Những điều cần biết về ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn 1, 2 được coi là giai đoạn đầu. Vậy ung thư vòm họng giai đoạn đầu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị như thế nào? Hãy tìm hiểu với GHV KSol bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Bệnh nhân điều trị ung thư vòm họng có nên dùng KSol không?
- Xét nghiệm ung thư vòm họng bao nhiêu tiền, có đắt không?
- Ung thư vòm họng nên ăn gì và kiêng ăn gì
1. Đôi nét về ung thư vòm họng giai đoạn đầu là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu và cổ. Đây là căn bệnh nguy hiểm thường nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn gây tử vong cao. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu khả năng chữa khỏi là rất cao. Bệnh ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn phát triển, trong đó giai đoạn 1, 2 được coi là giai đoạn đầu. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu xảy ra khi khối u ác tính phát triển từ lớp biểu mô vòm mũi họng, khi mới hình thành thường có kích thước khoảng từ 2,5 – 6 cm.
2. Nguyên nhân, triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu
2.1. Nguyên nhân
Ung thư vòm họng bắt nguồn từ sự phát triển của virus EBV (Epstein Barr Virus). Tuy nhiên, EBV vốn là một loại virus sống tiềm tàng trong cơ thể người, nó chỉ bộc phát và gây ra bệnh ung thư khi có những điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư vòm họng. Nhưng qua quá trình khảo sát, các chuyên gia y tế cho rằng có một số yếu tố có thể chính là thủ phạm kích thích sự phát triển của virus EBV và gây ra bệnh ung thư vòm họng. Cụ thể như:
2.1.1. Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Theo thống kê có tới hơn 80% các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng thường có sở thích ăn các loại thực phẩm lên men như: Dưa muối, cà muối hoặc các món mặn, cá khô… Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thức ăn lên men, đồ ăn quá mặn hoặc đồ ăn bị mốc… thường có chứa chất nitrosamine – một trong những chất nếu được tích tụ lâu ngày sẽ gây ra ung thư.
2.1.2. Hút thuốc lá hoặc uống nhiều rượu bia
Thực tế thì rượu bia và thuốc lá không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, trong thuốc lá có chứa chất nicotine, còn trong rượu bia có chứa cồn. Cồn và nicotine kết hợp với nhau sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư ở cổ họng và gây ra ung thư vòm họng.
2.1.3. Quan hệ tình dục bằng đường miệng
Bệnh ung thư vòm họng không có tính lây nhiễm và không lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng oralsex chính là yếu tố gián tiếp gây ung thư vòm họng. Bởi, virus HPV – một loại virus có thể gây ung thư thường khu trú ở cơ quan sinh dục. Do đó, khi quan hệ tình dục bằng miệng virus này sẽ có cơ hội xâm nhập vào vòm họng, ban đầu có thể HPV chưa gây ra bệnh, nhưng khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, chúng bắt đầu bùng phát và gây ra ung thư vòm họng.
2.1.4. Do môi trường sống
Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc làm việc thường xuyên trong môi trường độc hại cũng được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Vì trong môi trường ô nhiễm thường có hàm lượng lớn chất benzopyrene, khói công nghiệp và các loại hóa chất độc hại bị bốc hơi. Tất cả các chất độc hại đó sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng.
2.1.5. Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Ung thư vòm họng không di truyền nhưng những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn…
2.1.6. Tuổi và giới
Ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 và cao nhất là 85. Tuy vậy, lứa tuổi hay gặp nhất là 30 – 55 tuổi, con số này chiếm tỷ lệ 70%. Nam giới hay mắc bệnh hơn nữ giới, tỷ lệ 2.5/1.
2.2. Triệu chứng
So với giai đoạn cuối thì giai đoạn đầu của ung thư vòm họng thường rất ít biểu hiện. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận biết bệnh thông qua một số dấu hiệu thường gặp như sau:
2.2.1. Đau đầu
Đau đầu là hiện tượng dễ thấy nhất ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Hầu như bệnh nhân ung thư vòm họng nào cũng đều bị đau nửa đầu kéo dài, thậm chí đau lan rộng ra cả đầu. Đau đầu kéo dài cho dù dùng thuốc cũng không thấy dứt các cơn đau.
2.2.2. Ù tai, đau tai, nghe kém
Trong giai đoạn 1, 2 người bệnh sẽ thấy ù tai kéo dài khiến tai nghe kém, đau nhức tai. Càng về sau tình trạng ù càng nặng và người bệnh có thể không thể nghe được gì.
2.2.3. Đau họng, nuốt nghẹn
Đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng, vì các tế bào ung thư phát triển sẽ gây kích ứng vòm họng, khiến họng bị sưng tấy, khi nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt sẽ thấy cảm giác đau đớn, khó chịu. Càng về sau hiện tượng đau họng càng nặng do khối u phát triển to, chèn ép vào thực quản. Thậm chí người bệnh có thể không ăn uống được gì vì quá đau.
2.2.4. Nghẹt mũi, chảy máu mũi
Các tế bào ung thư vòm họng sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều chất nhầy do đó người bệnh sẽ cảm thấy bị tắc nghẹt mũi, khi xì mũi có thể thấy dính một chút máu. Lượng máu mũi cũng có thể ít hoặc nhiều như chảy máu cam, tùy vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân.
2.2.5. Sụt cân nhanh chóng, da xanh xao
Do sự tác động của các tế bào ung thư và do người bệnh đau họng không thể ăn uống, vì vậy mà người bệnh thường bị sụt cân, da xanh xao do thiếu máu và thiếu chất dinh dưỡng.
3. Cách chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng của ung thư vòm họng thì khó có thể biết được chính xác và không khoa học. Vì thế, việc thăm khám và qua chẩn đoán bệnh nhân mới có thể hiểu rõ tình trạng bệnh và sau đó tiến hành điều trị mới hiệu quả được. Hiện nay, chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng ngày càng chính xác bởi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với các phương pháp sau đây:
3.1. Kiểm tra những bất thường ở khu vực đầu, cổ
Đây là bước thăm khám đầu tiên đối với những bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư vòm họng. Các bác sĩ sẽ quan sát vùng đầu, cổ của bệnh nhân, đồng thời dùng tay sờ nắn bên ngoài khu vực cổ họng, dưới hàm, hõm xương ức… để xem có thấy hạch bạch huyết hay không. Nếu có hạch bạch huyết, các bác sĩ sẽ xác định kích thước của hạch và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
3.2. Khám bên trong vòm họng
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân há rộng miệng và dùng đèn chiếu sáng để soi rõ vòm họng xem có bị sưng tấy hoặc có khối u bất thường hay không. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ nội soi trực tiếp hoặc nội soi ống. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện có khối u trong khoang họng hoặc khoang mũi bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để lấy một mô nhỏ gửi đến phòng xét nghiệm để xác định đó là khối u lành tính hay ác tính. Phương pháp nội soi kiểm tra tai mũi họng thường rất đơn giản và không hề gây đau đớn.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh
Để xác định chính xác vị trí khối u và mức độ lan rộng của khối u, các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra hình ảnh học như:
– Chụp X quang: Đây là phương pháp giúp quan sát rõ hình ảnh, kích thước và vị trí của khối u trong vòm họng.
– Chụp CT: Phương pháp này sẽ giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u tới các cơ quan lân cận và giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh ung thư một cách toàn diện nhất.
– Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp sử dụng để kiểm tra có hạch có hay không, định vị khối u và xác định khối u đã xâm lấn các bộ phận xung quanh hay chưa. Phương pháp này có thể sử dụng nhiều lần trong quá trình điều trị cũng như để kiểm tra an toàn hậu phẫu thuật.
3.4. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu không được sử dụng để chẩn đoán ung thư vòm họng , nhưng nó có thể được thực hiện vì các lý do khác, chẳng hạn như để giúp xác định xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể chưa. Các xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm virus Epstein-Barr.
3.5. Sinh thiết
Triệu chứng và các kết quả của các xét nghiệm cho biết người bệnh có thể bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô tại các khu vực bất thường và quan sát dưới kính hiển vi (sinh thiết). Sinh thiết bao gồm: sinh thiết qua nội soi, chọc hút bằng kim.
5. Phương pháp điều trị, tiên lượng ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Khi bị chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2 phương pháp điều trị chủ yếu là xạ trị, xạ trị kết hóa trị và phẫu thuật để nạo vét hạch cổ.
Có hai phương pháp xạ trị ung thư vòm họng là: Xạ trị từ bên ngoài và xạ trị từ bên trong.
Xạ trị bên ngoài: là phương pháp được áp dụng khá rộng rãi. Để thực hiện phương pháp này các bác sĩ sẽ dùng máy gia tốc tuyến tính chiếu tia xạ trị vào khu vực khối ung thư. Nó cũng gần giống với việc chụp X – quang nhưng sẽ lâu hơn. Ưu điểm của phương pháp này là cho phép điều trị vùng ung thư lớn và đồng thời điều trị cả các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u. Tuy nhiên, nhược điểm của xạ trị bên ngoài là có thể gây ra những tổn thương đến các mô bình thường ở cạnh khu vực khối u.
Xạ trị từ bên trong: các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế đưa các vật nhỏ (hình hạt, ống, dây…) chứa chất xạ trị đặt vào đúng vị trí khối u bên trong họng. Đây được đánh giá là phương pháp rất thích hợp khi bệnh nhân cần chữa bệnh bằng liều xạ trị cao.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn 1, 2, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật để nạo vét hạch cổ sau đó tiến hành xạ trị. Trong trường hợp ung thư biểu mô không biệt hóa hoặc hạch cổ đã lan rộng và di căn xa có thể sử dụng phương pháp hóa trị kết hợp với xạ trị để làm tăng hiệu quả của phương pháp xạ trị, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này được quyết định bởi khả năng chịu đựng của người bệnh.
Khi phát hiện ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2 phần lớn người bệnh đều cảm thấy lo lắng không biết sau khi đã tiến hành điều trị bằng các phương pháp liệu có chữa được không? Theo các chuyên gia y tế, việc chữa khỏi ung thư vòm họng ở giai đoạn 1, 2 hay không còn tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, tinh thần, sức khỏe. Nhưng với những bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2 tỉ lệ chữa khỏi và sống sau 5 năm lên tới 70 – 90%. Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân ung thư vòm họng khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là do ung thư vòm họng giai đoạn 1, 2 ít có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi có biểu hiện rõ rệt, người bệnh mới đi kiểm tra thì bệnh thường đã tiến triển ở giai đoạn muộn, gây khó khăn cho việc điều trị, tỷ lệ sống ở giai đoạn cuối sau 5 năm chỉ còn 38%.
6. 5 biện pháp giúp phòng ngừa mắc ung thư vòm họng
Biện pháp 1: Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó mà các tế bào ung thư được đẩy lùi và ngăn chặn hiệu quả. Đa dạng dinh dưỡng, chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế chất béo vì đây chính là nguồn cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của các tế bào ung thư.
Biện pháp 2: Các thực phẩm không nên sử dụng
Đồ nướng, các thực phẩm lên men, chất béo chính là 3 loại thực phẩm không nên sử dụng nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, không nên ăn uống khi thức ăn còn đang nóng vì điều đó sẽ làm tổn thương các tế bào vòm họng, làm sản sinh các tế bào ung thư.
Biện pháp 3: Luyện tập thể dục đều đặn
Điều này không chỉ giúp bạn có được một vóc dáng cân đối, một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn thiết lập được một “hàng rào” chống lại các tế bào ung thư hiệu quả.
Biện pháp 4: Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí
Cường độ công việc dày đặc căng thẳng cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Stress sẽ làm hệ thần kinh vận hành không nhịp nhàng, khi thần kinh bị ức chế sẽ khiến cho hệ miễn dịch trở nên yếu đi, sức đề kháng cũng sẽ bị đình trệ, tạo điều kiện cho sự tấn công ồ ạt của các tế bào gây ung thư. Vậy nên, ngủ đủ giấc, làm việc điều độ,… là những điều bạn cần chú ý thường xuyên.
Biện pháp 5: Không uống hút thuốc lá và sử dụng chất cồn
Từ trước đến nay, thuốc lá được biết đến như một hung thần gây bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh được, thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng ở đa số những người mắc bệnh. Tương tự với thuốc lá, rượu bia và các chất cồn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tế bào vòm họng. Vậy nên, việc bỏ thuốc và bia rượu sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ, vì điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm nhất các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng vốn rất khó nhận biết bằng mắt hay cảm nhận chủ quan thông thường. Nhờ đó, có thể điều trị dễ dàng và triệt để các tế bào ung thư từ khi chúng mới được nhen nhóm hình thành.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng