Những điều cần biết về phương pháp xạ trị ung thư phổi
Nội dung bài viết
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến, hiện nay với sự tiến bộ của y học, ung thư phổi hoàn toàn có thể được đẩy lùi nếu như phát hiện ở giai đoạn sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có xạ trị. Vậy phương pháp xạ trị ung thư phổi thường chỉ định cho những trường hợp nào, gây tác phụ gì cho người bệnh? Chúng ta sẽ cùng GHV KSol tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
- Bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 và những thông tin cần biết
- Ung thư phổi tế bào nhỏ và những điều mà người bệnh cần biết
Ung thư phổi là hiện tượng phổi xuất hiện các tế bào ung thư, bệnh gồm có hai thể là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào không nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào không nhỏ thường phổ biến chiếm 85%. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của ung thư, bác sĩ có thể chỉ định bằng phương pháp xạ trị với một lộ trình cụ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư, đem lại kết quả điều trị tốt cho người bệnh.
1. Phương pháp xạ trị ung thư phổi thường được chỉ định trong những hợp nào?
Xạ trị sẽ được chỉ định trong trường hợp các khối u trong phổi có kích thước quá to hoặc nằm ở những vị trí đặc biệt, người bệnh không đảm bảo có đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật, hoặc bệnh nhân là người lớn tuổi, bị suy tim mãn tính, máu khó đông.
Trong trường hợp người mắc ung thư phổi được chỉ định phải phẫu thuật do kích thước khối u có những diễn biến bất thường, cần phải dùng đến phương pháp xạ trị làm nhỏ khối u, để việc tiến hành phẫu thuật được diễn ra thuận lợi suôn sẻ.
Đối với những bệnh nhân ung thư phổi đã tiến hành phẫu thuật, nhưng sau đó vẫn còn một số biến chứng bất thường trong tế bào, nguyên nhân do phẫu thuật không thực hiện dứt điểm có thể dùng phương pháp xạ trị để điều trị. Việc điều trị này thường kết hợp song song với hóa trị liệu.
Người mắc ung thư phổi đã chuyển sang hoặc phát hiện ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác như não, gan, xương thì cần dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Xạ trị cũng làm cho bệnh nhân ung thư phổi giảm các triệu chứng do ung thư gây ra như đau đớn, ho sặc sụa hay khó ăn, khó nuốt.
2. Các phương pháp xạ trị để điều trị cho ung thư phổi
Hiện nay, xạ trị được thực hiện để điều trị ung thư phổi bao gồm có hai loại chính sau:
2.1. Xạ trị chùm tia ngoài
Đây là liệu pháp thường dùng cho điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi bằng việc chiếu các tia bức xạ từ bên ngoài cơ thể vào tế bào ung thư hoặc đã xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Liệu pháp này với các chùm tia bức xạ có thể phát hiện và tiêu diệt được các tế bào ung thư.
Đây là liệu pháp không mang đến cảm giác đau đớn cho người bệnh, thường giống như phương pháp chụp X – quang và thời gian điều trị khá ngắn thường chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, liệu trình điều trị này cần được thực hiện liên tục trong 5 ngày/tuần và diễn ra từ 5 đến 7 tuần mới kết thúc một liệu trình. Hiện nay, khoa học y khoa ngày càng tiên tiến, liệu pháp này có thể giúp điều trị ung thư phổi một cách chính xác, hạn chế việc phơi nhiễm bức xạ đến những tế bào phát triển bình thường.
Các liệu pháp xạ trị chùm tia ngoài bao gồm:
– Liệu pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)
Đây là liệu pháp xạ trị trên hệ thống máy móc hiện đại, sở hữu công năng thông minh như kiểm soát được nhịp tim của bệnh nhân trong suốt liệu trình điều trị.
Liệu pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, hoặc tùy thuộc vào tình hình thể trạng bệnh lý và sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp này. Nó cũng được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi để hạn chế sự xâm lấn của khối u sang các cơ quan trong cơ thể như não hoặc tuyến thượng thận.
Phương pháp không xác định thời gian điều trị dài ngày hay ngắn ngày mà rút gọn trong khoảng 1 đến 5 ngày, liệu pháp này tập trung bức xạ với liều lượng cao dò tìm và chiếu tia xạ vô cùng chính xác vào vị trí các khối u dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm tiêu diệt các khối u trong thời gian ngắn, hạn chế phơi nhiễm xạ đến các cơ quan xung quanh khối u, bướu.
– Liệu pháp xạ trị không gian ba chiều (3D-CRT)
Liệu pháp này sử dụng hệ thống máy tính thông minh, dò tìm chuẩn xác vị trí khối u trong không gian ba chiều và chiếu các chùm tia xạ vào khối u với liều cao mà không làm ảnh hưởng các tia xạ đến các mô bình thường xung quanh.
– Liệu pháp xạ trị điều biến (IMRT)
Đây là liệu pháp điều chỉnh các bức xạ đúng với hình dáng của khối u và chiếu các tia xạ vào trực tiếp gói gọn trong hình dáng đó mà không để ảnh hưởng đến các mô bình thường xung quanh. Đây là liệu pháp sở hữu kỹ thuật cao, được sử dụng phổ biến trong các trường hợp tiêu diệt khối u mà vẫn không làm ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng như tủy sống.
– Liệu pháp xạ trị lập thể (SRS)
Đây là liệu pháp tập trung chùm bức xạ ở liều cao gồm 200 chùm tia soi chiếu vào vị trí khối u dưới nhiều góc độ khác nhau thường kéo dài vài phút hoặc thậm chí vài giờ.
2.2. Xạ trị bên trong hay còn gọi là xạ trị áp sát
Khi phát hiện mắc ung thư phổi người bệnh thường có các triệu chứng trong đó phổ biến là khó thở, ho nhiều, đau đớn… liệu pháp xạ trị này được dùng để làm nhỏ kích thước các khối u, khai thông trong đường thở, giúp bệnh nhân lấy lại hơi thở nhẹ nhàng, giảm thiểu tình trạng đau đớn.
Thủ thuật phổ biến trong liệu pháp điều trị này là một phần xạ trị (dạng viên nhỏ) sẽ được các bác sĩ đưa vào bên trong đường thở thông qua quá trình nội soi hoặc cấy xạ vào trong các khối u. Thường ít ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh.
3. Thời gian xạ trị ung thư phổi là bao lâu và bằng những cách nào?
Xạ trị ung thư phổi là cách điều trị ung thư phổi tiên tiến giúp loại bỏ tế bào ung thư ác tính bằng việc chiếu các tia bức xạ mang năng lượng cao vào khu vực ung thư. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như kích thước của khối u mà thời gian xạ trị ung thư phổi của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Thông thường, thời gian xạ trị ung thư phổi sẽ được làm hằng ngày, công việc này được thực hiện liên tục từ 5 đến 6 tuần liên tiếp.
Có 2 phương pháp xạ trị ung thư phổi thường được bác sĩ sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, bao gồm:
- Xạ trị bằng cách chiếu xạ từ bên ngoài: phương pháp này sử dụng máy chiếu tia xạ cường độ mạnh đặt bên ngoài cơ thể bệnh nhân ung thư phổi, qua đó có thể tiêu diệt được khối u bằng cách chiếu tia xạ xuyên quan lồng ngực bệnh nhân
- Xạ trị bằng cách đặt hóa trị trực tiếp: Xạ trị ung thư phổi bằng cách đặt hóa trị trực tiếp vào khối u hoặc sử dụng ống thông từ bên ngoài nhằm đưa các chất phóng xạ đến khối u và tiêu diệt chúng.
4. Mục đích xạ trị ung thư phổi
Xạ trị ung thư phổi có nhiều mục đích khác nhau phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, cụ thể:
- Giảm kích thước các khối u
- Kết hợp với phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u, có thể mổ loại bỏ dễ dàng hơn cũng như xạ trị tiêu diệt những khối u còn sót lại sau phẫu thuật
- Ở những trường hợp mới phát hiện, khối u còn bé thì xạ trị là phương pháp điều trị chính nhằm loại bỏ khối u
- Giảm đau đớn cho bệnh nhân, giảm những triệu chứng của ung thư phổi
- Ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị ung thư phổi
- Tiêu diệt các tế bào di căn của ung thư phổi lên não…
5. Phương pháp xạ trị ung thư phổi gây tác phụ như thế nào đối với người bệnh
Bất cứ một phương pháp điều trị nào cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy theo thể trạng, cơ địa, tình hình bệnh lý mà mỗi bệnh nhân sẽ có những tác dụng phụ khác nhau, thông thường người bệnh gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:
– Chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn có thể nôn ra tất cả những gì có trong bao tử.
– Cảm giác mệt mỏi, biếng ăn và sụt cân.
– Vùng da điều trị thay đổi màu sắc.
– Rụng tóc.
– Trường hợp xạ trị đến các vùng của não bộ, có thể làm cho bệnh nhân mất trí nhớ, đau đầu do ảnh hưởng các tia xạ.
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ dần mất đi sau quá trình điều trị, nên các bệnh nhân ung thư phổi không nên quá lo lắng.
6. Phương pháp xạ trị ung thư phổi được điều trị trong thời gian bao lâu, có chữa khỏi được không?
Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, thời gian xạ trị đối với người bệnh ung thư phổi sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau. Nhưng phổ biến thì mỗi liệu trình xạ trị cần phải được điều trị một lần trong ngày và liên tục từ 1 đến 5 ngày trong tuần nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Việc điều trị ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị có chữa khỏi được không luôn là điều mà các bệnh nhân mắc ung thư phổi quan tâm. Theo các chuyên gia, việc chữa khỏi ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị hay các phương pháp điều trị khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, loại bệnh, tuổi tác, thể trạng người bệnh… Có đến 85% trường hợp mắc ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Do vậy, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ:
– Giai đoạn IA: 70 – 80% bệnh nhân có thể sống được sau 5 năm.
– Giai đoạn IB: 60 – 70% bệnh nhân sống được sau 5 năm.
– Giai đoạn IIA: 30 – 50% bệnh nhân sống được sau 5 năm.
– Giai đoạn IIB: 25 – 30% bệnh nhân sống được sau 5 năm.
– Giai đoạn IIIA: 10 – 30% bệnh nhân sống được sau 5 năm.
– Giai đoạn IIIB: 5% bệnh nhân sống sau 5 năm.
– Giai đoạn IV: 2% bệnh nhân sống sau 5 năm.
7. Cần chuẩn bị gì trước, trong và sau các đợt xạ trị ung thư phổi?
Trong bất cứ giai đoạn nào của xạ trị ung thư phổi, người bệnh cũng cần phải chuẩn bị thật tốt sức khỏe cho bản thân bởi xạ trị ung thư phổi là một quá trình điều trị lâu dài tốn nhiều công sức, do vậy người bệnh cần:
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để cơ thể dễ hấp thu. Trong trường hợp tiêu chảy bệnh nhân nên kiêng ăn các loại rau xanh, trái cây, những đồ uống có cồn mà nên uống nhiều nước để bù nước do mất nước, điện giải.
- Sử dụng các loại kem bôi giúp dưỡng da, khắc phục tình trạng tổn thương da.
- Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
- Hạn chế việc stress làm tác dụng điều trị xạ trị, lâu phục hồi bằng cách giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc thậm chí thực phẩm chức năng, thảo dược mà bạn đang sử dụng trước khi xạ trị
Trên đây là một vài thông tin về những điều cần biết về phương pháp xạ trị ung thư phổi, mong rằng sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho những bệnh nhân muốn tìm hiểu và mong muốn điều trị bằng phương pháp này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng