Những điều cần biết về ung thư xương

U xương ác tính hay còn gọi là ung thư xương chiếm 1% tổng số các bệnh ung thư. Mắc bệnh ung thư xương có chữa được không là câu hỏi của tất cả bệnh nhân và người nhà. Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Ung thư xương có chữa được không là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà
Ung thư xương có chữa được không là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà

Ung thư xương có thể là ung thư nguyên phát hoặc ung thư xương thứ phát. Ung thư xương nguyên phát là bệnh lý ác tính bắt đầu trong các tế bào xương. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 và 30 và khoảng 10% trường hợp u xương ác tính phát triển ở những người trong độ tuổi 60 và 70. Bệnh hiếm gặp ở những người trung niên, và thường gặp ở nam hơn nữ. Những khối u này phát triển thường xuyên nhất trong xương cánh tay, chân, hoặc khung xương chậu.

1. Ai là người có nguy cơ phát triển ung thư xương?

Nguyên nhân chính xác của ung thư xương không được biết đến, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Xương dài (chẳng hạn như xương cánh tay và chân) thường bị ảnh hưởng bởi ung thư xương nhiều hơn so với xương nhỏ hơn.

Sacôm xương (u xương ác tính) phổ biến hơn ở những người đã từng xạ trị hoặc đã từng dùng thuốc chống ung thư để điều trị các bệnh ung thư khác. Trẻ em thường nhạy cảm hơn để phát triển u xương ác tính sau xạ trị hoặc điều trị chống ung thư.

Trong một số trường hợp u xương ác tính có thể là do yếu tố di truyền nhất định trong đó sự hiện diện của một số dị tật xương di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư xương. Cấy ghép kim loại (thường được sử dụng để điều trị gãy xương) cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư xương.

U xương ác tính thường gặp ở trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi 10-19 tuổi. Bệnh cũng phổ biến hơn ở người lớn > 40 tuổi có rối loạn xương chẳng hạn như bị bệnh Paget.

Trong khi đó, sacôm sụn hiếm xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng những người trên 40 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

Sacôm Ewing thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 19 tuổi, trong đó trẻ trai có tỷ lệ mắc cao hơn trẻ gái.

2. Triệu chứng ung thư xương

Ung thư xương thường xuất hiện ở các xương quanh đầu gối, gây các biểu hiện:

2.1. Đau ở các khớp xương

Khi bị ung thư xương, người bệnh sẽ thấy xuất hiện triệu chứng đau xương. Cơn đau có thể âm ỉ, khó chịu trong xương, đặc biệt là khi ngủ hoặc khi vận động.

Khi bị ung thư xương, người bệnh sẽ thấy triệu chứng đau nhức xương, hạn chế vận động

2.2. Sưng tấy

Ở khu vực xuất hiện khối u sẽ có hiện tượng sưng tấy. Người bệnh có thể cảm nhận thấy có khối u bên trong gây ảnh hưởng tới vận động. Nếu khối u ở cổ sẽ gây khó khăn trong ăn uống.

2.3. Xương bị yếu đi và dễ gãy

Bình thường các tế bào xương liên tục phá vỡ mô xương cũ và tạo nên mô xương mới, do đó khi bị ung thư, quá trình này bị gián đoạn, khiến xương suy yếu nhanh chóng dẫn tới dễ gãy.

Xương yếu và dễ gãy là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư xương
Xương yếu và dễ gãy là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư xương

2.4. Sút cân nhanh chóng

Đây cũng là một triệu chứng của ung thư xương mà người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán sớm bệnh.

2.5. Mệt mỏi

Ngoài ra khi bị ung thư xương, người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, tê nhức chân tay, thiếu máu, thường xuyên toát mồ hôi…

Các triệu chứng của ung thư xương dễ bị nhầm lẫn nên người bệnh cần hết sức lưu ý

Những triệu chứng của ung thư xương vừa nêu trên cũng có thể là do những điều kiện lành tính khác như chấn thương do tại nạn hoặc va đập hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn thấy xuất hiện những triệu chứng kể trên mà không rõ nguyên nhân thì cần đi khám ngay vì nó có thể cảnh báo ung thư xương.

3. Chẩn đoán ung thư xương

Bác sĩ sẽ kiểm tra xung quanh nơi bị sưng và tiền sử bệnh cá nhân, gia đình.
Bác sĩ sẽ kiểm tra xung quanh nơi bị sưng và tiền sử bệnh cá nhân, gia đình.
  • Thăm khám lâm sàng: bác sĩ sẽ kiểm tra xung quanh nơi bị sưng và tiền sử bệnh cá nhân, gia đình
  • Chụp X-quang: X-quang giúp gợi ý được tính chất lành / ác, gợi ý chẩn đoán và trong phần lớn các trường hợp giúp phân biệt với u phần mềm.
  • Siêu âm: trường hợp u xâm nhập phần mềm, siêu âm giúp cho biết mức độ xâm nhập cơ, mạch máu và tính chất đặc hay chứa dịch của mô u.
  • Chụp MRI và CT: phát hiện và chẩn đoán sớm, tối ưu để khảo sát mô mềm.
  • Sinh thiết: chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi.

4. Mắc bệnh ung thư xương có chữa được không?

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư xương nếu được phát hiện sớm có thể chữa được. Đối với tất cả các trường hợp ung thư xương (ở cả người lớn và trẻ em) tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 70%. Đối với người lớn, ung thư xương phổ biến nhất là chondrosarcoma, tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 80%.

Khi kích thước khối u tăng lên nhưng vẫn chưa xâm lấn đến các cơ quan hay những hạch bạch huyết xung quanh thì tỉ lệ sống trên 5 năm đạt 70%. Còn đến giai đoạn thứ 3, khi ung thư đã xâm lấn các hạch bạch huyết xung quanh thì tối đa chỉ có 60% bệnh nhân sống được quá 5 năm.

Khi bước đến giai đoạn cuối – bệnh nhân hầu như không đáp ứng với các phương pháp điều trị và ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể thì chỉ có 20 – 50% bệnh nhân ung thư xương sống được trên 5 năm…

5. Các phương pháp điều trị ung thư xương 

Tùy vào tình trạng của bệnh và sức khỏe chung của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể. Các biện pháp phổ biến thường được sử dụng là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị đau mô thức.

5.1. Phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ ung thư xương. Để thực hiện điều này, các khối u và một phần nhỏ các mô bao quanh nó sẽ bị cắt bỏ. Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư xương bao gồm:

  • Giải phẫu cắt bỏ một chi
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần chi
  • Phẫu thuật không ảnh hưởng đến các chi

5.2. Xạ trị

Bức xạ trị liệu được sử dụng ở những người bị ung thư xương không thể thực hiện phẫu thuật, hoặc sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư sót lại.

5.4. Hóa trị

Hóa trị là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư xương
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư xương

6. Cách phòng bệnh ung thư xương

Hiện nay, chưa có cách phòng ngừa u xương hay ung thư xương tuyệt đối. Một số phương pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Uống trà xanh, các loại thảo mộc, nha đam hàng ngày
  • Cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể
  • Tắm nắng lúc sáng sớm để hấp thụ vitamin D
  • Ăn uống khoa học
  • Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những bất thường của cơ thể và điều trị kịp thời, ngăn ngừa tiến triển thành ác tính.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7