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng