Dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát

Hầu hết các chị em phụ nữ rất lo lắng khi mắc bệnh ung thư buồng trứng. Căn bệnh này nếu phát hiện sớm sẽ có khả năng chữa khỏi, nhưng tình trạng tái phát xảy ra cao. Theo số liệu thống kê có tới 70% số ca ung thư buồng trứng tái phát sau điều trị tại Việt Nam. Cùng GHV KSol tìm hiểu các dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát qua bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Ung thư buồng trứng tái phát là gì?

Sau khoảng 3 năm khi thực hiện các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… bệnh ung thư buồng trứng sẽ có nguy cơ tái phát bệnh rất lớn. Theo một số tài liệu y khoa đã ghi nhận, có tới khoảng 70% – 90% bệnh nhân phải đối diện lại với căn bệnh ung thư buồng trứng tại một số giai đoạn nhất định.

Các tế bào ung thư sẽ tái phát lại ở cục bộ khối u ban đầu hoặc ở các cơ quan lân cận khác. Nguyên nhân chính là do khi thực hiện các phương pháp điều trị chưa loại bỏ được hoàn toàn các khối u và các tế bào ung thư. Do đó, chị em sau khi điều trị cần thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng theo định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe.

Khoảng 70% - 90% bệnh nhân phải đối diện lại với căn bệnh ung thư buồng trứng tại một số giai đoạn nhất định
Khoảng 70% – 90% bệnh nhân phải đối diện lại với căn bệnh ung thư buồng trứng tại một số giai đoạn nhất định

2. Dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát

2.1. Tăng nồng độ CA-125

Đa số các bệnh nhân phát hiện tái phát ung thư buồng trứng khi nồng độ CA-125 tăng trở lại bất thường. Trong một vài trường hợp nồng độ này sau khi tăng đột ngột lại giảm xuống nhanh chóng trong một thời gian ngắn. Đây là những dấu hiệu cho thấy đã xuất hiện lại một khối u ở buồng trứng của bệnh nhân. Khi gặp phải dấu hiệu này các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quan cho bệnh nhân, sau đó tiến hành thực hiện CT Scan để cho được kết quả chuẩn xác nhất.

2.2. Lại xuất hiện cảm giác khó chịu vùng bụng

Bệnh nhân sau khi thực hiện các phương pháp điều trị ban đầu, nếu cảm thấy thường xuyên bị khó chịu và đầy bụng, hay ăn không ngon miệng thì nguy cơ tái phát bệnh sẽ rất cao. Ngoài ra đi kèm với dấu hiệu này đa số bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, tiểu tiện bất ổn, tiểu gấp hay đái buốt. Đến ngay các trung tâm y tế để khám chuyên khoa chẩn đoán tình hình bệnh.

2.3. Cảm giác đau

Theo như những nhận định của các chuyên gia y học, nếu các khối u trong buồng trứng tái phát lại bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau hay cảm thấy khó chịu ở vùng chậu, vùng lưng và ở bộ phận sinh dục sau khi quan hệ.

Đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát
Đau vùng chậu là một trong những dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát

2.4. Suy nhược cơ thể

Do thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như ăn không ngon miệng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… suốt một thời gian dài, khiến cơ thể bệnh nhân sẽ bị suy nhược nghiêm trọng. Cân nặng của bệnh nhân sẽ sụt giảm nhanh chóng đi kèm các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt hay cảm thấy buồn nôn.

2.5. Các triệu chứng tương tự như ung thư buồng trứng

Do các khối u cũ đã tái phát lại hoặc các khối u mới đã phát triển thêm, nên bệnh nhân sẽ có những triệu chứng giống như khi mới ban đầu mắc phải bệnh. Các triệu chứng thường gặp: Cổ trướng, chảy máu âm đạo hay biến chứng rối loạn tiêu hóa.

2.6. Các triệu chứng di căn

Có rất nhiều các trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng bị tái phát lại bệnh đi kèm với các triệu chứng di căn. Thông thường các tế bào ung thư sẽ di căn tới các bộ phận lân cận như gan, phổi, não, xương và các hạch bạch huyết. Nếu phát hiện ra đã bị di căn tới các vùng lân cận, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để khám tổng quan và sàng lọc lại ung thư buồng trứng để điều trị kịp thời nếu như bệnh tái phát.

3. Vì sao ung thư buồng trứng dễ dàng tái phát?

Sau khi điều trị những tế bào ung thư có thể còn sót lại có khả năng tiếp tục phân chia và phát triển. Hơn nữa ung thư buồng trứng rất khó nhận biết khi ở giai đoạn sớm. Những triệu chứng của ung thư buồng trứng rất dễ nhầm lẫn và khó phát hiện, đến khi phát hiện thì khối u đã lan rộng trong cơ thể. Điều này khiến cho bệnh khó điều trị hơn và khiến bệnh ung thư buồng trứng dễ dàng tái phát.

Ung thư buồng trứng tái phát thành 2 dạng:

  • Tế bào ung thư tái phát tại chỗ cạnh vị trí với khối u ban đầu
  • Tế bào ung thư tái phát ở phần khác trên cơ thể, còn được gọi là tái phát khu vực.

4. Điều trị ung thư buồng trứng tái phát như thế nào?

4.1. Ung thư tái phát có điều trị hết không

Nếu lựa chọn được một phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát thì khả năng chữa khỏi sẽ không quá cao. Mục đích chung của việc điều trị ung thư buồng trứng đã tái phát là sẽ giúp ngăn ngừa các khối u và tế bào ung thư phát triển thêm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cũng như mức độ kinh tế có thể đáp ứng được của từng bệnh nhân.

4.2. Các phương pháp điều trị ung thư tái phát

  • Hóa trị: Phương pháp này được thực hiện với mục đích chính là cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân. Xét theo khách quan thì cơ hội chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân ung thư buồng trứng tái phát là rất thấp, nên thông thường việc hóa trị sẽ chỉ kéo dài thời gian sống mà thôi.
  • Phẫu thuật: Khi bệnh nhân áp dụng phương pháp này sẽ cắt bỏ tử cung, cổ tử cung, vòi dẫn trứng và buồng trứng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ trực tiếp cắt bỏ phần mạc nối và các hạch bạch huyết trong ổ bụng của bệnh nhân. Để có thể thực hiện được phẫu thuật, bác sĩ sẽ phân chia giai đoạn trong lúc thực hiện để xét tình trạng các tế bào ung thư đã lan tới đâu. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ còn liên quan tới việc lấy mẫu ở cơ hoành hay các cơ quan khác ở ổ bụng, vét sạch các hạch và hút hết phần dịch cổ trướng.
  • Điều trị nội tiết: Sau khi thực hiện các phương pháp hóa trị hay phẫu thuật, bệnh nhân nên áp dụng kèm phương pháp điều trị nội tiết. Việc sử dụng các loại thuốc nội tiết sẽ đem lại rất nhiều các lợi ích cho bệnh nhân như làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát thêm. Để có thể thực hiện được phương pháp này bác sĩ phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm để tính toán và phân tích phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ. Khi điều trị nội tiết bệnh nhân nên có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn sử dụng thực phẩm sạch rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời phải tập thể dục điều độ với những bộ môn như chạy bộ, đạp xe, tập yoga, tập dưỡng sinh… để giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện tinh thần giúp căn bệnh ngày càng thuyên giảm hơn.
  • Điều trị nhắm mục tiêu: Đây là phương pháp điều trị cho bệnh nhân với 2 liệu pháp chính là Bevacizumab (Avastin) và Olaparib (Lynparza). Phương pháp này sẽ không gây ảnh hưởng tới các tế bào khỏe ở những vùng lân cận khác.
  • Xạ trị (Hiếm sử dụng): Việc xạ trị sẽ rất hiếm khi sử dụng cho bệnh ung thư buồng trứng, nhưng có khả năng lớn tiêu diệt các tế bào ung thư ở vị trí vùng xương chậu. Phương pháp này còn hay được sử dụng nếu các khối u ở buồng trứng tái phát trở lại để kiểm soát các triệu chứng gây đau đớn cho bệnh nhân
  • Điều trị triệu chứng: Ngoài việc thực hiện các phương pháp trên, bệnh nhân nên thực hiện các phương pháp điều trị giảm đau do các triệu chứng bệnh gây nên. Phương pháp này bao gồm sử dụng một số loại thuốc giảm đau hoặc cho bệnh nhân sử dụng liều lượng nhẹ các chất gây nghiện.

4.3. Phác đồ điều trị bệnh ung thư buồng trứng tái phát

Ung thư quay lại trong vòng 6 tháng: Trong trường hợp các khối u tái phát trong vòng 6 tháng sau điều trị, chứng tỏ chúng đã kháng các loại thuốc có chứa platin. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phương pháp hóa trị và xạ trị chứ chưa thực hiện phẫu thuật.

Ung thư quay lại sau 6 tháng: Trong trường hợp này do bệnh nhân đã phản ứng tốt với các loại thuốc điều trị ban đầu, nên sẽ tiếp tục sử dụng chúng. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt, để loại bỏ hết các khối u cũ và mới.

Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u còn sót lại hay những khối mới hình thành. 
Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các khối u còn sót lại hay những khối mới hình thành.

4.4. Lưu ý khi điều trị bệnh ung thư buồng trứng tái phát

Trao đổi với bác sĩ kỹ lưỡng: Bệnh nhân và người nhà cần trao đổi với bác sĩ kỹ lưỡng trước khi thực hiện điều trị. Ngay cả sau khi bệnh nhân đã điều trị xong cũng cần phải tham khảo bác sĩ về những cách thức điều trị bệnh tại nhà sao cho phù hợp.

Theo phác đồ điều trị: Bệnh nhân cần thực hiện đúng phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã đưa ra. Nếu thấy phác đồ đó không thật sự phù hợp và đem lại được kết quả tốt, bệnh nhân hoặc người nhà có thể trao đổi với bác sĩ để triển khai thực hiện phác đồ thay thế.

Hỗ trợ tinh thần: Người thân, bạn bè xung quanh và các bác sĩ hãy luôn động viên và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân. Cố gắng điều hướng những suy nghĩ của họ trở nên tích cực hơn và tránh mắc phải căn bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Hy vọng rằng bạn đọc đã có được các kiến thức quan trọng về dấu hiệu ung thư buồng trứng tái phát, phương pháp điều trị bệnh. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn qua số 18006808 – hotline 0962686808.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 22 – Hành trình người phụ nữ vượt qua Ung thư buồng trứng (Chị Lưu Thị Lụa- 0906923167)

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7