Những điều cần biết về triệu chứng ung thư vú ở nữ giới
Những năm gần đây, ung thư vú đã vượt qua ung thư cổ tử cung để trở thành căn bệnh ung thư gây tỷ lệ tử vong cao hàng đầu ở nữ giới. Trang bị cho mình những kiến thức về triệu chứng ung thư vú là cách tốt nhất để phòng ngừa trước căn bệnh nguy hiểm này.
1. Nguyên nhân gây ung thư vú ở nữ giới
Cho đến nay các nhà khoa học, vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư vú ở nữ giới, nhưng có một vài tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
1.1. Mang thai sau 30 tuổi
Những phụ nữ không sinh con hoặc mang thai đầu lòng sau 30 tuổi thường có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người có con trước 30 tuổi. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ yếu và dễ bị rối loạn hormone. Đây cũng là nguyên nhân mà các bác sĩ luôn khuyến cáo phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi để hạn chế những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
1.2. Không cho con bú
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư vú trước và sau mãn kinh. Các chuyên gia cũng tin rằng, việc cho con bú sữa mẹ giúp điều chỉnh sự cân bằng hormone của phụ sau khi sinh. Do đó, chị em hãy cố gắng cho con bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con.
1.3. Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
Theo các chuyên gia y tế cho biết việc phụ nữ uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú bởi rượu, bia chứa cồn, trong thuốc lá có chứa hơn 5.700 thành phần hóa học, hơn 70 tác nhân gây ung thư chẳng hạn như Benzen, Asen… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến đột biến gen, gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào, tăng sinh mạch máu bất thường… từ đó dẫn đến bệnh ung thư.
1.4. Mặc áo ngực quá chật
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Viện các bệnh văn minh ở Hawaii Mỹ: “Những phụ nữ mặc áo ngực chật và kéo dài quá 12h một ngày sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người mặc áo ngực thoải mái”. Điều này được lý giải, áo ngực quá chật sẽ chèn ép hai đầu vú, kích thích sự phát triển bất thường của các tế bào mô vú và dẫn đến ung thư. Do đó, chị em không nên mặc áo ngực trong thời gian dài, nên chọn áo ngực đúng cỡ, thoáng mát.
1.5. Thức khuya dùng điện thoại
Có thể bạn chưa biết, thức khuya dễ phá vỡ đồng hồ sinh học, gây rối loạn nội tiết, bức xạ điện thoại làm tăng nguy cơ ung thư vú. Bên cạnh đó, việc bị stress trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú mà nhiều người bỏ qua.
2. Các triệu chứng ung thư vú ở nữ giới
Các triệu chứng bệnh ung thư vú ở nữ giới phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh. Thường ung thư vú ở nữ giới giai đoạn đầu người bệnh sẽ không có biểu hiện gì rõ rệt. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau các biểu hiện bệnh đã rõ ràng hơn. Một số triệu chứng tiêu biểu của ung thư vú ở nữ giới có thể kể đến như:
2.1. Cảm giác đau tức ở ngực
Nếu bạn bỗng nhiên cảm thấy đau tức ở vùng ngực cho dù không gần chu kỳ kinh nguyệt, thì hãy hết sức lưu ý vì đây có thể là triệu chứng ung thư vú. Đây là dấu hiệu thường gặp khi khối u bắt đầu phát triển và chèn ép lên các dây thần kinh và tổ chức bên trong bầu vú. Khối u có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng và kích thước khác nhau ở nhiều vị trí, vì vậy bạn hãy theo dõi tần suất và thời điểm cũng như vị trí cơn đau để đi khám bác sĩ. Đặc biệt là những người ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, thì dấu hiệu đau tức ở ngực càng cần cẩn trọng hơn nữa.
2.2. Hình dạng và kích thước bầu ngực bất thường
Ở những người có mô vú dày đặc, nếu chưa tới gần chu kỳ kinh nguyệt mà lại cảm thấy bầu ngực cương cứng và to lên bất thường, hoặc hai bên ngực không cân xứng, đồng đều nhau thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, đó có thể là triệu chứng ung thư vú thường gặp.
2.3. Hạch sờ thấy ở vùng nách
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em phụ nữ nên thường xuyên tự kiểm tra sức khỏe bầu ngực của mình bằng cách vuốt tay từ bầu ngực lên trên đường hõm nách. Nếu có cảm giác đau hoặc sự xuất hiện của hạch nổi ở hõm nách thì bạn nên kịp thời đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Đây có thể là phản ứng của cơ thể trước các dấu hiệu nhiễm trùng thông thường nhưng không loại trừ triệu chứng bệnh ung thư vú. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý để có thể tầm soát ung thư vú sớm và có hướng điều trị bệnh tốt nhất.
2.4. Núm vú bị tụt vào trong
Ngoại trừ trường hợp có núm vú tụt vào trong từ lâu, nếu bạn bỗng nhiên thấy núm vú đột nhiên tụt sâu vào trong một cách bất thường, không thể cương cứng thậm chí kéo bằng tay vẫn tụt vào trong, hãy đến gặp bác sĩ vì đây là một trong những triệu chứng bệnh ung thư vú không thể lơ là.
2.5. Vùng da quanh núm vú thay đổi
Sự xuất hiện của các khối u trong bầu ngực có thể phá vỡ cấu trúc của da, tạo nên những vết nhăn bất thường ở vùng da quanh đầu vú hoặc hiện tượng co rút núm vú kèm theo các hạt nhỏ mà trước đó chưa từng xuất hiện. Ngoài ra, những bệnh nhân bị ung thư vú có thể gặp hiện tượng da xung quanh bầu ngực bị mẩn đỏ, tím tái, sưng phù, chảy nước hoặc bong tróc như vảy nến…
3. Các bài tập giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú ở nữ giới
3.1. Chạy bộ
Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc chạy bộ hàng ngày là phương pháp phòng ngừa mắc ung thư vú hiệu quả nhất hiện nay. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ, đặc biệt là cơ vùng ngực sẽ làm đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư vú phổ biến. Việc chạy bộ nên được thực hiện 30 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao.
3.2. Các bài tập thở
Để nâng cao sức khỏe hàng ngày, các chị em nên dành 30 phút để tập những bài thể dục cơ bản thông qua việc hít sâu và thở nhẹ, vùng ngực được vận động nhịp nhàng giúp phòng ngừa ung thư vú. Bên cạnh đó, bài tập này rất tốt cho phổi và tim mạch.
3.3. Tập gym
Phòng tập gym là một địa chỉ lý tưởng cho chị em phụ nữ. Không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư vú mà còn giúp bạn có được một thân hình hoàn hảo hơn thông qua sự hướng dẫn của các huấn luyện viên. Tập gym sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp nhất, kiểm soát tối đa sự hình thành và tích tụ mỡ thừa, yếu tố tác động đến sự hình thành của các tế bào ung thư vú.
3.4. Bơi
Với các động tác tập trung chủ yếu ở vùng cánh tay và ngực, bơi sẽ giúp tăng cường hoạt động tim mạch và cơ bắp ngực nhờ đó mà nguy cơ ung thư vú cũng được giảm đi đáng kể.
3.5. Bài tập Burpees
Burpees là tổ hợp các động tác liên hoàn bao gồm ngồi xổm, chống đẩy và bật nhảy. Bài tập này khá hiệu quả trong việc đốt cháy calo, làm giảm mật độ mô vú và nguy cơ ung thư vú lên đến 20%.
3.6. Chống đẩy
Chống đẩy là một bài tập thể dục khá hiệu quả giúp phòng ngừa ung thư vú. Bài tập này khá linh hoạt trong việc luyện tập, bạn có thể thực hiện ở dưới đất, trên sàn, trên giường, ở bất kì đâu và với độ khó linh hoạt tùy thuộc vào sức của bạn.
3.7. Các bài tập với bóng
Để làm giảm mật độ mô vú và chỉ số khối của cơ thể hàng ngày bạn có thể tập các bài tập với bóng, điều này sẽ giúp cho các tế bào ung thư vú khó hình thành và xâm lấn hơn.
3.8. Các bài tập với tạ
Bài tập với tạ là một trong những biện pháp có tác dụng kỳ diệu trong việc đốt cháy chất béo của cơ thể một cách hiệu quả. Mỡ bị đốt cháy sẽ khiến các tế bào ung thư bị cắt nguồn dinh dưỡng nên từ đó suy yếu dần và mất đi. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng tạ vừa phải, không nên quá sức sử dụng các loại tạ quá nặng.
Tìm hiểu về các triệu chứng ung thư vú ở nữ giới là điều rất cần thiết, hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp chị em nữ giới phần nào hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư này, qua đó biết cách phòng tránh, phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch