Những điều cần biết về chế độ ăn cho người ung thư để bồi bổ sức khỏe
Nội dung bài viết
Ung thư luôn là một căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao trên toàn thế giới. Người mắc bệnh ung thư không chỉ gặp các triệu chứng lâm sàng gây khó chịu cho cơ thể mà còn gặp khó khăn trong tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, các bác sĩ luôn khuyến cáo phải có một chế độ ăn riêng cho người bệnh ung thư. Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về chế độ ăn cho người ung thư để bồi bổ sức khỏe trong bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân gây ung thư
Ung thư là căn bệnh mà nguyên nhân chính do sự sai hỏng ADN dẫn đến đột biến gen của một số quá trình phân bào và các quá trình quan trọng khác. Ung thư không phải chỉ có một nguyên nhân gây ra. Một loại tác nhân có thể gây ra nhiều loại ung thư và một bệnh ung thư có thể do nhiều loại tác nhân gây ra. Theo nhiều nghiên cứu, đến hơn 80% bệnh ung thư do tác động của các yếu tố bên ngoài. Nếu chúng ta hạn chế tiếp xúc với những yếu tố độc hại này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa ung thư. Có thể kể đến 2 yếu tố từ bên ngoài như:
– Bức xạ ion hóa: Nguồn phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo được phóng ra từ các thiết bị dùng trong khoa học, y học có khả năng ion hóa vật chất. Một số loại ung thư do nguyên nhân này như: ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư máu.
– Bức xạ tia cực tím: Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da. Đối với những người da trắng, sắc tố bảo vệ da sẽ ít hơn người da sẫm màu.
2. Những bất lợi thường gặp khi bị ung thư
Khi mắc ung thư, bệnh nhân không chỉ sa sút về tinh thần mà cả thể chất cũng sẽ cạn kiệt nếu như không có một chế độ ăn cho người ung thư hợp lý. Trong quá trình bị bệnh và điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều bất lợi như:
2.1. Biếng ăn
Đây là vấn đề thường gặp của bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân thường là do tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh, do thuốc, do thay đổi khẩu vị hay chỉ đơn giản là do tâm lý sợ hãi, không muốn ăn. Có bệnh nhân chỉ gặp tình trạng này vài ngày nhưng cũng có bệnh nhân gặp thường xuyên nếu không có biện pháp khác. Dù thế nào cũng cần có chế độ bồi bổ cho bệnh nhân, không để tình trạng biếng ăn kéo dài. Bổ sung thêm chất đạm, thực phẩm giàu năng lượng, uống nhiều nước vào các bữa ăn.
2.2. Thay đổi khẩu vị
Có thể do tác dụng phụ của quá trình điều trị và thuốc. Đặc biệt, những thực phẩm giàu đạm như thịt hoặc thực phẩm giàu năng lượng sẽ làm bệnh nhân có cảm giác tanh và đắng. Để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn; ăn thêm những trái cây như cam, bưởi, quýt; tránh ăn nhiều thịt; ăn nhiều bữa.
2.3. Khô miệng
Tình trạng này thường gặp khi bệnh nhân thực hiện hóa trị liệu ở vùng đầu và cổ. Hậu quả là giảm tiết nước bọt dẫn đến khô miệng, chán ăn. Bệnh nhân có thể hạn chế bằng cách nhai kẹo cao su, uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả chua. Lưu ý giữ vệ sinh khoang miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần/ngày.
2.4. Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng
Đây đều là tác dụng phụ của quá trình hóa trị liệu, xạ trị hoặc do bệnh nhân có hiện tượng nhiễm trùng. Trước tiên, bệnh nhân cần đến bác sĩ để chắc chắn rằng tình trạng này là do quá trình điều trị chứ không phải do tác nhân nào khác. Đối với trường hợp này, trong chế độ ăn người bệnh nên bổ sung các thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt và tránh ăn cay, ăn mặn, ăn đồ chua.
2.5. Buồn nôn và nôn
Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân ung thư. Lời khuyên là nên cho bệnh nhân dùng bữa trước khi đói để giảm triệu chứng buồn nôn, đồng thời có thể uống nhiều nước và sử dụng thêm một số thực phẩm như bánh mỳ, bánh quy.
2.6. Ngại uống nước
Nên khuyên bệnh nhân ung thư tích cực uống nước, từ 8-12 ly nước mỗi ngày. Ngoài nước khoáng có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, nước rau củ, hạn chế uống nước chứa caffein.
2.7. Táo bón
Tình trạng này có thể do chế độ ăn của họ thiếu nước, thiếu chất xơ hoặc do tác động của quá trình điều trị. Vì thế, cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ vào các bữa ăn cũng như uống nhiều nước.
3. Chế độ ăn cho người ung thư để bồi bổ sức khỏe
3.1. Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người ung thư
Để có một chế độ ăn hợp lý nhất, trước tiên cần phải nắm được một số lưu ý cần tránh khi xây dựng thực đơn. Bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau đây:
– Tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa: Vì khả năng hấp thu của bệnh nhân ung thư vào ban ngày nhiều hơn là buổi tối nên cần lưu ý tăng lượng ăn cho bệnh nhân vào bữa sáng và bữa trưa. Bổ sung thực phẩm giàu đạm, cá, trứng, đậu nành và các thực phẩm giàu protein khác.
– Bổ sung nước thường xuyên: Để phòng việc mất nước và điện giải do quá trình điều trị, bệnh nhân cần được bổ sung nước thường xuyên.
– Cần ăn nhiều thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm chất kích thích, chất bảo quản: Cơ thể bệnh nhân ung thư nhạy cảm nên tốt nhất dùng những củ quả vỏ dày như bưởi, cam, đu đủ, thanh long, dừa, bí đao,..
– Không ăn rau má: Vì loại rau này có nguy cơ gây chảy máu đối với bệnh nhân ung thư.
– Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn: Vì thực phẩm chế biến sẵn thường chứa chất bảo quản. Nên tự chế biến thực phẩm với cách chế biến như luộc, hấp, hạn chế nướng, rán và tẩm ướp gia vị quá nhiều.
– Hạn chế thực phẩm gây đầy hơi: Đậu sống, tái hay gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế dùng thịt đỏ như trâu, bò, ngựa vì chúng có hàm lượng protein cao gây khó tiêu, khó hấp thu.
Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế sử dụng thực phẩm dinh dưỡng từ thực phẩm biến đổi gen. Từ bỏ các đồ uống như cà phê, socola và trà. Sử dụng thêm vitamin và chất khoáng hàng ngày với liều lượng nhỏ.
3.2. Những thực đơn bồi bổ cho người ung thư
Một chế độ ăn cho người ung thư khoa học sẽ giúp bệnh nhân có thêm sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước sẽ tiếp thêm năng lượng cho bệnh nhân trong điều trị bệnh chứ không phải “nuôi khối u” như nhiều người nghĩ. Người nhà cũng nên động viên bệnh nhân giữ tâm lý thoải mái, không quá căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một bữa ăn của bệnh nhân ung thư cần đảm bảo được các thành phần sau:
3.2.1. Đạm
Cơ thể cần được cung cấp cấp loại acid amin thiết yếu từ thịt. Bệnh nhân ung thư cần lưu ý ăn đủ các loại protein từ thực vật và động vật. Nên sử dụng các loại thịt trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Nhưng nếu trong trường hợp bệnh nhân dễ bị đầy hơi thì nên hạn chế sử dụng thịt đỏ. Các loại thực phẩm tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp acid amin quý giá cho cơ thể.
3.2.2. Tinh bột
Nên lưu ý lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, hạt lúa mạch, ngô và các loại củ quả như khoai tây, khoai lang tím,… Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn vì nó gây nhiều tác hại cho cơ thể. Nên tự chế biến thực phẩm cho bệnh nhân ung thư và hạn chế nướng, rán hay dùng quá nhiều phụ gia cho món ăn.
3.2.3. Chất béo (Lipid)
Khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư cần có hàm lượng chất béo nhất định. Vì chất béo là chất có giá trị năng lượng cao, cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Chỉ lưu ý là trong chất béo nạp vào cơ thể thì hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
3.2.4. Rau quả
Rau quả cũng là loại thực phẩm cần bổ sung thêm vào các bữa ăn cho bệnh nhân ung thư. Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có chất bảo quản. Lưu ý bảo quản rau quả trong điều kiện lạnh. Trong chế biến hạn chế làm mất các vitamin hay chất khoáng vì đây là những chất có lợi cho bệnh nhân ung thư.
Một chế độ ăn cho người ung thư đầy đủ dinh dưỡng cũng là một biện pháp cần thiết để bệnh nhân có đủ sức khỏe chiến đấu với bệnh tật. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, bệnh nhân ung thư cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cải thiện sự chán ăn, ăn uống ngon miệng hơn như GHV KSOL. Sản phẩm GHV KSOL với thành phần gồm Fucoidan sulfate hóa cao, Xáo tam phân, Tam thất và Curcumin (Nghệ vàng) sẽ giúp bệnh nhân hạn chế các tác dụng phụ trong quá trình điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng