Những câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, hồi phục của bệnh nhân. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

1. Chế độ dinh dưỡng nào là phù hợp với bệnh nhân ung thư?

Câu trả lời là không có một chế độ ăn uống nào là phù hợp nhất với tất cả bệnh nhân ung thư. Hay nói chính xác là không có một chế độ dinh dưỡng cụ thể cho bệnh nhân ung thư. Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ gặp phải các vấn đề khác nhau và cần có một chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Bác sỹ hoặc tổ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân sẽ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cụ thể.

Nguyên tắc cơ bản là người bệnh được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Đáp ứng được sức khỏe để chống lại tác dụng phụ trong quá trình điều trị và có thể tiếp tục điều trị.

Song song với dinh dưỡng là kiểm soát các triệu chứng mà người bệnh ung thư gặp phải. Nhìn chung, người bệnh có thể thoải mái ăn uống những gì mình thích, không cần quá lo lắng xem nên ăn loại thực phẩm nào. Chỉ cần tránh các thực phẩm đặc biệt được lưu ý không nên sử dụng.

Không có chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào cho bệnh nhân ung thư
Không có chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào cho bệnh nhân ung thư

2. Chế độ dinh dưỡng nào cho người bệnh gặp triệu chứng nôn sau hóa trị liệu?

Khi bệnh nhân gặp phải triệu chứng nôn sau khi hóa trị liệu, có 2 vấn đề cần đảm bảo. Thứ nhất, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh và giảm nhẹ triệu chứng nôn.

Nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ và ăn làm nhiều bữa trong ngày. Như vậy giúp giảm gánh nặng tiêu hóa mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng.

Nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, quá cay hoặc quá ngọt. Có thể dẫn tới khó tiêu, tăng cảm giác buồn nôn và nôn.

Tránh các thực phẩm có mùi tanh hoặc mùi thức ăn quá nặng, khói thuốc, nước hoa… để giảm cảm giác buồn nôn. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Người bệnh nên ăn một số món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh quy, sữa…

3. Giải pháp dinh dưỡng khi bệnh nhân bị táo bón?

Để hạn chế tình trạng táo bón ở bệnh nhân ung thư, nên cho người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hòa tan và uống đầy đủ nước.

Các chất xơ hòa tan có trong thực phẩm như: đậu, yến mạch, lúa mạch, trái cây và bơ. Chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân và giúp phân có thể di chuyển trong đường tiêu hóa dễ hơn.

Uống đủ nước trong ngày cũng vô cùng quan trọng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp cho phân mềm hơn. Giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tránh bị đầy hơi. Bệnh nhân ung thư nên có một bình nước bên người để đảm bảo mình uống đủ nước.

4. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khi bệnh nhân bị tiêu chảy

Điều quan trọng cần làm ở bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi điều trị ung thư là cần đảm bảo đủ nước và điện giải.

Cần uống nước, ít nhất là 2 lít/ngày. Nước có thể từ đồ uống hoặc từ thức ăn. Có thể bổ sung nước từ nguồn: cháo, súp, hoa quả, nước ép… Ngoài ra có thể cần bổ sung dung dịch điện giải cho bệnh nhân tiêu chảy nặng hơn. Khi uống nước/ nước điện giải/ chất lỏng nói chung nên chia thành các ngụm nhỏ và uống thành nhiều lần. Tránh uống quá nhiều một lúc có thể làm kích ứng gây tiêu chảy.

5. Những thực phẩm nào giúp ích cho quá trình điều trị ung thư?

Nước ép nho đỏ

Một trong những khó khăn của việc điều trị ung thư phổi là các tế bào ung thư dường như rất “tinh ranh”. Những tế bào này luôn luôn cố gắng thích nghi và kháng lại các loại điều trị. Thật may mắn, hợp chất như resveratrol có thể giúp tăng hiệu quả điều trị. Hợp chất này còn giúp tăng hiệu quả của các loại thuốc hóa trị liệu như taxol (paclitaxel), platinol (cisplatin) và iressa (gefitinib). Còn quá sớm để có thể kết luận rằng resveratrol có thể giúp ích cho việc điều trị, nhưng thêm một chút resveratrol vào khẩu phần ăn dường như không có hại gì.

Tất nhiên, có nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của một loại đồ uống có cồn trong việc điều trị ung thư, nhưng đừng lo lắng nước ép nho đỏ có một sức mạnh cực kỳ lớn tương tự như các loại thực phẩm có chứa resveratrol khác như sô cô la đen và việt quất.

Nước ép nho là một trong những thực phẩm vàng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Nước ép nho là một trong những thực phẩm vàng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Nước sốt cà chua

Cà chua, đặc biệt là nước sốt cà chua có chứa lycopene, một hợp chất giúp giảm nguy cơ mắc ung thư và giúp chống lại ung thư.

Lycopene có thể gây ức chế sự phát triển và di căn của khối u, kích thích sự chết theo chu kỳ của các tế bào ung thư.

Thêm vào đó, lycopene còn có những đặc tính chống viêm có thể giúp làm chậm quá trình phát triển và di căn của khối u.

Hàu

Hàu là một nguồn giàu kẽm. Không chỉ giàu kẽm, loại thực phẩm này còn có vai trò trực tiếp trong việc chống lại ung thư, kích thích hiệu quả của các loại thuốc hóa trị liệu như taxotere (docetaxel).

Những người bị thiếu kẽm có thể bị suy giảm hệ miễn dịch, hệ miễn dịch có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư.

Không nhiều loại thực phẩm có chứa đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, nên bệnh nhân cũng có thể cân nhắc uống những loại thuốc bổ sung kẽm thay vì chỉ dựa vào nguồn kẽm từ chế độ ăn. Những người bị dị ứng với hàu không nên ăn loại thực phẩm này, những loại thực phẩm giàu kẽm khác là ngũ cốc nguyên cám…

Cải xoong

Cải xoong là một nguồn giàu isothiocyanates, một hợp chất không chỉ giúp làm chậm quá trình phân chia các tế bào ung thư, mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u, tăng cường hiệu quả của các loại thuốc điều trị ung thư.

Ngoài ra, hợp chất này còn có trong nhiều loại rau họ cải như wasabi, mù tạt xanh, cải mầm Brussel, cải thìa, su hào và súp lơ.

Hạt lanh

Hạt lanh có những công dụng và lợi ích không chỉ với những người bị táo bón, bốc hỏa mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư. Hạt lanh có chứa những hợp chất có tên là lignant, thành phần chính tạo nên những công dụng của hạt lanh.

Xạ trị được biết như là nguyên nhân gây ra nhiều tác dụng phụ kéo dài như xơ phổi. Nhiều nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng những người mắc ung thư phổi tiêu thụ một lượng lớn hạt lanh có thể sống lâu hơn, hạt lanh còn giúp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương và kích thích sự chết theo chu kỳ của các tế bào ung thư.

6. Làm gì khi người bệnh không muốn ăn? Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư thường bị mệt mỏi, chán ăn
Bệnh nhân ung thư thường bị mệt mỏi, chán ăn

Khi người bệnh không muốn ăn uống, người thân có thể cảm thấy rất lo lắng. Tuy nhiên, không vì thế mà ép buộc người bệnh phải ăn hoặc ép người bệnh dừng ăn khi họ chưa sẵn sàng.

Trước hết nên hỏi người bệnh ngoài cảm giác không muốn ăn uống thì còn gặp phải bất cứ vấn đề gì khó chịu khác hay không.

Sau đó, bạn nên thay đổi để làm cho việc ăn uống trở nên nhẹ nhàng và hứng thú hơn. Như thay đổi món ăn, chế biến và trang trí món ăn hấp dẫn hơn. Chia khẩu phần ăn nhỏ để tránh cảm giác người bệnh đang phải ăn quá nhiều. Tạo không khí ăn vui vẻ hơn như mở nhạc hoặc trang trí bàn ăn.

Có một điều cần biết rằng không có một chế độ ăn đặc biệt nào là phù hợp với bệnh nhân ung thư. Chính vì vậy, hãy ăn các đồ ăn mà bạn yêu thích, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng và chứa đầy đủ các nhóm chất. Bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, rau của quả giàu chất xơ.

Để được tư vấn thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7