Tất tần tật thông tin về những nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Nội dung bài viết
Tuân thủ nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những yếu tố quyết định kết quả của quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Hôm nay, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu chi tiết về các nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
XEM THÊM:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
- Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng không còn là bệnh quá xa lạ với chúng ta, nó rất phổ biến, ở mọi lứa tuổi khác nhau. Bệnh được hình thành do các vết viêm, loét tại niêm mạc ruột non, dạ dày, tá tràng.
Ban đầu, những vết loét được hình thành khi bề mặt niêm mạc dạ dày bị bào mòn, hình thành các thương tổn, viêm. Theo thống kê, những người viêm loét dạ dày có đến 60 % nguy cơ viêm loét tại dạ dày, 95% nguy cơ loét tại tá tràng và chỉ khoảng 25% loét tại vòm cong của dạ dày.
Như đã đề cập ở trên, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể nam và nữ và bất kể độ tuổi nào.
Tình trạng bệnh có thể chuyển biến và gây ra những biến chứng hết sức nếu được điều trị triệt để.
2. Nguyên nhân của viêm loét dạ dày tá tràng
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, để biết cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, người bệnh cần thực sự tìm hiểu kỹ về nguyên nhân dẫn đến nó.
Một vài nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng:
- Nhiễm vi khuẩn HP (hay còn gọi là vi khuẩn Helicobacter pylori). Đây là loại vi khuẩn có khả năng làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này qua người khác theo đường miệng, phân hoặc thông qua việc sử dụng thực phẩm, nước đã bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn HP gây ra những thay đổi bất thường với dạ dày, tá tràng. Chúng lây nhiễm sang các mô bảo vệ dạ dày, tiết ra một số Enzym, chất độc, kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lâu ngày, làm tổn thương dạ dày và tá tràng, dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Thường xuyên sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm: Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Khi đó, cơ thể bị ức chế tổng hợp Prostaglandin- một hợp chất quan trọng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong dạ dày.
- Ăn quá no hoặc nhịn ăn, để bụng quá đói.
- Ăn tối khuya: Đây dường như cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Thông thường, sau khi ăn tối, dạ dày của người bệnh sẽ bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, chúng ta thức quá khuya thì dạ dày của chúng ta phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, thức quá khuya, khi thức ăn đã tiêu hóa hết, dễ gây đến tình trạng đói, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit, từ đó cũng rất dễ gây ra tình trạng viêm loét.
- Căng thẳng, stress: Đây là một trong những nguyên nhân ly giải tại sao ngày nay rất nhiều người trẻ lại mắc viêm loét dạ dày tá tràng đến vậy. Áp lực học tập, công việc, cuộc sống ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của con người. Các nhà khoa học chứng minh rằng việc căng thẳng, stress kích thích dạ dày tăng tiết axit – đó chính là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
3. Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng.
Bệnh thường kéo dài âm thầm và thường rất khó phát hiện. Triệu chứng cơ bản và có thể nhận thấy đầu tiên chính là sự xuất hiện của các cơn đau âm ỉ ở ruột non. Tuy nhiên, rất nhiều người lại nhầm lẫn giữa viêm loét dạ dày tá tràng với đau bụng bệnh lý thông thường.
Ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau vùng bụng trên rốn (hay còn được gọi là đau vùng thượng vị): Đây là một trong những dấu hiệu chính để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường xuất hiện khi đói hoặc 2-3 giờ sau ăn, thậm chí có thể đau vào lúc nửa đêm. Cơn đau âm ỉ, kéo dài, đau quặn bụng từng cơn, cực kỳ khó chịu.
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn: Lúc này, do dạ dày của người bệnh đã bị tổn thương, hoạt động tiêu hóa bị chậm lại, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày, từ đó dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu, khó chịu. Đồng thời, kéo theo cảm giác ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc: Do cảm giác đầy hơi, bụng đau âm ỉ làm cho người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát phần thượng vị: Hầu hết bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày tá tràng đều gặp tình trạng này. Ợ hơi, nóng rát thượng vị là dấu hiệu thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của bệnh.
- Rối loạn quá trình tiêu hóa: Dấu hiệu này dễ dàng nhận biết thông qua việc người bệnh bị đau bụng liên tục, táo bón hay tiêu chảy. Do hoạt động tiêu hóa của người bệnh bị không còn bình thường nên các rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.
Các triệu chứng trên chỉ mang tính chất gợi ý. Để xác định chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm y khoa nội soi để xác định được vị trí và mức độ tiến triển của bệnh. Từ đó, có phác đồ điều trị phù hợp.
4. Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Tựu chung lại, ở phần trên, chúng ta đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cụ thể hơn, bệnh được hình thành qua các cơ chế chính như sau:
- Do sự tăng lên bất thường của axit trong dịch vị dạ dày làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến xuất hiện các vết viêm loét dạ dày tá tràng.
- Màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương, bảo món, khiến co lượng axit có sẵn trong dạ dày gây tổn thương.
- Vi khuẩn HP tạo ra thương tổn bên trong dạ dày.
Từ những cơ chế trên, các bác sĩ đã đưa ra 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Việc đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc này giúp kết quả của việc điều trị cải thiện một cách rõ rệt.
4.1. Nguyên tắc 1: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách giảm axit và pepsin dạ dày.
Đây là yếu tố đầu tiên mà các bác sĩ can thiệp để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Đó là giảm lượng axit, pepsin trong dịch vị dạ dày. Có thể chống lại hiện tượng này thông qua 2 biện pháp chính: trung hòa axit dạ dày hoặc ức chế tiết axit dạ dày. Các biệt dược thường được sử dụng trong các đơn thuốc của bác sĩ có thể kể đến là Alusi, Malox, Almagen, Gastropulgit, Phosphalugen,… Các biệt dược này thường được chỉ định trong thời gian ngắn ban đầu, khi bắt đầu điều trị. Mục đích chính là giúp bệnh nhân giảm nhanh tình trạng đau và cảm giác khó chịu như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,… Tuy nhiên, không thể sử dụng lâu dài bởi có thể gây hiện tượng kiềm hóa dạ dày.
4.2. Nguyên tắc 2: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông qua tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc
Bên cạnh việc trung hòa và ức chế bài tiết axit dạ dày, việc tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày là hết sức cần thiết. Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp huy động cơ thể bảo vệ tại chỗ của hệ thống tiêu hóa.
Một số thuốc thường được chỉ định phải kể đến như: sucralfat, cytotec, misoprostol,… Thuốc giúp kích thích dạ dày sản sinh các chất nhầy bao bọc lấy ổ viêm, loét tại dạ dày, giúp giảm sự tấn công của axit dạ dày.
Tuy nhiên, các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường có nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh như đau đầu, tiêu chảy,… Do vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4.3. Nguyên tắc 3: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn HP
Để điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP, cần tiêu diệt hoàn toàn loại vi khuẩn này. Hiện nay, đã có phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn được Bộ y tế cấp phép. Các nhóm thuốc được chỉ định bao gồm: thuốc chứa Imidazol, muối Bismuth, và một số kháng sinh khác.
Với những người bệnh bị viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm độc vi khuẩn HP muốn điều trị bệnh dứt điểm phải tiêu diệt được hết vi khuẩn này. Hiện tại, tại các bệnh viện ở nước ta đều đã hoàn thiện được phác đồ điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP. Thông thường nhóm thuốc được chỉ định bao gồm: muối bismuth, thuốc có chứa imidazol và một số loại thuốc kháng sinh. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng theo như chỉ định của bác sĩ ngay cả khi đã cảm thấy khỏi bệnh.
4.4. Nguyên tắc 4: Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thông qua các yếu tố điều trị hỗ trợ
Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả tâm lý, chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tinh thần vui vẻ, khiến cho bệnh lý được cải thiện rõ hơn:
- Nên giữ thói quen ăn uống lành mạnh, không nhịn đói, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm đầy đủ 4 nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, khoáng chất).
- Hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, các đồ ăn cay, nóng,…
- Tiến hành ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ để giảm gánh nặng cho niêm mạc dạ dày.
- Không ăn khuya, tránh nằm, ngủ ngay sau khi ăn.
- Kiểm soát cân nặng và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.
Việc tuân thủ 4 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trên giúp bệnh nhân sẽ nhanh chóng cải thiện và thoát khỏi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng