Ung thư não – Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư não

Ung thư não là căn bệnh rất nguy hiểm và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì nó có tỷ lệ tử cao. Bài viết này của GHV KSol sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về ung thư não cũng như những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu ung thư não là gì?

Ung thư não là các khối u ác tính có chứa các tế bào ung thư ở não. Các khối u phát triển, xâm lấn và sẽ tiêu diệt các tế bào lành tính ở xung quanh nó. Với trường hợp nặng hơn có thể di căn xa và làm ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Ung thư não được chia thành 2 dạng đó là: 

  • Ung thư não bộ nguyên phát: Có khoảng 75% số bệnh nhân bị ung thư não thuộc loại này, nguyên nhân chính là do não tự phát triển khối u mà người bệnh không hề biết, để khối u phát triển quá lâu dẫn đến ung thư não.
  • Ung thư não bộ thứ phát: Số người mắc ung thư não ở trường hợp này chiếm khoảng 25%, nguyên nhân chính xuất phát từ một bộ phận trong cơ thể bị ung thư như ung thư phổi, đại tràng, thận,… sau đó khối u di căn đến các bộ phận khác trong đó có não bộ và nhanh chóng biến chuyển thành ung thư não.

Ung thư não thứ phát thường gặp ở người lớn còn bệnh ung thư não nguyên phát có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở người trung niên.

Có thể thấy các triệu chứng của bệnh ung thư não không giống nhau ở từng giai đoạn bệnh mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí và kích thước của khối u. Vì vậy, người bệnh cần chú ý các dấu hiệu ung thư não để phát hiện và chữa trị dứt điểm. 

ung-thu-nao-2
Ung thư não được chia thành 2 dạng đó là ung thư não nguyên phát và ung thư não thứ phát

2. Các giai đoạn của bệnh ung thư não

Những cách phân loại ung thư sẽ là dựa trên sự khác biệt về hình dạng của tế bào ung thư so với tế bào bình thường, từ đó kết luận xem ung thư hiện tại đang ở giai đoạn nào. Theo đó, ung thư não được chia làm 4 giai đoạn cơ bản như sau:

  • Giai đoạn 1: Lúc này, bệnh mới ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư não mới xuất hiện, phát triển còn chậm với những dấu hiệu ung thư não giai đoạn đầu không rõ ràng nên rất khó phát hiện. 
  • Giai đoạn 2: Các khối u vẫn đang phát triển nhưng chưa có nhiều triệu chứng, nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ thành công là rất cao.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3, các tế bào ung thư thường phát triển nhanh hơn, tế bào ác tính gia tăng về kích thước và bắt đầu lan rộng trong não. Các tế bào có dấu hiệu lan sang các mô khác trong cơ thể, tỷ lệ điều trị thành công ở giai đoạn này còn rất thấp và khả năng tái phát cao sau điều trị.
  • Giai đoạn cuối: Ung thư não giai đoạn cuối gây ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng, các tế bào ác tính lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể, diễn tiến nhanh và nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.

3. Ung thư não có triệu chứng gì?

Các triệu chứng của bệnh ung thư não thường có biểu hiện khác nhau đối với mỗi người bệnh, tùy thuộc vào vị trí khối u, loại u, kích thước và tốc độ phát triển của nó. Cùng tìm hiểu xem ung thư não có những biểu hiện gì?

Đau đầu

Đau đầu nghiêm trọng là triệu chứng khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao khoảng 50% số bệnh nhân ung thư não não. Các tế bào ung thư não có thể tác động đến các mạch máu và sợi thần kinh nhạy cảm trong não. Từ đó dẫn đến biểu hiện đau đầu của người bệnh, có thể các cơn đau đầu do các khối u gây ra không giống với các cơn đau đầu trước đây của họ:

  • Người bệnh có thể đau dai dẳng và triệu chứng không giống như bệnh đau nửa đầu (Migraine)
  • Cảm thấy đau nhiều hơn vào buổi sáng sau khi thức dậy
  • Đau đầu kéo dài và kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú khác.
  • Các cơn đau bắt đầu tăng lên khi người bệnh ho, tập thể dục hoặc khi thay đổi tư thế, vị trí nằm, ngồi.
  • Các loại thuốc giảm đau thông thường không thể làm dịu cơn đau.

Giảm thị lực

Giảm thị lực ở người ung thư não bao gồm:

  • Phù gai thị: Đây là dấu hiệu nặng thường gặp ở bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ. Khi nghi ngờ bị tăng áp lực nội sọ nên người bệnh cần tiến hành soi đáy mắt để xác định. Vì qua giai đoạn phù gai thị sẽ chuyển sang teo gai thị rất nguy hiểm và có thể dẫn đến mù.
  • Bán manh: Bán manh thường gặp trong trường hợp tế bào ác tính chèn vào một phần của cửa dày thị giác hay giải thị giác.
  • Liệt vận nhãn: Với bệnh nhân liệt dây thần kinh VI thì thường có biểu hiện lác trong, còn liệt dây thần kinh III sẽ gây biểu hiện lác ngoài. Hội chứng parinaud không hội tụ được mắt thường gặp khi khối u chèn vào cuống não hoặc u vùng tuyến tùng.
  • Rung giật nhãn cầu: Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân u hố sau.
ung-thu-nao-4
Các khối u não chèn lên các dây thần kinh gây giảm thị lực

Động kinh

Các tế bào ung thư não phát triển có thể đè vào các tế bào thần kinh não, từ đó tác động và làm biến đổi các tín hiệu điện từ trong não, gây ra cơn động kinh.

Tình trạng động kinh đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư não, nó cũng có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Theo nghiên cứu có khoảng 50% người bệnh bị ung thư não trải qua ít nhất một lần cơn động kinh.

Những biến đổi về tính cách và tâm trạng

Các tế bào ung thư não có thể phá hủy chức năng của não và làm ảnh hưởng đến những tính cách và hành vi của người bệnh. Chúng cũng có thể gây ra những biến đổi tâm trạng một cách bất thường mà người bệnh không thể lý giải được.n Ví dụ như tâm trạng dễ thay đổi từ vui vẻ sang cáu gắt hay từ người chủ động lại trở nên thụ động. 

Những triệu chứng này xảy ra là do tế bào ung thư nằm ở phần nào đó của não như thùy trán, thùy thái dương… Các biến đổi về tính cách, tâm trạng có thể xuất hiện sớm khi mắc bệnh nhưng cũng có thể bắt nguồn từ việc hóa trị liệu và các phương pháp điều trị ung thư khác.

Trí nhớ kém và lẫn lộn

Các tế bào ung thư ở thùy trán và thùy đỉnh cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng lập luận và đưa ra các quyết định quan trọng của bạn. Người bệnh có thể thấy khó tập trung, dễ lẫn lộn ngay từ những điều đơn giản nhất. Không thể cùng lúc làm nhiều việc và luôn gặp khó khăn trong khi lập kế hoạch cho bất cứ việc gì, hay bạn có vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.

Tình trạng này này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh ung thư não. Điều này cũng có thể là do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác.

Mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuyên cũng là một trong những triệu chứng của ung thư não. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy bạn đang cảm thấy mệt mỏi thực sự:

  • Hoàn toàn kiệt sức ở hầu hết thời gian trong ngày.
  • Cảm thấy toàn bộ cơ thể yếu ớt, không còn sức sống, khi vận động chân tay rất nặng nề.
  • Thường mệt mỏi và buồn ngủ vào giữa ngày.
  • Mất khả năng tập trung vào công việc.

Trầm cảm

Trầm cảm là một triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân ung thư não. Một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm hay gặp như:

  • Cảm thấy buồn chán kéo dài hơn mức bình thường.
  • Mất cảm hứng với những thứ mà bạn từng thích.
  • Cảm thấy thiếu năng lượng, khó ngủ, mất ngủ.
  • Thường xuyên có ý nghĩ tự làm hại mình hoặc tự tử.
  • Cảm thấy bản thân tội lỗi hoặc vô dụng.

Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân ung thư não có thể cảm thấy buồn nôn và nôn ở những giai đoạn sớm của bệnh do khối u gây nên sự mất cân bằng hormone. Nôn và buồn nôn cũng có thể là tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị vì vậy cần hết sức cẩn trọng.

ung-thu-nao-1
Bệnh nhân ung thư não có thể cảm thấy buồn nôn và nôn ở những giai đoạn sớm của bệnh

Yếu liệt và tê bì

Cảm giác các chi yếu liệt, tê bì như thấy kiến bò ở bàn tay, bàn chân thường có xu hướng một bên thân người. Người bệnh cũng cần phân biệt với tê yếu trong các bệnh: đa xơ cứng, bệnh thần kinh tiểu đường, hội chứng Guillain – Barre… với triệu chứng do ung thư não gây ra.

Trên đây là một số triệu chứng cảnh báo bệnh u não. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể gặp ở một số bệnh lý khác. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm, chính xác và tìm ra phương án điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.

4. Nguyên nhân ung thư não không thể bỏ qua

Hiện nay ung thư não chưa được xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh. Một số hội chứng liên quan đến ung thư não:

  • Do hội chứng Turcot: Hội chứng này hình thành nhiều polyp lành tính trong đại tràng cùng với khối u não nguyên phát.
  • Hội chứng Neurofibromatosis: Neurofibromatosis hay còn gọi là u sợi thần kinh. Đây là một bệnh di truyền liên quan đến rối loạn thần kinh và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, tủy sống, dây thần kinh.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc có tiền sử xạ trị vùng đầu cổ, tiếp xúc với hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, dầu khí, dung môi hòa tan, hóa chất cao su,…  cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư não cao hơn người khác.
  • Nhiễm virus EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư não.
  • Tiền sử gia đình: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh u não hay về các hội chứng di truyền cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư não.
  • Độ tuổi: Ung thư não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các tế bào ung thư thường phát triển nhanh và nhiều hơn ở người lớn tuổi. Trừ một số loại u não như medulloblastomas thì phần lớn chỉ xảy ra ở trẻ em.

5. Bệnh nhân ung thư não sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư não sống được bao lâu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

  • Vị trí và kích thước của khối u ác tính.
  • Thể chất, tinh thần, ý chí của bệnh nhân.
  • Thời điểm, giai đoạn phát hiện ra bệnh.
  • Độ tuổi của người bệnh.
  • Khả năng kinh tế.

Dựa vào những yếu tố trên, mỗi người mắc ung thư não sẽ có thời gian sống khác nhau, cụ thể như sau:

Ung thư não giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Bệnh ung thư não phát hiện càng sớm ngay từ giai đoạn đầu thì sẽ càng có lợi. Nếu may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có thể điều trị thành công và kéo dài thời gian sống thêm từ 5-10 năm. Nhiều người bệnh còn được chữa khỏi hoàn toàn mà có thể sống thêm từ 10-15 năm mà không hề bị giảm tuổi thọ quá nhiều so với người bình thường.

Trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán và phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu là rất ít. Theo ước tính, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư não may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nhờ khám sức khỏe định kỳ 6 tháng /lần.

Ung thư não giai đoạn 2 và ung thư não giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Bệnh nhân ung thư não ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thường có thời gian sống thấp hơn so với giai đoạn đầu. Theo các nhà khoa học, có khoảng 50% bệnh nhân ung thư giai đoạn 2 và 3 có thể sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh. Ung thư não sống được bao lâu cũng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể và hiệu quả của các phác đồ điều trị ung thư do bác sĩ đề ra.

Ung thư não giai đoạn 4 sống được bao lâu?

Ung thư giai đoạn 4 hay còn gọi là cuối. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, bệnh xuất hiện những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị cho người ung thư não giai đoạn cuối thường chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng. Từ đó hạn chế tốc độ lây lan và di căn của khối u sang các cơ quan lân cận trong cơ thể.

Thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư não giai đoạn này thường sẽ không còn nhiều, chỉ có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Tùy vào khả năng đáp ứng với quá trình điều trị mà thời gian sống ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

6. Biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư não nhanh chóng

Để chẩn đoán có mắc bệnh ung thư não không, các bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện lâm sàng và kết quả các xét nghiệm:

  • Chụp cắt lớp vi tính: Việc này giúp bác sĩ xác định khu vực, kích thước cùng mức độ xâm lấn của khối u đến khu vực xung quanh, kiểm tra tình trạng phù não và tăng áp lực nội sọ.
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp cộng hưởng từ giúp đánh giá chính xác khu vực cùng sự tương quan giữa khối u và các tổ chức xung quanh.
  • Chụp động mạch não: Sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh gián tiếp của u não.
  • Chụp PET – CT: Đánh giá tế bào ung thư não cũng như những tế bào ung thư toàn thân khác.
  • Điện não đồ: Giúp ghi chép lại các sóng bất thường trong não. Việc đánh giá, theo dõi các giai đoạn của bệnh ung thư não não không được tiến hành giống với các loại ung thư khác vì đa phần ung thư não nguyên phát không xâm chiếm ra khỏi hệ thống thần kinh. Để có thể mô tả tiến trình phát triển của bệnh người ta sử dụng thuật ngữ ung thư não độ I – IV

7. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư não phổ biến

Cách điều trị bệnh u não sẽ được lựa chọn dựa vào các yếu tố như: loại khối u, kích thước và vị trí khối u, mức độ di căn của khối u, cùng với đó là những tác dụng phụ có thể xảy ra và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sau đây là 4 phương pháp điều trị ung thư não được áp dụng phổ biến hiện nay:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị u não phổ biến nhất, đặc biệt là đối với những khối u não ác tính. Với các khối u nhỏ và dễ tách khỏi mô não xung quanh, sẽ không làm tổn thương đến các mô não quan trọng thì bác sĩ có thể làm phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn.

Còn với những khối u có kích thước lớn, nằm ở các vị trí nguy hiểm, khó loại bỏ hoàn toàn thì bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ càng nhiều các tế bào ung thư trong não càng tốt mà vẫn đảm bảo không gây tổn hại cho các mô não khỏe mạnh xung quanh.

Rủi ro trong quá trình phẫu thuật u não có thể là nhiễm trùng và chảy máu. Ngoài ra, còn có một số rủi ro có thể xảy ra cho người bệnh sau phẫu thuật tùy vào vị trí và phần não có khối u xuất hiện. Nếu phẫu thuật khối u gần các dây thần kinh kết nối với mắt thì sẽ làm tăng nguy cơ khiến bệnh nhân bị mất thị lực.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng liệu pháp bức xạ tiêu chuẩn với các chùm tia có năng lượng mạnh để tiêu diệt các khối u mà không thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.

Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp bức xạ trị bên trong hay còn được gọi là trị liệu cấy ghép. Tùy thuộc vào vật liệu mà bác sĩ sử dụng, thiết bị cấy ghép có thể lưu lại tại não trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn. Phác đồ xạ trị dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước khối u cũng như sức khỏe của người bệnh.

ung-thu-nao
Phác đồ xạ trị dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước khối u cũng như sức khỏe của người bệnh

Tác dụng phụ xảy ra nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào loại và liều lượng bức xạ mà bệnh nhân nhận được. Một số người bệnh gặp phải tình trạng: mệt mỏi, nhức đầu, giảm trí nhớ, kích ứng da dầu và rụng tóc.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư não bằng thuốc để tiêu diệt các khối u còn sót lại sau phẫu thuật. Từ đó làm chậm sự phát triển của khối u và giảm các triệu chứng, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Thuốc hóa trị có thể được dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân.

Lịch trình tiến hành hóa trị cho bệnh nhân u não thường được bác sĩ đưa ra trong một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Bệnh nhân có thể nhận được thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để sử dụng điều trị cùng một lúc.

Các tác dụng phụ của hóa trị xảy ra còn phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc bệnh nhân nhận được. Trong quá trình hóa trị, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, chán ăn và rụng tóc. Thông qua việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp hóa trị phù hợp, để quyết định có nên lựa chọn phương pháp điều trị này cho bệnh nhân.

Phục hồi chức năng sau điều trị u não

Vì khối u phát triển ở phần não rất nguy hiểm nên có thể làm ảnh hưởng vĩnh viễn đến các kỹ năng vận động, nói năng, thị lực, thính lực, khả năng tư duy và tính cách. Vì thế, việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau điều trị u não là vô cùng cần thiết. Điều này giúp người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường. Các phương pháp phục hồi chức năng phổ biến cho bệnh nhân u não bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Là các bài tập giúp phục hồi những kỹ năng vận động đã bị mất.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: Giúp phục hồi khả năng nói, viết và giao tiếp cho những người bệnh gặp vấn đề trong nói năng.
  • Trị liệu nghề nghiệp: Phục hồi các chức năng nhận biết cơ bản của não bộ sẽ giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

8. Làm sao để phòng ngừa bệnh ung thư não?

Mặc dù không có cách nào có thể phòng ngừa mắc bệnh ung thư não tuyệt đối, tuy nhiên bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng một số cách sau đây:

Nhận biết và hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh chưa được xác định chính xác nhưng biết được những yếu tố nguy cơ gây bệnh sẽ giúp bạn có thể phòng tránh cũng như có thể phát hiện sớm được bệnh.

  • Tỷ lệ mắc bệnh ung thư não sẽ tăng theo độ tuổi: Mặc dù ung thư não có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh này sẽ gia tăng theo tuổi tác.  Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.
  • Tiền sử gia đình: Chỉ có khoảng 5-10% trường hợp ung thư não là do di truyền. Tuy nhiên nếu có người thân trong gia đình đã từng hoặc đang mắc phải những căn bệnh trên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành tầm soát về ung thư não sớm.
  • Hạn chế tiếp xúc với bức xạ: Các loại bức xạ như tia cực tím, xạ trị và phơi nhiễm phóng xạ rất nguy hiểm và có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư. Do vậy, bạn nên tránh tiếp xúc với các loại bức xạ này để phòng chống ung thư não. Điện thoại di động cũng có thể là một nguồn phát ra bức xạ yếu, vậy nên bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất: Ví dụ như thuốc tẩy, nhuộm tóc. Theo nghiên cứu ở những người có khối u não, các nhà khoa học nhận thấy rằng sử dụng thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh.

Thay đổi thói quen ăn uống

Theo nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống trong quá trình phát triển của thai nhi, trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư não. 

Vì vậy, việc ăn nhiều trái cây và rau quả, giảm thiểu lượng cholesterol có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh ung thư não hiệu quả.

Bổ sung vitamin E, C và sắt và các loại quả chứa thành phần chống oxy hóa. Các kết quả nghiên cứu khoa học đều cho thấy, các chất chống oxy hóa có nhiều trong dâu tây, nho, cam quýt và táo có khả năng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, phòng chống ung thư não hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thường xuyên bổ sung vitamin E và C cho cơ thể từ những loại hoa quả để có một sức đề kháng tốt nhất chống lại bệnh tật.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên vào các ngày trong tuần sẽ giúp hệ tim mạch khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh ung thư não.

Uống nhiều nước

Lượng huyết thanh chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện tuần hoàn máu não. Nếu như mất nhiều nước sẽ gây ra các bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu giảm và gây ung thư não. Để phòng bệnh, chúng ta nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là tốt nhất. Nếu bạn luyện tập thể dục thể thao nhiều, cần bổ sung thêm nước để cơ thể không bị mất nước.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn nắm được một số thông tin về bệnh ung thư não cũng cách để phòng chống căn bệnh này hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ lên tổng đài miễn cước của  GHV KSol 18006808 để được tư vấn miễn phí.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư