Những điều cần biết về ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một bệnh phổ biến hàng đầu trong các loại ung thư đường tiêu hóa và là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao ở cả Việt Nam và trên Thế giới. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nắm được những kiến thức về bệnh ung thư dạ dày.
1. Ung thư dạ dày nguy hiểm như thế nào?
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính của dạ dày, đây là bệnh lý gây tử vong thứ hai trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày rất cao mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen ăn uống.
Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường rất khó phát hiện. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: chảy máu cấp tính gây tổn thương động mạch và tĩnh mạch, hẹp môn vị, thủng dạ dày,…
2. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư dạ dày, nhưng y học đã chỉ ra được một số yếu tố nguy cơ có thể khiến căn bệnh này xuất hiện và phát triển:
Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
Vi khuẩn HP được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong rất nhiều yếu tố gây bệnh, không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày.
Di truyền
Khoa học chưa khẳng định ung thư dạ dày có thể do di truyền. Nhưng trên thực tế, gia đình có thành viên bị ung thư dạ dày thì khả năng con cháu mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ mặn… sẽ khiến cơ thể hấp thu, sinh ra độc tố làm hủy hoại, gây viêm loét dạ dày rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành ung thư.
Bị biến chứng từ căn bệnh khác
Các căn bệnh như viêm gan mãn tính, suy gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng,… có khả năng biến chứng sang dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày mà mọi người ít biết. Do đó, khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa bạn nên chữa trị để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Ngoài những yếu tố kể trên, làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi… cũng là những tác nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm này.
3. Các dấu hiệu ung thư dạ dày
Ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày thường xuất hiện những biểu hiện bất thường ở vùng bụng:
Đau tức bụng vùng thượng vị
Theo số liệu y khoa, khoảng 50% người mắc bệnh ung thư dạ dày có dấu hiệu đau tức bụng vùng thượng vị. Cơn đau này sẽ diễn ra thường xuyên và nặng hơn theo thời gian.
Ợ chua thường xuyên
Theo thống kê y tế, 68% số người mắc bệnh đều có dấu hiệu ợ chua. Bên cạnh đó, người bệnh còn không có hứng ăn uống, hơi thở luôn nóng…
Do chán ăn, bệnh nhân có thể bị sụt cân đột ngột. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh bị suy nhược rất nhanh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư dạ dày phát triển.
Có cảm giác buồn nôn khi ăn
Ung thư dạ dày khiến người bệnh rất nhạy cảm với mùi thức ăn. Do đó, trong giai đoạn đầu bệnh nhân ung thư dạ dày thường có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn.
Ở giai đoạn cuối
Nôn ra máu
Nếu ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư dạ dày chỉ cảm thấy buồn nôn hoặc chỉ nôn ra thức ăn sau mỗi lần ăn uống. Tuy nhiên, khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối, người bệnh thường bị nôn ra máu kèm thức ăn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy khối u có thể đã phát triển quá to và bị vỡ, viêm loét gây chảy máu.
Sụt cân nghiêm trọng
Khi bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối người bệnh thường bị sụt cân nghiêm trọng do chán ăn, không buồn ăn uống và do các tế bào ung thư tác động làm suy giảm sức khỏe và cân nặng bị sụt đi nhanh chóng.
Thiếu máu, xuất hiện khối u lớn trong ổ bụng
Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao vàng vọt do bị thiếu máu nghiêm trọng. Trong giai đoạn cuối người bệnh có thể sờ nắn được khối u bên trong ổ bụng.
Ngoài các dấu hiệu kể trên, người bệnh mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có một số triệu chứng khác như nuốt nghẹn, vàng da, sốt, khô miệng, … Theo các chuyên gia, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng kể trên chứng tỏ bệnh đã rất nặng. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, hỗ trợ điều trị và kéo dài thời gian sống cho mình.
4. Mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Để trả lời được chính xác câu hỏi này, các bác sĩ chuyên khoa cần nắm rõ giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh mắc kèm và các phương pháp điều trị có đáp ứng tốt trên cơ thể bệnh nhân không. Cụ thể câu trả lời thời gian sống của bệnh nhân ung thư dạ dày theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn tiền ung thư
Khối u bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc bên trong dạ dày, nếu được phát hiện ở giai đoạn này và điều trị kịp thời khả năng điều trị thành công và đạt tới ung thư chữa khỏi rất cao. Không may là rất ít người được phát hiện ở giai đoạn này do các biểu hiện mờ nhạt, gần như không có.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 này khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và có thể đã di căn tới thành dạ dày. Đây vẫn có thể coi là giai đoạn sớm khi phát hiện ung thư dạ dày vì chỉ có 6 trong 100 người được chẩn đoán phát hiện ở giai đoạn 2 (nghĩa là 6%). Tỉ lệ sống ít nhất 5 năm ở giai đoạn này là hơn 5/10 người (56%).
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3 khối u lan đến nhiều lớp cơ xa hơn, di căn nhiều hạch bạch huyết hơn (7 – 15 hạch). Có 1 trong 7 người được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn này (14%) nên có thể nói đây là giai đoạn mà bệnh được phát hiện khá phổ biến. Tiên lượng sống sau 5 năm là 38% ở giai đoạn 3A và 15% ở giai đoạn 3B.
Giai đoạn 4
Đây là ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển hay còn gọi là giai đoạn muộn với việc khối u đã lan sang hơn 15 hạch bạch huyết, hoặc đã lan tới các cơ quan xa. Theo SEER, tỉ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn này là chỉ còn 5.3% nghĩa là 5 trong 100 người, phần lớn chỉ sống được từ 1 – 2 năm.
Như vậy giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị là hết sức quan trọng trong việc trả lời câu hỏi mắc bệnh ung thư dạ dày sống được bao lâu. Ung thư dạ dày có tỉ lệ tử vong đứng thứ 2 trong các loại ung thư trên toàn thế giới. Tỉ lệ mắc ở Việt Nam cũng cao và số người sống sau 5 năm cũng rất thấp. Do đó tiên lượng ung thư dạ dày chưa thật sáng sủa như đã nói cụ thể từng giai đoạn ở trên nhưng nếu dự phòng sức khỏe tốt, tầm soát để phát hiện bệnh sớm và tuân thủ điều trị sẽ nâng cao hơn nữa kết quả điều trị trong tương lai không xa.
5. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Dựa trên các dấu hiệu ung thư dạ dày qua triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán. Các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày nhằm mục đích tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư:
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật bao gồm điều trị triệt căn và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ khối u và một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân.
Trường hợp khối u lan quá rộng không thể cắt bỏ hoàn toàn, việc phẫu thuật cũng có thể giúp ngăn ngừa chảy máu từ khối u hoặc giữ cho dạ dày khỏi bị tắc.
Phương pháp xạ trị
Xạ trị là sử dụng các tia như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày hoặc làm khối u nhỏ lại. Đây là một phương pháp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật. Ngoài ra, tia xạ còn làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng và điều trị tình trạng di căn như di căn xương.
Phương pháp hóa trị
Đây được xem là phương pháp điều trị ung thư dạ dày chính khi đã có di căn xa mà không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u. Người bệnh được chỉ định dùng thuốc ở dạng tiêm truyền hoặc uống.
Ngoài ra, hóa trị liệu có thể được dùng trước phẫu thuật, giúp khối u nhỏ lại, dễ dàng hơn cho việc loại bỏ khối u, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch