Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị & phòng ngừa

Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ trên toàn thế giới và ở Việt Nam con số thống kê tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh đang ngày càng tăng. Qua bài viết dưới đây, GHV KSOL sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu của bệnh ung thư vú thường gặp, yếu tố nguy cơ gây bệnh, cách chẩn đoán, các phương pháp điều trị hiện nay, và những bài tập phòng ngừa hiệu quả.

XEM THÊM:

1. Các giai đoạn của ung thư vú

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm của bệnh. Các khối u < 2cm. Cách hạch bạch huyết sẽ là đích mà khối u nhỏ xuất hiện
  • Giai đoạn II: Ung thư có thể có mặt trong một số các hạch bạch huyết, các khối u vú nhỏ xuất hiện có kích thước > 2cm, nhưng < 5cm.
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong giai đoạn này khối u có thể đã lan đến các mô xung quanh ở ngực và một số hạch bạch huyết. Kích thước các khối u không giống nhau. Đôi khi, ung thư đã di chuyển vào lớp da ở vú có thể gây ra các triệu chứng viêm, loét và tạo dịch ở vú.
  • Giai đoạn IV: đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư vú, khi đó khối u đã xâm lấn rộng đến các cơ quan khác của cơ thể như: xương, phổi, gan…

2. Những dấu hiệu của bệnh ung thư vú bạn nên cảnh giác

Phát hiện u cục bất thường ở vú

Nhiều phụ nữ phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm do sờ thấy u cục bất thường vùng tuyến vú và đi thăm khám kiểm tra luôn. Một số trường hợp u cục này không gây đau đớn nhiều nên nhiều người chủ quan khi gặp triệu chứng này. Khi khối u cục này phát triển với tốc độ nhanh chóng, chèn ép vào mô cơ quan xung quanh gây ra đau đớn cho người bệnh. Vì thế bạn không nên chủ quan, có thể tự kiểm tra tại nhà xem có u cục bất thường nào vùng ngực, tuyến vú sau kì kinh 7 ngày. Khi phát hiện có u cục bất thường bạn nên đi khám ngay, bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán đó là u cục lành tính như u nang, u xơ, u mỡ,… hay đã là khối u ác tính để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thay đổi bất thường kích thước vòng 1

Có sự chênh lệch đáng kể về kích thước 2 bên vú, hoặc cảm thấy kích thước ngực to nhanh bất thường dù không phải đang trong kỳ kinh hay thời kỳ mang thai, cho con bú thì bạn nên cẩn trọng và theo dõi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Đau tức ngực và tuyến vú

Tình trạng đau tức ngực và tuyến vú kéo dài không rõ nguyên nhân, không phải trong kỳ kinh hay thai kỳ thì bạn cũng nên cẩn thận. Nếu có tình trạng này kèm theo phát hiện có u cục bất thường bạn nên đi thăm khám và kiểm tra sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán.

Thay đổi quanh núm vú

Quan sát vùng da ngực quanh núm vú bạn thấy tấy đỏ, da sần như vỏ cam, hoặc da khô có vảy đây có thể là triệu chứng bất thường tại tuyến vú bạn nên lưu ý. Đồng thời tại núm vú có thay đổi bất thường về hình dạng, núm vú dẹt hơn bình thường hoặc thụt vào trong cứng, đau không kéo ra được. Hoặc núm vú có tiết dịch bất thường như máu hoặc mủ, đây là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư vú. Dựa vào những triệu chứng này bác sĩ có thể chẩn đoán xác định thông qua làm xét nghiệm tế bào học dịch tiết bất thường tại núm vú.

Xuất hiện hạch nách không rõ nguyên nhân

Khi có viêm hoặc áp xe tuyến vú cũng có thể gây nổi hạch nách. Tuy nhiên khi đã loại bỏ nguyên nhân này rồi mà bạn thấy xuất hiện hạch nách, sưng đau, cứng, không di động, và kích thước ngày càng to thì bạn nên cẩn thận. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn chọc kim sinh thiết hạch để xác định đó là hạch viêm thông thường hay hạch ác tính di căn.

Nổi hạch nách không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú
Nổi hạch nách không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú

Đau mỏi vai gáy và lưng

Một số bệnh nhân ung thư vú thường có triệu chứng đau mỏi xương khớp như đau vùng bả vai 2 bên hay vùng cột sống ngực. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do khối u vú phát triển nhanh gây tăng áp lực lên vùng cột sống cổ và cột sống ngực. Triệu chứng này thường dễ bỏ qua vì người bệnh lầm tưởng là đau mỏi xương khớp do thoái hóa. Vì thế khi gặp triệu chứng này bạn cũng nên cẩn thận theo dõi thêm những triệu chứng kèm theo để quyết định đi thăm khám sớm.

Dấu hiệu toàn thân khác

Cơ thể mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân và cân nặng sụt nhanh trong khoảng thời gian ngắn dù bạn không theo bất kỳ chế độ giảm cân nào thì bạn cũng nên lưu ý. Đây là dấu hiệu thường gặp trong bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.

3. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Tuổi tác

Cũng như nhiều bệnh khác, nguy cơ ung thư vú của bạn tăng lên khi bạn già đi. Khoảng hai trong ba bệnh ung thư vú xâm lấn được tìm thấy ở phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

Lịch sử gia đình

Phụ nữ có người thân bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nếu bạn có mẹ, chị hoặc con gái được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, nguy cơ của bạn sẽ tăng gấp đôi.

Di truyền học

Khoảng 5% đến 10% bệnh ung thư vú được cho là do di truyền, gây ra bởi các gen bất thường được truyền từ cha mẹ sang con.

Tiền sử bản thân đã mắc bệnh ung thư vú

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, bạn có nguy cơ mắc ung thư mới cao gấp 3 đến 4 lần ở một vú khác hoặc một phần khác của cùng một vú. Nguy cơ này khác với nguy cơ ung thư ban đầu quay trở lại (gọi là nguy cơ tái phát).

Tiền sử đã xạ trị vùng ngực hoặc vùng mặt.

Nếu bạn đã xạ trị vào ngực để điều trị ung thư khác (không phải ung thư vú), chẳng hạn như bệnh Hodgkin hoặc ung thư hạch không Hodgkin, bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn mức trung bình. Nếu bạn đã xạ trị vào mặt ở tuổi vị thành niên để điều trị mụn trứng cá (điều này chủ yếu thực hiện ở các quốc gia có nền y tế phát triển tuy nhiên hiện nay không sử dụng phương pháp này), bạn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong cuộc sống.

Một số thay đổi ở tuyến vú như ung thư hóa

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc một số tình trạng vú lành tính (không phải ung thư), bạn có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Có một số trường hợp u vú lành tính không điều trị triệt để đã gây nên ung thư hóa tuyến vú

Chủng tộc

Phụ nữ da trắng có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và châu Á. Nhưng phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng phát triển ung thư vú giai đoạn tiến triển hơn, tích cực hơn được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ.

Thừa cân

Phụ nữ thừa cân và béo phì có nguy cơ cao được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú so với những phụ nữ duy trì cân nặng khỏe mạnh, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Thừa cân cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú quay trở lại (tái phát) ở những phụ nữ mắc bệnh.

Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư vú

Về sức khỏe sinh sản người phụ nữ

– Phụ nữ mang thai thiếu tháng (sinh non) hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những phụ nữ sinh con trước 30 tuổi.

– Nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu phụ nữ cho con bú lâu hơn 1 năm.

– Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt dưới 12 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong cuộc sống. Điều tương tự cũng đúng với những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh khi họ trên 50 tuổi.

Uống rượu, bia, hút thuốc

Nghiên cứu luôn cho thấy rằng uống đồ uống có cồn bia, rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú, dương tính với thụ thể hoóc môn của phụ nữ.

Hút thuốc gây ra một số bệnh và có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn ở phụ nữ trẻ, tiền mãn kinh. 

Mức độ vitamin D thấp

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có lượng vitamin D thấp có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Vitamin D có thể đóng vai trò kiểm soát sự phát triển của tế bào vú bình thường và có thể ngăn chặn các tế bào ung thư vú phát triển.

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có lượng vitamin D thấp có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn

Tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm

Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ làm việc vào ban đêm – chẳng hạn, công nhân nhà máy, bác sĩ, y tá và cảnh sát – có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ làm việc vào ban ngày. Một nghiên cứu khác cho thấy những phụ nữ sống ở khu vực có nhiều ánh sáng bên ngoài vào ban đêm (ví dụ như đèn đường) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Ăn thực phẩm không lành mạnh

Chế độ ăn uống được cho là ít có nguy cơ gây ung thư vú, nhưng nó lại là yếu tố gây ung thư đường ruột và các bệnh khác. Một số thực phẩm có thể làm cho cơ thể bạn khỏe mạnh nhất có thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở mức thấp nhất có thể.

