Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày

Việc nắm vững nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày, triệu chứng, cách phòng ngừa là hết sức quan trọng. Vì có thể gây tử vong nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời. Vậy ngày hôm nay cùng GHV KSol tìm hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày, cách điều trị bệnh lý vô cùng nguy hiểm này.

XEM THÊM:

1.Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu tại dạ dày, niêm mạc dạ dày bị chảy máu, có thể rỉ rả hoặc ồ ạt không cầm máu được, đồng thời, có thể kéo theo biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài ra máu, đau dữ dội cho người bệnh. Đây là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong khi không được điều trị kịp thời.

nguyen-nhan-dan-den-benh-xuat-huyet-da-day
Xuất huyết dạ dày là biến chứng vô cùng nguy hiểm tại đường tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Theo ước tính, nhóm tuổi thường mắc xuất huyết tiêu hóa nằm trong độ tuổi từ 20-50 tuổi, bao gồm cả nhóm trẻ em, trẻ sơ sinh bị mắc bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày

Bao phủ xung quanh dạ dày là lớp niêm mạc dạ dày. Lớp niêm mạc dạ dày được cấu thành bởi nhiều lớp tế bào khác nhau, được bao bọc bởi lớp màng nhầy giúp bảo vệ tế bào niêm mạc không bị thương tổn do các tác nhân như vi khuẩn, môi trường acid dạ dày,…Tuy nhiên, cũng có thể do nguyên nhân hoặc bệnh lý nào đó làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới chảy máu, hiện tượng này gọi là xuất huyết dạ dày.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày, tuy vậy, bệnh lý xuất huyết dạ dày thường do 3 bệnh lý dạ dày chính sau:

2.1. Bệnh viêm dạ dày

20-30% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nhập viện do viêm dạ dày. Xuất huyết tiêu hóa do viêm dạ dày có thể xảy ra theo 2 thể sau:

  • Thể phát triển từ từ, mãn tính, còn gọi là do viêm dạ dày mãn tính.
  • Thể phát triển nhanh, bất ngờ, gọi là viêm dạ dày cấp tính.

Tình trạng viêm dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, làm dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc giảm đau. Bệnh nhân cần xác định nguyên nhân dẫn tới viêm dạ dày để từ đó tìm cách khắc phục, kiểm soát tình trạng viêm, thương tổn kéo dài, từ đó mới có thể ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, bệnh lý này thường khó nhận biết, chỉ khi triệu chứng rất nặng mới biểu hiện rõ rệt. Bệnh nhân cần chú ý đến một số dấu hiệu điển hình của bệnh như ợ hơi, đầy bụng, đau vùng thượng vị,… để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.

2.2. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa và cũng là nguyên nhân dẫn tới khoảng 10 – 20% trường hợp xuất huyết tiêu hóa.

Ban đầu, các thương tổn tại niêm mạc dạ dày nhỏ, âm ỉ, những để tiến triển lâu ngày, hình thành các vết loét. Các vết loét này, dưới tác dụng của axit dạ dày là tiếp tục phát triển lan rộng và sâu dần vào đến mao mạch bên trong, gây ra tình trạng chảy máu tại dạ dày.

Nguyên nhân điển hình dẫn tới viêm loét dạ dày phải kể đến do nhiễm khuẩn HP, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, có thể mắc các hội chứng di truyền, dùng thuốc NSAIDs dài ngày,… Viêm loét dạ dày khó điều trị, kéo dài âm ỉ có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa.

2.3. Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào tại niêm mạc dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát và xâm lấn sang các mô, cơ quan khác của cơ thể. Là bệnh lý hiện nay có tỉ lệ mắc khá cao. Ước tính, từ 2018 đến nay, tại Việt Nam, trung bình cứ 100 nghìn người lại có 11.38 người mắc ung thư dạ dày. Khi mắc ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể có các biểu hiện của xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen,…

Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu dạ dày, nhưng nó cũng tác động đến bệnh xuất huyết tiêu hóa cùng các yếu tố nguy cơ sau:

  • Do nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên trực tiếp gây ra các thương tổn tại niêm mạc dạ dày. Theo báo cáo, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP mắc ung thư dạ dày có thể gấp 6 lần so với các thương tổn thông thường như loét dạ dày, teo niêm mạc ruột,…

  • Do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc, có thể gây biến chứng là xuất huyết tiêu hóa.

  • Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Ở bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, đa phần xuất hiện từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh như thức khuya, ăn đồ cay nóng, đồ uống kích thích rượu, bia,…

Tình trạng bệnh khi chuyển biến sang giai đoạn nặng có thể dẫn tới phá vỡ mao mạch, gây ra tình trạng chảy máu.

Ngoài ra, tình trạng xuất huyết dạ dày có thể gặp phải ở người bị tai nạn tổn thương nghiêm trọng như chấn thương bụng, va đập mạnh,… 

3.  Dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày

Các biểu hiện của xuất huyết dạ dày khá tương tự ở các bệnh lý đường tiêu hóa, tuy nhiên có phần đau, nặng hơn. Các dấu hiệu có thể nhận biết rõ ràng biến chứng xuất huyết dạ dày đang xảy ra:

  • Đau rát dữ dội ở vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu 

Đây được coi là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết tình trạng xuất huyết dạ dày. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các cơ đau dữ dội tại vùng thượng vị, cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, đau hơn.

Các cơn đau sẽ bắt đầu từ vùng thượng vị, lan nhanh ra khắp bụng, bệnh nhân sẽ bị cứng bụng, toát mồ hôi lạnh. Khắp vùng ngực bụng có cảm giác nóng rát, khó chịu, cồn cào ruột.

Khi đó, có thể kèm theo tình trạng trào ngược dạ dày, kèm ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng,…

nguyen-nhan-dan-den-benh-xuat-huyet-da-day-1
Đau rát vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày
  • Nôn ra máu – triệu chứng đặc biệt nguy hiểm của xuất huyết dạ dày

Khi xuất hiện biến chứng xuất huyết dạ dày bệnh nhân có thể bị nôn ra máu. Máu này thường có màu nâu như cà phê hoặc màu đen có trộn lẫn cùng thực ăn.

Một số trường hợp có thể là máu đen do đây là máu đọng lại trong dạ dày do tình trạng xuất huyết tiêu hóa nội. Nếu chất nôn màu nâu hoặc hồng thì do dạ dày vừa bị chảy máu, và bị hòa loãng bởi dịch vị dày cùng thức ăn.

Khi nhận thấy dấu hiệu này, cần liên hệ ngay bác sĩ để điều trị kịp thời.

  • ·Đi ngoài ra máu, phân đen

Do khi bị xuất huyết dạ dày, máu xuất huyết trong dạ dày đã hòa lẫn cùng thức ăn chảy vào đường ruột và theo đường đại tiện cùng phân ra ngoài. 

Khi quan sát kĩ có thể thấy phân có màu đen như bã cà phê có kèm theo mùi hôi, tanh cực kỳ khó chịu. Trường hợp máu chảy ra quá nhiều, có thể thấy đại tiện máu tươi, thậm chí phân bị lỏng kèm máu tươi và đen thì tình trạng này vô cùng nguy hiểm cần được điều trị gấp, có nguy cơ tử vong cao.

  • Thiếu máu, mệt mỏi, khó thở

Khi bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu xuất huyết dạ dày, gây ra tình trạng khó chịu, mệt mỏi, da xanh xao. Bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng, thiếu chất, cơ thể suy nhược.

Lúc này, người bệnh có thể bị hoa mắt, tụt huyết áp, thở dốc, chóng mặt, ngất,… Khi đó cần kiểm soát ngay lập tức. Hơn nữa, khi bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày,  có thể gây thiếu máu trầm trọng nếu rơi vào trường hợp cấp tính. Lúc này, cần nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời. 

4. Xuất huyết dạ dày có gây nguy hiểm không?

Như đã trình bày ở phần đầu, xuất huyết dạ dày là biến chứng vô cùng nguy hiểm, cần được nhận biết và điều trị sớm để tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng và để lại ít di chứng gì. Và ngược lại nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây mất máu nặng, sốc và gây tử vong.

Nếu tình trạng này không được kiểm soát trong 24 giờ đầu tiên, thì tiên lượng tử vong sẽ rất cao. Bệnh nhân không nên chủ quan, cần báo với bác sĩ ngay lập tức khi thấy dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa.

XEM THÊM >>> [Xem ngay] Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào để tốt cho sức khỏe

5. Bị xuất huyết dạ dày có chữa được không?

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, do vậy rất nhiều người bệnh lo lắng không biết có khả năng điều trị bệnh khỏi hoàn toàn được không.

Một điều rất may mắn là có thể điều trị khỏi dứt điểm bệnh nếu phát hiện sớm ở giai đoạn sớm kết hợp với việc phòng ngừa thay đổi lối sống sau điều trị.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị dứt điểm ngay từ lần đầu, có thể gây tái lại nhiều lần, gây ra tình trạng mất máu rỉ rả, mạn tính.

Tình trạng này kéo theo suy giảm chất lượng cuộc sống, suy nhược cơ thể, thậm chí nếu chủ quan có thể gây chảy máu dạ dày âm thầm dẫn tới tử vong. Do vậy, theo dõi, phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng nếu muốn có sức khỏe tốt, không nên để lỡ các thời điểm vàng để điều trị dứt điểm bệnh. 

XEM THÊM >>> Tìm hiểu siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?

6. Các biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày có thể xảy ra bất kỳ lúc nào ngay kể cả khi đã được điều trị khỏi, do vậy, bạn nên có biện pháp phòng ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc phòng ngừa tái lại thông qua một số biện pháp sau:

  • Luôn thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất cho cơ thể, nên ăn các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa.
  • Hạn chế thức khuya, ăn các thực phẩm cay nóng, đồ ăn đóng hộp, các loại chất béo xấu, đồ chiên rán,…
  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia, các chất kích thích, nước có ga,…
  • Tránh lạm dùng dùng thuốc chống viêm, kháng sinh, giảm đau,…
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên.
  • Luôn có tinh thần lạc quan vui vẻ, không để căng thẳng stress kéo dài.
  • Không nhịn ăn hoặc ăn quá no, hoặc ngủ ngay sau ăn,…
  • Kiểm tra sức khỏe và tái khám định kỳ, theo dõi tình trạng cơ thể và khám bệnh nếu thấy dấu hiệu bất thường.

Trên đây là bài viết giải thích rõ các nguyên nhân dẫn tới bệnh xuất huyết dạ dày. Hy vọng bài viết này giúp bạn đã có thêm kiến thức để nhận biết, xử lý và bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7