Nguyên nhân ung thư trực tràng

Nguyên nhân ung thư trực tràng chưa được xác định rõ ràng nhưng có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về các yếu tố tăng nguy cơ ung thư trực tràng qua bài viết hôm nay.

XEM THÊM:

1. Sơ lược về ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong trực tràng biến đổi bất thường tạo thành các lỗi trong ADN của tế bào. Trong đa số các trường hợp, nguyên nhân của sự bất thường này là chưa xác định cụ thể.

Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia theo một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng khi ADN của tế bào bị tổn thương, tế bào khỏe mạnh trở thành tế bào ung thư, các tế bào tiếp tục phân chia, tập hợp tạo thành khối u.

Theo thời gian, các tế bào ung thư ruột già có thể phát triển xâm lấn và tiêu diệt các mô bình thường gần đó. Sau đó các tế bào ung thư có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể.

Sự bất thường trong ADN của tế bào là một trong những nguyên nhân gây ung thư trực tràng
Sự bất thường trong ADN của tế bào là một trong những nguyên nhân gây ung thư trực tràng

2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư trực tràng

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây ung thư trực tràng, tuy nhiên họ đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây nên loại ung thư này.

Có những yếu tố làm tăng nguy cơ trực tiếp nhưng cũng có những nguy cơ gián tiếp. Thực tế nhiều người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư nhưng lại không phát triển thành ung thư, trong khi số khác không có yếu tố nguy cơ nào cũng mắc ung thư.

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến việc hình thành tế bào ung thư đại trực tràng, bao gồm:

2.1. Các yếu tố nguy cơ mà bạn không thể kiểm soát được

Tuổi tác

Nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng tăng theo lứa tuổi, có tới hơn 90% bệnh nhân ung thư đại trực tràng lúc phát bệnh đã trên 50 tuổi. Tuy nhiên, xu hướng người mắc ung thư đại trực tràng đã trẻ hóa dần theo sự phát triển của xã hội.

Tiền sử bệnh cá nhân

Bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn nếu đã từng mắc:

  • Ung thư đại trực tràng mặc dù đã được loại bỏ hoàn toàn
  • Ung thư buồng trứng
  • Polyp đại trực tràng – là những khối u lành tính trong đại trực tràng, đặc biệt là những khối u có kích thước lớn hơn 1cm hoặc có dạng tế bào dị thường khi quan sát dưới kính hiển vi.
  • Viêm đường ruột, viêm đại tràng kéo dài, viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

Nếu bạn đã từng có polyp hoặc bị bệnh viêm đường ruột, bạn nên bắt đầu tầm soát ung thư đại trực tràng sớm hơn và thường xuyên hơn.

Tiền sử gia đình và di truyền

  • Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng gấp đôi nếu trong gia đình cách tối đa 1 thế hệ (cha mẹ, anh chị em, con cái) có người từng bị ung thư này. Nguy cơ mắc bệnh thậm chí còn cơ cao hơn nữa ở những gia đình có bệnh nhân ung thư đại trực tràng dưới 45 tuổi, và việc tầm soát sớm và thường xuyên là rất quan trọng đối với các thành viên trong gia đình này.
  • Người thân của người có polyp đại trực tràng cũng tăng nguy cơ bị ung thư liên quan.
  • Người thân của bệnh nhân mắc một số bệnh/hội chứng di truyền hiếm gặp cũng gia tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, cũng như các loại ung thư khác.

Nếu trong gia đình có người bị ung thư đai trực tràng hoặc polyp đại trực tràng, hoặc các bệnh/hội chứng di truyền nêu trên, bạn nên nói cho bác sĩ biết để xem có cần tầm soát ung thư này trước 50 không và với tần suất thế nào.

Và nếu bạn là người bị ung thư hoặc polyp đại trực tràng, bạn cũng cần nói cho người trong gia đình biết để họ hiểu nguy cơ ung thư của mình, để sớm có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.

2.2. Các yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát được

Hút thuốc lá và uống rượu

Hút thuốc lá và uống rượu  được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư và polyp đại trực tràng. Hạn chế sử dụng rượu bia, uống không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa dinh dưỡng như việc ăn nhiều thịt đỏ, những thức ăn đã qua chế biến làm gia tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân là do chế độ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, ít chất xơ gây táo bón, gây ứ đọng phân, niêm mạc trực tràng thường xuyên tiếp xúc với các chất ung thư như nitrosamin, indol, scatol… đều tạo điều kiện cho ung thư trực tràng phát triển.

Ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ cao ung thư trực tràng
Ăn nhiều thịt đỏ có nguy cơ cao ung thư trực tràng

Các nhà nghiên cứu tin rằng, “nếu mỗi ngày chúng ta ăn khoảng 100 gram “thịt đỏ” sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng lên từ 12-17%”.

Vào năm 2015, một báo cáo được xuất bản bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Về Ung Thư đưa ra những thông tin như sau: Cứ mỗi 50 gram thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói hay Salami (xúc xích) được tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng lên 18%.

Lối sống ít vận động

Bạn dễ bị ung thư đại tràng hơn khi ít vận động. Điều này có thể là do khi bạn ít hoạt động, phân ở lại trong đại tràng lâu hơn.

Béo phì

Thừa cân có liên quan với tăng nguy cơ bị một vài loại ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi và nguy cơ sẽ tăng gấp đôi ở phụ nữ tiền mãn kinh.

3. Biện pháp phòng ngừa ung thư trực tràng

Mặc dù không có một phương pháp nào có thể ngăn chặn 100% căn bệnh ung thư này, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng từ sớm, bạn cần hết sức quan tâm tới các yếu tố sau:

3.1. Nhận biết yếu tố nguy cơ và sàng lọc phòng ngừa từ sớm

Từ các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư đại trực tràng đã nêu trên bạn hãy:

  • Tìm hiểu về tiền sử gia đình và di truyền và tiền sử bệnh cá nhân
  • Đánh giá lối sống của bản thân: có thừa cân hay béo phì; chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn hay chế độ ăn ít chất xơ và rau củ quả; chăm chỉ vận động hay lười vận động; thuốc lá, rượu bia….
  • Tới các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư đại tràng như có máu trong phân, đau bụng dai dẳng, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân,…

Các chuyên gia khuyên bạn nên thử nghiệm tầm soát ung thư đại tràng – trực tràng đầu tiên ở tuổi 50. Bác sĩ có thể đề nghị khám nghiệm thường xuyên hơn hoặc sớm hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình ruột kết hoặc ung thư trực tràng.

3.2. Cắt bỏ polyp

Từ thời điểm các tế bào bất thường đầu tiên bắt đầu hình thành và phát triển thành polyp, thường mất khoảng 10 đến 15 năm để chúng phát triển thành ung thư đại trực tràng. Với việc kiểm tra thường xuyên, hầu hết các polyp có thể được tìm thấy và loại bỏ trước khi chúng có cơ hội biến thành ung thư.

Đa số polyp đại tràng là dạng adenomas, tức dạng lớn hơn 1cm hoặc hình thái tế bào dị thường. Việc thực hiện cắt bỏ các adenomas sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Gợi ý xét nghiệm kiểm tra ung thư và Polyps bao gồm:

  • Soi hậu môn và tràng Sigma định kỳ 5 năm một lần
  • Nội soi đại trực tràng 10 năm một lần
  • Chụp CT đại trực tràng 5 năm một lần

Những xét nghiệm tiền chẩn đoán ung thư bao gồm:

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân dựa trên guaiac mỗi năm
  • Xét nghiệm sinh hóa phân
  • Xét nghiệm ADN phân

Thay đổi lối sống

  • Hạn chế uống rượu, bỏ thuốc lá.
  • Luôn tập luyện và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Bạn chỉ cần kiểm soát cân nặng cũng có thể giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng hiệu quả. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư và tốt cho sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần. Bạn không nhất thiết phải tham gia các hoạt động quá sức mà chỉ cần tham gia những hoạt động yêu thích cũng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể như đi bộ 30-60 phút nhiều lần mỗi tuần, đạp xe, tham ra lớp học bơi, làm vườn,….
  • Cân nhắc việc lắp bồn cầu ngồi xổm: Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng một số bằng chứng cho rằng bồn cầu ngồi bệt làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng ở các nước phát triển. Người ta cho rằng việc ngồi xổm khi đi ngoài giúp chất thải di chuyển qua đại tràng hiệu quả và tự nhiên hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ ung thư đại tràng.

3.3. Phòng ngừa ung thư đại trực tràng qua chế độ dinh dưỡng

Ăn nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên chất giàu chất xơ: Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, có thể làm giảm 40% nguy cơ polyp đại tràng. Chất thải tích tụ được xem là nguyên nhân gây polyp và theo thời gian polyp sẽ phát triển thành ung thư. Việc ăn nhiều chất xơ giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa.

Ăn nhiều hạt ngũ cốc giàu chất xơ tốt cho phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Ăn nhiều hạt ngũ cốc giàu chất xơ tốt cho phòng ngừa ung thư đại trực tràng

Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhất là chất béo no. Bởi thức ăn nhiều dầu mỡ sản sinh ra axit trong đại tràng có thể kích thích sự phát triển của khối u và polyp. Nên hạn chế ăn các chất béo no có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, thịt lợn,…

Bổ sung axit folic từ thực vật: Các nghiên cứu đã chỉ ra axit folic giúp bạn giảm nguy cơ đại trực tràng hiệu quả. Axit folic có nhiều trong trong các loại hoa quả họ nhà cam (cam, quýt, chanh, bưởi) và rau lá xanh.

Bổ sung canxi: Những người dùng 700-800 mg calci/ngày có nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn 40-50% so với người dùng ≤500 mg canxi/ngày. Bên cạnh đó, vitamin D cũng trợ giúp cho hấp thu canxi, do đó bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin D như: gan, lòng đỏ trứng và cá. Ánh nắng mặt trời cũng làm biến đổi hóa chất trên da bạn thành dạng vitamin D hữu ích.

Bài viết trên đây đã chia sẻ kiến thức về nguyên nhân ung thư trực tràng và cách phòng ngừa. Để được tư vấn thêm thông tin hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư trực tràng, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7