Tiếp xúc, sử dụng hóa chất gây hại trong thời gian dài.

Ngoài ra, một bộ phận lớn phụ nữ sử dụng mỹ phẩm, trang sức, các chế phẩm hóa học phục vụ cho việc làm đẹp. Việc này cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, đặc biệt đối với phụ nữ làm đẹp vùng ngực.

Có nhiều triệu chứng và yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú mà nhiều phụ nữ không để ý. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích để phát hiện sớm và phòng tránh ung thư vú.

4. Phát hiện và chẩn đoán chính xác ung thư vú

Khi có dấu hiệu của ung thư vú, bạn cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thực hiện 1 số thủ thuật và đưa ra các chẩn đoán chính xác cho tình trạng bệnh. Bạn lưu ý 1 số thủ thuật cần thiết có thể được thực hiện để chẩn đoán ung thư vú:

Chụp khám vú: Những bất thường phát hiện thấy khi rọi khám vú là cơ sở để bác sỹ tiến hành các thử nghiệm khác như:

  • Khám vú tìm thay đổi của núm vú hoặc da vùng vú
  • Kiểm tra hạch bạch huyết dưới nách và trên xương đòn. Nếu hạch bạch huyết sưng phù hoặc cứng có thể kết luận sơ bộ về ung thư di căn
Chị em cần chủ động khám tầm soát ung thư vú định kỳ
Chị em cần chủ động khám tầm soát ung thư vú định kỳ

Nếu các dấu hiệu chỉ đến ung thư vú, bạn cần làm 1 số thử nghiệm khác để tiên lượng về mức độ tiến triển của ung thư:

  • Chụp MRI (Chụp cộng hưởng  từ): Chụp cộng hưởng từ giúp đo kích thước khối u và phát hiện bất cứ dạng ung thư nào khác tại vú.
  • Siêu âm vú: Siêu âm vú để phát hiện các khối u trong vú. Siêu âm vú cũng giúp bạn biết thực tế, u cục trong vú là u nang hay ung bướu
  • Rọi hình tiểu quản: Thủ thuật này giúp xác định có ung bướu bên trong tiểu quản hay không. Đôi khi thử nghiệm này cũng giúp phát hiện nguyên nhân tạo thành dịch tiết ở núm vú.
  • Khám dịch tiết từ núm vú: Chất dịch tiết ra từ núm vú được soi trên kính hiển vi để phát hiện tế bào ung thư
  • Sinh thiết vú: Đây là cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có bị ung thư không, ung thư ở giai đoạn nào.

Ngoài ra, để xác định ung thư di căn, có thể bạn cần làm thêm 1 số thủ thuật khác như: chụp X-quang (di căn sang phổi), chụp CT (di căn phổi và ổ bụng), quét xương (Di căn sang xương)

5. Các phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay

Phẫu thuật

Hầu hết các bệnh nhân ung thư vú phát hiện ở giai đoạn I, II đều được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ hay phẫu thuật bảo tồn tuyến vú.

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú là cắt loại bỏ hoàn toàn vùng có khối u, nhu mô tuyến vú, da quanh tổn thương và núm vú bên bị bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ hoàn toàn khối u và vùng xung quanh tổn thương, người bệnh sau phẫu thuật có thể không cần hóa, xạ trị thêm nếu bệnh ở giai đoạn sớm như giai đoạn I. Tuy nhiên nhiều phụ nữ lo ngại về vấn đề thẩm mỹ sau phẫu thuật vì mất hoàn toàn 1 bên vú, vì thế nhiều bệnh nhân lựa chọn thêm tạo hình vú sau phẫu thuật.

Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú là phương pháp chỉ cắt bỏ vùng có khối u và một phần nhu mô xung quanh. Phương pháp này có thể bảo tồn được 1 phần bên vú bị tổn thương, khiến người bệnh tự tin hơn. Tuy nhiên tỷ lệ phải hóa, xạ trị thêm sau mổ sẽ cao hơn so với phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú.

Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch nách di căn nếu có. Sau phẫu thuật tùy từng mức độ giai đoạn bệnh và kết quả kiểm tra lại về chỉ số máu bác sĩ sẽ quyết định có thêm chỉ định hóa chất hay xạ trị cho người bệnh nữa không.

Xạ trị

Xạ trị trong ung thư vú thường được chỉ định sau phẫu thuật nhằm giảm tỷ lệ tái phát hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư di căn còn lại nếu có. Thông thường sau phẫu thuật bảo tồn tuyến vú bác sĩ thường chỉ định thêm xạ trị, hoặc các trường hợp đã có di căn xương, di căn não,… xạ trị thường được chỉ định để làm giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư vú
Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư vú

Hóa chất

Hóa trị có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật ung thư vú. Trong trường hợp kích thước khối u to gần mạch máu lớn, người bệnh muốn phẫu thuật bảo tồn tuyến vú, hóa chất có thể chỉ định trước phẫu thuật để thu gọn chân kích thước khối u.

Sau phẫu thuật hóa chất được chỉ định để điều trị những tế bào ung thư di căn còn sót lại, hoặc điều trị triệu chứng trong trường hợp người bệnh đã có di căn nhiều ở giai đoạn muộn.

Điều trị nội tiết

Điều trị nội tiết cũng là một phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư vú. Người bệnh sẽ sử dụng các chế phẩm kháng Estrogen mục đích để giảm nguy cơ tái phát, làm chậm hoặc ngừng sự phát triển của khối u. Phương pháp này có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với hóa chất tùy từng tình trạng, mức độ giai đoạn bệnh khác nhau.

Phương pháp điều trị đích

Là phương pháp sử dụng các kháng thể đơn dòng, có thể kết hợp cùng hóa chất thường áp dụng với trường hợp ung thư vú dương tính với thụ thể Her2.

6. Các bài tập giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú ở nữ giới

Chạy bộ

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc chạy bộ hàng ngày là phương pháp phòng ngừa mắc ung thư vú hiệu quả nhất hiện nay. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ, đặc biệt là cơ vùng ngực sẽ làm đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư vú phổ biến. Việc chạy bộ nên được thực hiện 30 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.

Các bài tập thở

Để nâng cao sức khỏe hàng ngày, các chị em nên dành 30 phút để tập những bài thể dục cơ bản thông qua việc hít sâu và thở nhẹ, vùng ngực được vận động nhịp nhàng giúp phòng ngừa ung thư vú. Bên cạnh đó, bài tập này rất tốt cho phổi và tim mạch.

Tập gym

Phòng tập gym là một địa chỉ lý tưởng cho chị em phụ nữ. Không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn giúp bạn có được một thân hình hoàn hảo hơn thông qua sự hướng dẫn của các huấn luyện viên. Tập gym sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp nhất, kiểm soát tối đa sự hình thành và tích tụ mỡ thừa, yếu tố tác động đến sự hình thành của các tế bào ung thư vú.

Bơi

Với các động tác tập trung chủ yếu ở vùng cánh tay và ngực, bơi sẽ giúp tăng cường hoạt động tim mạch và cơ bắp ngực nhờ đó mà nguy cơ ung thư vú cũng được giảm đi đáng kể.

Bơi lội là một trong những môn thể thao giúp ngăn ngừa ung thư vú hiệu quả ở nữ giới

Bài tập Burpees

Burpees là tổ hợp các động tác liên hoàn bao gồm ngồi xổm, chống đẩy và bật nhảy. Bài tập này khá hiệu quả trong việc đốt cháy calo, làm giảm mật độ mô vú và nguy cơ ung thư vú lên đến 20%.

Chống đẩy

Chống đẩy là một bài tập thể dục khá hiệu quả giúp phòng ngừa ung thư vú. Bài tập này khá linh hoạt trong việc luyện tập, bạn có thể thực hiện ở dưới đất, trên sàn, trên giường, ở bất kì đâu và với độ khó linh hoạt tùy thuộc vào sức của bạn.

Các bài tập với bóng

Để làm giảm mật độ mô vú và chỉ số khối của cơ thể hàng ngày bạn có thể tập các bài tập với bóng, điều này sẽ giúp cho các tế bào ung thư vú  khó hình thành và xâm lấn hơn.

Các bài tập với tạ

Bài tập với tạ là một trong những biện pháp có tác dụng kỳ diệu trong việc đốt cháy chất béo của cơ thể một cách hiệu quả. Mỡ bị đốt cháy sẽ khiến các tế bào ung thư bị cắt nguồn dinh dưỡng nên từ đó suy yếu dần và mất đi. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng tạ vừa phải, không nên quá sức sử dụng các loại tạ quá nặng.

Tỷ lệ mắc ung thư vú hiện nay tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, nguyên nhân gây ung thư vú hiện nay cũng chưa được làm rõ. Vì thế chủ động phòng ngừa và tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh ung thư vú để phát hiện được bệnh cho bản thân và gia đình ở giai đoạn sớm rất quan trọng.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe cùng ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7