Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày và những cách điều trị
Nội dung bài viết
Tuy rằng không phải là dạng bệnh hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày là gì. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày là gì? Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu thông qua những thông tin hữu ích dưới đây.
Xem thêm:
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
- Người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh xuất hiện khi lớp niêm mạc và thành dạ dày bị tổn thương gây sưng viêm và hình thành nên các vết loét sẽ gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Theo các bác sĩ thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày và có những nguyên nhân thường thấy nhất sau đây.
1.1. Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại khuẩn có hại được xem là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày phổ biến nhất vì nó chiếm tới 50% ca mắc bệnh hiện nay. Vi khuẩn HP sinh sống trong lớp màng nhầy của dạ dày người bằng cách tự tiết ra Enzyme Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. Nó gây bệnh với cơ chế là tiết ra độc tố có khả năng ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, kích thích hoạt động tăng tiết axit và hình thành nên viêm loét dạ dày. Đặc biệt, nặng hơn vi khuẩn HP còn có khả năng gây ung thư dạ dày trên nền viêm loét dạ dày mãn tính.
Vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường như ăn chung, hôn, dùng chung bàn chải đánh răng, dùng chung dụng cụ khám y tế…
1.2. Lạm dụng thuốc giảm đau
Với những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như ibuprofen, naproxen, meloxicam, aspirin… đều sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh viêm loét dạ dày khá cao. Thuốc giảm đau, chống viêm trên đều có đặc tính chung là các dẫn chất axit có độ tan kém nên khi ở trong môi trường axit của dạ dày sẽ rất khó tan và tụ lại thành từng đám trong dạ dày, tinh thể dạ dày sẽ kích thích trực tiếp gây nên các vết loét.
Người bệnh nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm cũng sẽ ngăn cơ thể tạo ra chất hóa học giúp bảo vệ thành dạ dày và ruột non khỏi axit dạ dày. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để axit dạ dày xâm lấn và hình thành bệnh viêm loét dạ dày.
Chính vì vậy tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Khi được kê đơn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.
Xem thêm >>> Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?
1.3. Chế độ ăn uống không lành mạnh
Một trong những yếu tố khác cũng sẽ làm tăng khả năng mắc viêm loét dạ dày mà nhiều người chúng ta thường gặp phải đó là do chế độ ăn uống không khoa học. Cụ thể là nếu bạn ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, ăn ít chất xơ, vitamin thì sẽ dễ bị viêm loét dạ dày.
Không những vậy, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu… cũng sẽ có nguy cơ bị viêm loét dạ dày khá cao. Bởi vì những chất độc hại trong những thực phẩm này sẽ bào mòn thành dạ dày và gây nên tình trạng viêm loét.
1.4. Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày khác
Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày nói trên thì những người bị mắc những bệnh lý, hội chứng khác như hội chứng Zollinger-Ellison cũng sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Những người có tinh thần căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên cũng là những đối tượng dễ bị viêm loét dạ dày. Vì khi tâm lý căng thẳng thì thần kinh sẽ bị ức chế dẫn đến việc sản xuất quá nhiều hormone cortisol hơn mức quy định thì sẽ gây phản ứng ngược thúc đẩy acid dạ dày hình thành nhiều hơn và gây tổn thương đến lớp màng nhầy niêm mạc.
2. Một số biện pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh, mức độ tiến triển, thể trạng, cơ địa của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày khác nhau sao cho hiệu quả và an toàn nhất.
2.1. Chữa bệnh viêm loét dạ dày với thuốc Tây y
Điều trị viêm loét dạ dày dùng thuốc Tây là một trong những cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng làm hiệu quả trong việc giảm đau, viêm sưng và giúp làm liền vết loét trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó sẽ mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó mà bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống mà cần dùng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.
Một số loại thuốc Tây y thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày gồm:
- Thuốc làm giảm sản xuất acid như ranitidine, cimetidin, famotidin… Thuốc có tác dụng làm giảm lượng acid điều tiết trong dạ dày và đường tiêu hóa, giúp làm giảm đau, sưng tấy hiệu quả.
- Thuốc kháng acid trung hòa dạ dày như nhóm thuốc antacid như magie hydroxyd và nhôm hydroxyd: Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng và đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhưng nó không có tác dụng chữa lành vết loét và thường gây tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy.
- Thuốc ngăn ngừa sản xuất acid dạ dày như PPI, Lansoprazole, pantoprazole…: có tác dụng giúp làm giảm acid dạ dày bằng cách tác động ngăn chặn các bộ phận tạo acid. Nếu sử dụng trong thời gian dài với liều cao thì có thể gây loãng xương.
- Thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP như: clarithromycin, tetracycline, tinidazole, levofloxacin… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp và được dùng với liều lượng và khoảng thời gian nhất định.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non: Misoprostol, sucralfate là các loại thuốc có tác dụng giúp bảo vệ các mô bên trong dạ dày, ruột non và ngăn chặn các yếu tố gây bệnh tấn công.
Xem thêm >>> Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 và những điều cần lưu ý
2.2. Chữa viêm loét dạ dày bằng các bài thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì rất lành tính. Nhưng phương thức này thường sẽ chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh còn nhẹ và phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân.
- Điều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ: Trong nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng tăng khả năng hoạt động của túi mật, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời nó còn giúp kích thích tạo lớp màng nhầy mới, làm liền và ngăn cản các vết loét phát triển sâu hơn sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Các bạn có thể dùng khoảng 20g nước cốt nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ pha thêm 100ml nước ấm với 1 muỗng cà phê mật ong và khuấy đều lên uống khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày là tốt nhất.
- Điều trị viêm loét dạ dày bằng mật ong: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp và giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, mật ong còn có thể trung hòa acid trong dạ dày và giúp các vết loét hồi phục nhanh chóng. Mỗi ngày, bạn hãy lấy một muỗng mật ong hòa tan trong nước ấm hoặc nuốt trực tiếp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hồi phục.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Nếu các bạn đang thắc mắc rằng tại sao cùng là bệnh viêm loét dạ dày mà lại có những cách chữa khác nhau thì có thể hiểu rằng đó là do nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Do đó, các bạn không nên tự uống thuốc ở nhà mà nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng