Những ai không nên uống tảo biển để tránh gây hại cho sức khỏe
Nội dung bài viết
Những ai không nên uống tảo biển để tránh gây hại cho sức khỏe là chủ đề được nhiều người quan tâm. Vì từ lâu, tảo biển đã xem như một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng loại thực phẩm này. Vậy những ai không nên uống tảo biển sẽ được GHV KSol sẽ đề cập trong bài viết sau.
XEM THÊM:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- [Hỏi đáp] Ung thư tuyến giáp có uống được tảo xoắn Nhật Bản không?
- Giải mã: Người bình thường có uống được cây An Xoa không?
1. Đôi điều về tảo biển
Tảo biển rất đa dạng với các hình thái và màu sắc khác nhau, có thể là màu đen, đỏ hay xanh lục. Hầu như ở các bờ biển đá trên khắp thế giới đều có thể tìm thấy sự xuất hiện của tảo biển. Nhưng tảo biển phổ biến và nhiều nhất là ở một số nước như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Các nghiên cứu đã tìm thấy trong thành phần trong tảo biển có nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe của con người. Ví dụ như các vitamin B1, B2, B6, C, E, A1, K hay các khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt canxi, magie, photpho… Không những thế, tảo biển còn chứa nhiều các acid có lợi cho sức khỏe như acid folic, acid niacin, acid pantothenic. Vì thế, tảo biển ngày càng nhiều người ưa chuộng và sử dụng để chế biến thành các món ăn nấu súp, hầm, salad…
Trên thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều các thực phẩm chức năng được bào chế từ tảo biển để thuận tiện cho người dùng.
2. Tảo biển có những tác dụng gì?
Với hàm lượng dinh dưỡng cao và đa dạng nên nếu tảo biển được sử dụng đúng cách và phù hợp với thể trạng của mỗi người thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số tác dụng của tảo biển đó là:
- Giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, hỗ trợ chức năng gan và thận hoạt động hiệu quả hơn.
- Tảo biển có khả năng tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Sử dụng tảo biển đúng cách sẽ kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột như Lactobacillus. Đồng thời, ức chế hoạt động của những vi khuẩn gây hại như E.coli hay nấm Candida…
- Các nghiên cứu đã cho thấy, tảo biển có nhiều tác dụng tốt đối với người mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, dạ dày, bệnh gan.
- Không những thế, tảo biển còn có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư.
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể để phòng ngừa các bệnh tật tốt hơn.
- Tảo biển có thể hỗ trợ quá trình điều chỉnh cân nặng (giảm cân hoặc tăng cân) theo ý muốn của người sử dụng.
- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
3. Những tác dụng phụ của tảo xoắn có thể gặp trong khi sử dụng là gì?
Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng không có nghĩa là tảo biển không có tác dụng phụ. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp trong quá trình sử dụng tảo biển đó là:
- Khiến cho tình trạng Phenylketonuria trở nên nghiêm trọng hơn: Đó là bởi vì trong tảo xoắn có chứa một lượng lớn phenylalanin. Mà trong khi đó ở người mắc chứng bệnh này lại không thể chuyển hóa được phenylalanin. Vậy nên, nếu sử dụng tảo biển cho người bị mắc bệnh này sẽ có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Làm nặng thêm triệu chứng của bệnh tự miễn dịch: Khi bị các bệnh tự miễn dịch như: viêm khớp, hen suyễn, thiếu máu ác tính, tiểu đường type 2… thì hệ thống miễn dịch của cơ thể thay vì bảo vệ các mô khỏe mạnh thì lại tấn công chúng. Và dùng tảo biển có thể là một tác nhân khiến cho các phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra quá mức. Và điều này sẽ khiến cho hệ miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể mạnh mẽ hơn, làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng và khó kiểm soát.
- Tảo biển có thể xảy ra tương tác với thuốc ức chế miễn dịch. Chính bởi vì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nên khi sử dụng tảo biển có thể làm giảm tác dụng của các thuốc ức chế miễn dịch. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các bệnh tự miễn nặng hơn.
- Tăng nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng: Nếu sử dụng những loại tảo biển sống và phát triển ở những vùng biển bị ô nhiễm thì nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng sẽ tăng lên. Vì tảo sẽ hấp thụ thêm các chất độc hại có trong môi trường sống của nó như asen, chì, thủy ngân. Do đó, khi dùng các loại tảo bị nhiễm độc này sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng.
- Gây sỏi thận, suy thận: Nếu sử dụng quá nhiều tảo xoắn sẽ khiến urê bị tích tụ lại nhiều do quá trình chuyển hóa tảo gây ra. Điều này sẽ khiến thận sẽ phải hoạt động quá mức để đào thải urê ra khỏi cơ thể. Và từ đó gây ra tình trạng suy thận, sỏi thận.
- Gây ra phù nề cơ thể, làm tăng/ giảm cân đột ngột: Với những người bị suy giảm chức năng thận thì việc dùng tảo có thể gây áp lực đào thải lớn lên thận. Hơn thế, tảo biển có chứa nhiều i-ốt nên khi sử dụng có thể dẫn tới hàm lượng iod trong máu tăng quá cao. Dẫn tới phù nề do tích nước ở tay chân. Bên cạnh đó, việc hấp thụ canxi, phốt pho và iod bị mất cân bằng sẽ gây nên tình trạng tăng hay giảm cân đột ngột.
- Tảo biển gây buồn nôn, khó tiêu hóa với những người lần đầu sử dụng mà không quen… Bên cạnh đó, nếu tảo được khai thác ở những vùng biển bị ô nhiễm thì cũng sẽ có hại với hệ tiêu hóa.
- Gây lo âu, bệnh thần kinh vận động: Điều này sẽ xảy ra ở các trường hợp sử dụng tảo xoắn không được kiểm soát chất lượng, được nuôi hái ở những vùng nước ô nhiễm…Lúc này, tảo xoắn sẽ chứa các chất độc hại như BMAA hay β-methylamino-L-alanine. Do đó gây ra một số chứng bệnh thần kinh vận động, lo lắng, mất ngủ kéo dài, parkinson, bệnh alzheimer….
- Rủi ro đối phụ nữ mang thai và người cho con bú: Cho tới hiện này chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính an toàn của tảo biển đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Chính vì vậy, hãy cần thận trọng khi sử dụng tảo biển cho các đối tượng này, tốt nhất hay hỏi ý kiến của bác sĩ.
4. Những ai không nên uống tảo biển?
Không phải ai cũng có thể dùng tảo biển. Một số đối tượng sau không nên dùng tảo biển để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn:
4.1. Bệnh nhân đang sử dụng loại thuốc chống máu đông
Các thuốc chống đông máu như waefarin hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid như Aspirin không nên dùng cùng với tảo biển. Đó là bởi vì trong tảo biển có chứa nhiều vitamin K1- chất làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu. Khiến cho máu có nguy cơ bị đông và gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
4.2. Những ai không nên uống tảo biển – Người mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp
Với những trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp, được bác sĩ khuyến cáo nên hạn chế việc bổ sung vitamin K vào cơ thể. Mà như đã nói ở trên, trong tảo biển lại có chứa một lượng vitamin K dồi dào.
4.3. Người bị tiêu chảy không nên uống tảo biển
Như đã đề cập ở phần tác dụng phụ, tảo biển khi bị nhiễm độc từ môi trường ô nhiễm sẽ có khả năng khiến người dùng bị buồn nôn, tiêu chảy. Vậy nên, nếu đang bị tiêu chảy mà sử dụng tảo biển thì sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn.
4.3. Những ai không nên uống tảo biển – Người đang bị mụn
Trong thời gian bị mụn thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng tảo biển. Bởi vì, tảo biển là thực vật biển nên cũng có tính chất tương tự như hải sản. Do đó có thể gây dị ứng da và không có lợi quá trình điều trị mụn.
4.4. Người mắc bệnh tự miễn dịch và các bệnh liên quan
Như đã trình bày ở phần tác dụng phụ, tảo biển có chứa nhiều thành phần oxy hóa với hàm lượng cao. Do đó khi bổ sung tảo biển sẽ làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh tự miễn vì hệ miễn dịch phản ứng quá mức.
4.5. Những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
Trong trường hợp đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị những bệnh như: vẩy nến, lupus ban đỏ, nhược cơ, đa xơ cứng… thì không nên dùng tảo biển. Vì tảo biển làm giảm tác dụng của thuốc này và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
4.6. Người mắc bệnh thận hoặc đang có vấn đề về thận
Tảo biển có thể gây nhiễm độc thận. Vì quá trình chuyển hóa protein từ tảo biển sẽ khiến cơ thể sản sinh ra amoniac và làm tích tụ một lượng lớn ure. Dẫn đến thận phải làm việc hết công suất và có thể phải đối mặt với nguy cơ bị sỏi thận, thận hư.
4.7. Người mắc bệnh Phenylketonuira – rối loạn chuyển hóa axit
Khi mắc bệnh này, cơ thể không thể chuyển hóa được phenylalanine do thiếu enzym phenylalanine hydroxylase. Từ đó gây nên tình trạng như co giật, chậm phát triển, tăng động….
Mặt khác, tảo biển là thực phẩm giàu phenylalanine, nên nếu người bệnh sự dụng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
4.8. Người có tiền sử mẫn cảm với các loại tảo biển
Tương tự như các loại thực phẩm hay thuốc khác, nếu như bạn bị mẫn cảm do tảo biển hay các chất có trong thành phần của nó thì tốt nhất không nên sử dụng. Bởi vì ếu dùng có thể gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể như nổi ban, mẩn ngứa, buồn nôn, khó chịu…
5. Những điều cần lưu ý khi dùng tảo biển
Trong quá trình sử dụng tảo biển, người dùng nên chú ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn:
- Nên lựa chọn mua tảo biển có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Phải được kiểm tra nghiêm ngặt bởi các cơ quan chức năng về tính hiệu quả, độ an toàn.
- Dùng tảo biển với liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì.
- Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng tảo biển thì nên ngừng dùng ngay và đi khám ở các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn xử lý kịp thời.
Hy vọng toàn bộ những chia sẻ trên về chủ đề “những ai không nên uống tảo biển” sẽ có ích cho bạn đọc trong việc lựa chọn những sản phẩm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng