Báo động 5 nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Trong số các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ thì ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú. Cùng GHV KSOL tìm hiểu các biểu hiện và nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung để có biện pháp phát hiện sớm bệnh.

XEM THÊM:

1. Biểu hiện của ung thư cổ tử cung

Giống với nhiều căn bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với một số bệnh phụ khoa thông thường. Nếu quan sát kĩ, bệnh có một số biểu hiện:

1.1. Huyết trắng có mùi hôi

Phụ nữ không nên chủ quan khi gặp hiện tượng dịch âm đạo có màu đục ngả vàng hoặc xanh và có mùi khó chịu, lượng dịch tiết ra bất thường và có thể kèm máu hoặc mủ.

Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có biểu hiện và chỉ được phát hiện khi khám âm đạo và làm xét nghiệm Pap.

Huyết trắng bất thường là biểu hiện của ung thư cổ tử cung
Huyết trắng bất thường là biểu hiện của ung thư cổ tử cung

1.2. Xuất huyết âm đạo bất thường

Có thể xuất hiện tự nhiên giữa các kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh hoặc sau khi giao hợp. Ngoài ra, khi kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít và thường xảy ra tình trạng rong kinh cũng là biểu hiện của ung thư cổ tử cung.

1.3. Đau vùng xương chậu

Cơn đau dữ dội có thể kéo dài liên tục phần bụng dưới phía trước, bao gồm cả cơ quan sinh dục.

1.4. Mệt mỏi

Đây là biểu hiện đi kèm các triệu chứng bệnh.

2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Có nhiều nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến mắc ung thư cổ tử cung. Một số yếu tố hàng đầu là:

2.1. Nhiễm virus HPV

Virus HPV được coi là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung. Hiện nay, có hơn 100 tuýp HPV đã được xác định. Trong đó, 30 – 40% thuộc vùng hậu môn, sinh dục và 15 tuýp gây ung thư cổ tử cung.

Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

2.2. Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn

Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục. Vì vậy, quan hệ tình dục sớm và không an toàn tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.3. Sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ, sinh con nhiều

Nữ giới sinh con trước độ tuổi 17 có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn những người bình thường.

2.4. Lạm dụng thuốc tránh thai 

Dùng thuốc là biện pháp tránh thai không an toàn và gây nhiều tác dụng phụ. Tuy chưa có thông báo chính thức từ Tổ chức Y tế thế giới về khả năng gây ung thư cổ tử cung do lạm dụng thuốc tránh thai nhưng kết quả của nhiều khảo sát cho thấy lạm dụng thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.5. Yếu tố di truyền

Những người có mẹ mắc ung thư cổ tử cung thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

3. Tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung

Cùng với ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và có tỷ lệ tử vong cao do thường được phát hiện muộn. 

3.1. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm

3.1.1. Xét nghiệm Pap (Pap smear)

Xét nghiệm Pap dùng để phát hiện tế bào tiền ung thư trước khi chúng có thể chuyển thành ung thư xâm lấn. Nếu tế bào tiền ung thư được tìm thấy, có thể tiến hành điều trị ngăn chặn trước khi nó tiến triển thành ung thư. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã sử dụng ThinPrep Pap có khả năng phát hiện các tổn thương biểu mô tế bào vảy và ung thư cổ tử cung tốt hơn nhiều so với xét nghiệm Pap smear thông thường.

Trong thử nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại, được gọi là mỏ vịt, để mở rộng âm đạo và kiểm tra âm đạo, cổ tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy một số tế bào, chất nhầy từ cổ tử cung và các khu vực xung quanh để gửi tới phòng thí nghiệm, kiểm tra xem đó là tế bào bình thường, bất thường, hay ung thư.

3.1.2. Xét nghiệm HPV (Human papillomavirus)

Xét nghiệm này phát hiện chính xác loại HPV lây nhiễm – đặc biệt là HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và tìm kiếm virus có thể gây ra những thay đổi tế bào.

Một số chủng HPV có khả năng làm thay đổi tế bào cổ tử cung, dẫn tới ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

3.2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Phụ nữ nên bắt đầu xét nghiệm Pap thường xuyên từ độ tuổi 21. Xét nghiệm Pap là một trong những xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung đáng tin cậy và hiệu quả nhất. Nếu kết quả xét nghiệm Pap bình thường, khoảng 3 năm sau bạn mới cần thực hiện xét nghiệm Pap tiếp theo.

Phụ nữ ở độ tuổi 30 trở lên có thể thực hiện xét nghiệm HPV kết hợp với xét nghiệm Pap để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và phòng ngừa bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở những năm tiếp theo là rất thấp. Thông thường, khoảng 5 năm sau chị em mới cần thực hiện sàng lọc tiếp theo.

Xét nghiệm Pap cần thực hiện cho tới khi 65 tuổi. Những người trên 65 tuổi mà nhiều năm trước đó kết quả Pap là bình thường, hoặc họ đã phẫu thuật loại bỏ tử cung (do bệnh nào đó không phải ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung), thì không cần thực hiện thêm nữa.

Chị em phụ nữ nên lưu ý những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung để khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ và phát hiện bệnh sớm. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp chúng ta có cơ hội hỗ trợ điều trị thành công 90-100%. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7