Ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị?
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến, không còn là một bệnh hiếm gặp ở nam giới lớn tuối. Bệnh có thể hoàn toàn chữa lành nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách kịp thời. Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp mọi thắc mắc thường gặp nhất về ung thư tuyến tiền liệt.
Xem thêm:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- ung thư tuyến tiền liệt di căn xương sống được bao lâu
- Gói tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những thông tin cần biết
- Người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng ăn gì
1. Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt là một loại ung thư chỉ có ở nam giới, xảy ra do sự gia tăng không kiếm soát của các tế bào. Bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi.
Tuyến tiền liệt là một cơ quan nằm phía dưới cổ bàng quang, nơi bắt đầu của niệu đạo. Tiền liệt tuyến góp phần trong việc sản sinh ra tinh dịch. Nếu tuyến tiền liệt phát triển lớn sẽ gây bế tắc đường tiểu mà ta gọi là phì đại tiền liệt tuyến, đôi khi dẫn đến ung thư.
2. Nguyên nhân của ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, thông qua những thống kê dịch tễ học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ như sau:
2.1. Do di truyền
Nếu trong gia đình từng có người bị ung thư tiền liệt tuyến thì nguy cơ bạn mắc phải ung thư tiền liệt tuyến cũng cao hơn những người khác.
2.2. Do một số nguyên nhân khác
- Những người làm việc trong môi trường có nhiều chất phóng xạ
- Phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt
- Tuổi càng cao càng dễ mắc phải ung thư tuyến tiền liệt.
- Ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
- Người thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
3. Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
3.1. Thăm khám trực tràng bằng ngón tay
Thăm trực tràng là một phương pháp khám đơn giản, nhanh chóng, với chi phí thấp, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này không cao.
3.2. P.S.A.
PSA là phương pháp hiệu quả nhất trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, xác định giai đoạn bệnh và theo dõi sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, PSA có thể chẩn đoán sớm các trường hợp có nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến tiền liệt.
Chỉ số PSA là dấu ấn của ung thư tiền liệt tuyến. Cụ thể:
- Khi nồng độ PSA tăng cao trong máu, nam giới có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Giá trị giới hạn để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt của chỉ số PSA toàn phần trong huyết tương ≥ 4ng/ml, độ đặc hiệu khoảng 91% và độ nhạy khoảng 21%.
- Khi mắc ung thư tiền liệt tuyến tốc độ tăng PSA toàn phần trong máu sẽ tăng nhanh hơn bình thường. Những người có tốc độ tăng PSA toàn phần từ 0.75 ng/mL/năm trở lên sẽ có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn.
- Những người có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm có nguy cơ mắc bệnh tuyến tiền liệt lành tính.
Tuy nhiên, không phải cứ có nồng độ PSA trong máu tăng cao đồng nghĩa với việc bị mắc ung thư tuyến tiền liệt. Một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến tăng nồng độ PSA trong máu như: viêm tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, bí đái phải đặt sonde niệu đạo…
3.3. Siêu âm
Siêu âm là biện pháp chẩn đoán có giá trị đối với ung thư tuyến tiền liệt, gồm:
- Siêu âm xương mu
- Siêu âm qua trực tràng
3.4. Sinh thiết tuyến tiền liệt
Sinh thiết tuyến tiền liệt đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm, điều trị, tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt.
3.5. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
Ngoài ra, các phương pháp xạ hình xương, chụp cộng hưởng từ, PET Scan, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, X-Quang xương, chụp thận thuốc tĩnh mạch, là những phương pháp giúp xác định được giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.
4. Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt
Một số triệu chứng hay gặp của ung thư tuyến tiền liệt có thể kể đến như:
- Đái khó, tia đái nhỏ.
- Đái ra máu.
- Đái nhiều lần, mức độ khác nhau, tuỳ theo sự kích thích, cảm giác đái không hết do có nước tiểu dư trong bàng quang.
- Đái vội.
- Đái không tự chủ.
- Đau xương
- Đau tầng sinh môn
- Phù nề chi dưới
- Xuất tinh ra máu
5. Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt
5.1. Giai đoạn đầu
Tế bào ung thư chỉ phát hiện được ở tuyến tiền liệt, kích thước tuyến tiền liệt không to hơn so với bình thường.
5.2. Giai đoạn 2
Tế bào ung thư có thể phát hiện thông qua thăm khám trực tràng, sinh thiết hay xét nghiệm PSA trong máu, và tế bào ung thư chưa có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác, nhưng đã có dấu hiệu phát triển nhanh hơn giai đoạn 1.
5.3. Giai đoạn 3
Tế bào ung thư đã xâm lấn sang các mô xung quanh tuyến tiền liệt, ngoài ra có thể lây lan sang túi tinh, cơ thắt niệu đạo, trực tràng, bàng quang….
5.4. Giai đoạn cuối
Tế bào ung thư đã di căn xương, hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hay tới các bộ phận xa hơn như gan, phổi.
6. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt phổ biến nhất hiện nay
6.1. Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật áp dụng đối với người bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, tùy từng trường hợp có thể cắt bỏ túi tinh và nạo hạch hai bên vùng chậu nhằm loại bỏ triệt để tế bào ung thư khi chưa di căn ra các bộ phận khác.
6.2. Phương pháp xạ trị
Phương pháp này sử dụng các tia bức xạ với nguồn năng lượng lớn giúp triệt tiêu các tế bào ung thư và mang lại hiệu quả một cách tức thì.
Tuy nhiên, trong quá trình xạ trị các tia xạ cũng có thể tiêu diệt luôn các tế bào lành. Vì vậy, người bệnh tuổi tác cao hay tình trạng sức khỏe không tốt, có thể xem xét không tiến hành xạ trị.
6.3. Phương pháp điều trị nội tiết
Đơn giản nhất là cắt tinh hoàn, ít tốn kém, làm giảm được 95% nồng độ testosterone trong máu.
Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc nội tiết thay thế cho cắt tinh hoàn như sử dụng estrogen, progesteron, các chất kháng androgen và sử dụng các thuốc ngăn chặn sản xuất testosterone.
Các phương pháp áp dụng tùy thuộc vào thời điểm phát hiện ung thư cổ tử cung. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và kịp thời cũng như nâng cao khả năng chữa khỏi ung thư cổ tử cung là rất cần thiết.
7. Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến được phát hiện sớm chưa di căn xa được điều trị đúng phương pháp sống thêm sau 5 năm là gần 100 %, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 30% đối với các bệnh nhân đã có di căn xa.
Do đó, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp là yếu tố vô cùng quan trọng trong chữa khỏi ung thư tiền liệt tuyến – một căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi rất cao nhưng vì diễn biến của bệnh rất chậm và triệu chứng không rõ ràng dẫn đến khi điều trị bệnh nhân đã có di căn xa, dẫn đến khả năng chữa khỏi bệnh rất thấp.
Khả năng tiến triển của bệnh phụ thuộc vào sự tuân tủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe về tinh thần của người bệnh.
8. Làm cách nào để dự phòng ung thư tuyến tiền liệt?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không mắc phải ung thư tuyến tiền liệt và phát hiện sớm khối u, có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Ăn uống lành mạnh, ăn ít các loại thịt đỏ và bổ sung nhiều chất xơ, vitamin.
- Vận động, thể dục thể thao hàng ngày hợp lý.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn.
- Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sớm.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng