5 triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu và cách điều trị
Nội dung bài viết
Ung thư máu là một trong những bệnh ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất trên thế giới, với tỉ lệ 1/16 ở nam và 1/22 ở nữ. Tuy vậy bệnh thường được phát hiện chậm do các triệu chứng không rõ ràng. Bài viết dưới đây của GHV KSol giúp nhận biết 5 triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu và cách điều trị, mời bạn đọc theo dõi.
XEM THÊM:
- Riêng tư: Đứa con bất hiếu
- Giải đáp: Ung thư máu giai đoạn cuối có chữa được không?
- Ung thư máu có lây không? Biện pháp phòng ngừa ung thư máu
1. Bệnh ung thư máu giai đoạn đầu là gì?
Bệnh ung thư máu xảy ra khi có đột biến trong quá trình tạo các tế bào máu khiến chúng phát triển và phân chia nhanh hơn gấp nhiều lần, ứ đọng trong tủy xương gây cản trở quá trình sinh máu bình thường tại đây. Theo thống kê tại Mỹ, cứ ba phút lại có một ca được chẩn đoán mắc mới ung thư máu, sau đó mỗi 9 phút lại có một ca tử vong.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra nhưng các yếu tố nguy cơ cao được cho là gồm gen di truyền và các yếu tố môi trường. Ngoài ra một số thay đổi khác chưa giải thích được rõ xảy ra trong tế bào máu cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Ung thư máu được phân chia thành 4 giai đoạn dựa trên triệu chứng và mức độ di căn, trong đó giai đoạn đầu là giai đoạn 1 khi khối u chưa lan rộng nên mức độ bệnh còn nhẹ. Giai đoạn này sự tăng lên đột ngột của các tế bào lympho dẫn đến tăng kích thước của hạch bạch huyết, tuy nhiên chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
2. 5 triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu
Đa số các trường hợp bệnh ung thư máu phát hiện ở giai đoạn cuối, các triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu thường biểu hiện khá mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn với dấu hiệu của những bệnh thông thường nên rất khó phát hiện. Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình nhất của bệnh giai đoạn đầu:
2.1. Chảy máu bất thường
Người bệnh thường bị bầm tím và chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc do tình trạng thiếu tiểu cầu gây ra. Đây là triệu chứng không nên bỏ qua, người bệnh có thể đột nhiên bị chảy máu nướu răng nhiều, chảy máu mũi khó kiểm soát hoặc chảy máu trong ruột (phát hiện khi làm xét nghiệm tìm máu trong phân). Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) cũng thường gặp ở trẻ em nên nhiều khi bệnh ở đối tượng này không được chú ý phát hiện sớm.
2.2. Đau đầu thường xuyên
Đây là triệu chứng bệnh ung thư máu gây ra bởi sự thiếu oxy lên não, nguyên nhân do rối loạn quá trình tạo máu ở tủy xương dẫn đến suy giảm dòng hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy lên não.
Triệu chứng này ở giai đoạn đầu thường nhẹ và bất chợt nhưng có mức độ thường xuyên, người bệnh có thể bị đau 2 bên thái dương, đau nửa đầu hoặc toàn bộ vùng đầu. Đến các giai đoạn sau người bị ung thư máu đau đầu xảy ra thường xuyên và nặng hơn nhiều, có khi những cơn đau kéo dài không ngừng.
2.3. Hạch bạch huyết sưng lên
Hạch bạch huyết chứa các tế bào bạch cầu dòng lympho (bao gồm lympho B và lympho T) với chức năng xác định và chống nhiễm trùng. Bạch huyết có mặt khắp cơ thể và có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các hạch này bị viêm và sưng trong nhiều bệnh khác nhau như viêm họng thông thường, viêm tai hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu loại ung thư hạch nếu không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác (ở tai hoặc cổ họng).
Tình trạng của các hạch bạch huyết là rất quan trọng trong việc chẩn đoán và nhận biết giai đoạn ung thư, giúp bác sĩ lựa chọn điều trị và tiên lượng bệnh.
2.4. Đau bụng, chán ăn, sụt cân nhanh
Ung thư máu ảnh hưởng tới các cơ quan như gan và lá lách làm cho người bệnh đầy hơi, đau bụng có thể kèm theo buồn nôn và nôn, mất cảm giác ngon miệng. Chán ăn kéo dài dẫn tới bệnh nhân sụt cân nhanh. Triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh thông thường và cả ung thư khác ngoài ung thư máu, nhưng kết hợp với các dấu hiệu khác thì bạn không thể chủ quan.
2.5. Sốt, da dẻ xanh xao
Sốt ở bệnh nhân ung thư máu do suy giảm khả năng miễn dịch của bạch cầu dẫn tới cơ thể không đủ khả năng chống đỡ các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus xâm nhập vào. Đây là triệu chứng thường gặp, kết hợp với nhiễm trùng tại một số cơ quan: ngoài da, tiết niệu, hô hấp,… Các nhiễm trùng này đáp ứng kém với kháng sinh.
Sự phát triển mạnh của bạch cầu chưa trưởng thành (tế bào máu ác tính) dẫn đến thiếu hụt hồng cầu gây thiếu máu. Người bệnh ung thư máu luôn cảm thấy mệt mỏi; hoa mắt chóng mặt; hồi hộp tim đập nhanh; làn da nhợt nhạt, xanh xao; cơ thể yếu ớt và dễ bị ngất xỉu.
Các triệu chứng của bệnh ung thư máu biểu hiện trên từng người cũng có thể khác nhau và như trên cho thấy cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vậy nếu thấy những triệu chứng bất thường hoặc kéo dài thì nên đi khám để được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn nhiều.
3. Cách điều trị bệnh ung thư máu giai đoạn đầu
Cách điều trị ung thư máu phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Về cơ bản có một số phương pháp điều trị ung thư máu giai đoạn đầu như sau:
3.1. Xạ trị liệu
Xạ trị liệu là phương pháp sử dụng tia X có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào bạch cầu ác tính hoặc ngăn chúng phát triển. Các tia này có thể chiếu một phần hoặc toàn bộ cơ thể tùy vào mức độ bệnh.
3.2. Hóa trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng ung thư để tiêu diệt các tế bào máu ác tính và tủy xương. Thuốc hóa trị được đưa vào cơ thể người bệnh qua các con đường:
- Thuốc đường uống.
- Tiêm truyền tĩnh mạch.
- Tiêm bắp hoặc dưới da.
- Tiêm vào dịch não tủy.
3.3. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Liệu pháp này tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu, ngăn chặn chúng phát triển và phân chia. Thuốc nhắm mục tiêu này tác động trực tiếp vào các protein đặc trưng hoặc các gen của tế bào ung thư.
3.4. Liệu pháp sinh học
Đây còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, sử dụng các loại thuốc làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể như interleukin và interferon giúp hệ thống miễn dịch tìm và tấn công các tế bào ung thư.
3.5. Ghép tế bào gốc
Phương pháp này bệnh nhân ung thư máu sẽ nhận được các tế bào gốc mới của người phù hợp hiến tặng qua đường tĩnh mạch. Các tế bào gốc này sẽ thay thế các tế bào bạch cầu trong tủy xương để phát triển thành các tế bào máu mới, khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, người bệnh sẽ được tiêu diệt các tế bào ung thư trong tủy xương bằng hóa trị liệu liều cao hoặc cũng có thể xạ trị, đồng thời ức chế miễn dịch để chống cơ thể tấn công loại bỏ các tế bào gốc mới.
3.6. Phẫu thuật
Phẫu thuật trong bệnh ung thư máu là thủ tục cắt loại bỏ lá lách qua mổ nội soi hoặc mổ hở. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nếu lá lách chứa đầy các tế bào ung thư và không đáp ứng với điều trị, các tế bào này đã di căn vào các cơ quan lân cận.
4. Ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không?
Ung thư máu nói chung không thể chữa khỏi, tuy nhiên đã có những tiến bộ rất lớn trong việc điều trị bệnh nên thời gian sống của người bệnh được kéo dài thêm rõ rệt, đặc biệt phát hiện ở giai đoạn đầu thời gian sống dài hơn rất nhiều so với các giai đoạn sau. Tuy vậy, mỗi bệnh nhân ung thư máu giai đoạn đầu lại có thời gian sống khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: loại bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị,… Bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo số liệu thống kê sau:
- Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: thời gian sống trung bình khoảng 8 năm nếu được điều trị thích hợp.
- Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: khoảng 20-40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm sau điều trị.
- Bệnh bạch cầu dòng lympho mạn tính: dòng tế bào B thì bệnh nhân giai đoạn sớm có thể sống từ 10-20 năm, dòng tế bào T thì có tỷ lệ sống rất thấp.
- Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính: loại này tiến triển rất nhanh và khó kiểm soát nên thời gian sống trung bình chỉ khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, tiên lượng sống cho trẻ em tốt hơn người lớn với khoảng 80% trẻ em có thể chữa lành được, đặc biệt những trẻ 3-7 tuổi.
Ung thư máu là bệnh rất nguy hiểm và khó điều trị nhưng vẫn có cơ hội chữa lành và kéo dài thời gian sống nếu có thể phát hiện sớm. Vậy những đối tượng gia đình có người mắc bệnh ung thư máu hoặc tiền sử bản thân mắc các bệnh về máu,… hay người bình thường có các triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu như trên thì nên đến các cơ sở y tế uy tín khám sớm nhất có thể hay tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 20: BỨC THƯ GỬI CON TRAI UNG THƯ MÁU CỦA NGƯỜI MẸ TRẺ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng