Những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bạn không nên bỏ qua

Thiếu máu là một tình trạng rất thường gặp hiện nay, nó gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Chính vì vậy mà những món ăn bổ máu cho người bệnh là một vấn đề mà đang được quan tâm rất nhiều hiện nay. Bài viết dưới đây GHV Ksol sẽ bật mí cho bạn những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bạn không nên bỏ qua?

XEM THÊM:

1. Bệnh thiếu máu là gì?

Theo các chuyên gia về sức khoẻ, bệnh thiếu máu là tình trạng mà máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với giá trị bình thường.

Bên cạnh đó bệnh thiếu máu cũng có thể xảy ra nếu các tế bào hồng cầu không chứa đủ hemoglobin. Hemoglobin vốn được biết là một protein rất giàu chất sắt do vậy tạo ra màu đỏ cho máu. Chính protein này có tác dụng giúp cho các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các cơ quan còn lại của cơ thể.

Tình trạng thiếu máu xảy ra khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:

  • 13g/dl hay 130g/l ở nam giới
  • 12 g/dl hay 120 g/l ở nữ giới
  • 11 g/dl hay 110 g/l ở người lớn tuổi
nhung-mon-an-bo-mau-cho-nguoi-benh-1
Bệnh thiếu máu là gì?

2. Những dấu hiệu của thiếu máu

Khi bạn bị thiếu máu thì cơ thể của bạn sẽ không nhận được đủ oxy từ máu. Do đó, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Choáng váng khi đột ngột đứng dậy
  • Da và niêm mạc trở nên xanh xao, nhợt nhạt
  • Xuất hiện triệu chứng ù tai, hoa mắt, chóng mặt hay nhức đầu
  • Ăn không cảm thấy ngon miệng kèm theo rối loạn tiêu hóa
  • Mệt mỏi, hồi hộp và loạn nhịp tim 
  • Ở nữ giới sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hay vô kinh.
  • Tâm trạng trở nên gắt gỏng và hay nghĩ ngợi
  • Móng tay dễ gãy
  • Rụng tóc

3. Hậu quả do tình trạng thiếu máu kéo dài

3.1. Thiếu máu kéo dài gây ra các biến chứng trên tim mạch

Người lớn bị thiếu máu trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng trên tim mạch. Ở trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó có thể bị loạn nhịp tim. 

Nếu như tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài, tim của bạn sẽ phải làm việc gắng sức nhiều hơn và có thể dẫn đến tình trạng suy tim. 

Ngoài ra, tình trạng thiếu máu này còn có thể gây ra các vấn đề về tim mạch khác ít gặp hơn như tổn thương van tim hay phì đại cơ tim.

3.2. Bệnh thiếu máu ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai mà bị thiếu máu thì sẽ dẫn đến nguy cơ gặp tai biến sản khoa, đặc biệt là nhất trong và sau khi sinh. Ngoài ra thiếu máu còn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau khi sinh và đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị thiếu máu cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề như:

  • Sinh non ( sinh trước tuần thứ 37 của thai kỳ).
  • Sinh nhẹ cân.
  • Nồng độ sắt trong máu thấp hơn bình thường, nếu như vẫn không được điều trị thì sẽ dễ dẫn tới một loạt biến chứng nghiêm trọng về sau trên cả sức khỏe và trí tuệ.
  • Ảnh hưởng đến trí thông minh, khả năng ghi nhớ kém.
  • Chậm phát triển ở một số vùng ở vỏ não.

3.3. Biến chứng lên phổi 

Tình trạng thiếu máu có thể tác động đến phổi của bạn thông qua hai cơ chế:

  • Thứ nhất là lượng máu đến nuôi phổi không đủ, từ đó khiến cho phổi không thể làm tròn nhiệm vụ trao đổi khí gây ra hậu quả là dẫn đến suy phổi.
  • Thứ hai, thiếu máu làm cho tim bơm máu không tốt dễ gây ra ứ máu tại phổi, dẫn đến mô phổi bị tổn thương nghiêm trọng.

3.4. Thiếu máu có thể suy giảm chức năng của toàn bộ cơ thể

Mặc dù tình trạng thiếu máu không gây ảnh hưởng trực tiếp như đến tim như đối với phổi, nhưng khi bị thiếu máu mạn tính sẽ có thể làm suy giảm toàn bộ chức năng của các cơ quan khác, như suy thận, suy gan, suy tủy,… Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hiểm. 

Không những thế, thiếu máu còn làm suy giảm tình dục ở cả nam và nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sau này.

3.5. Thiếu máu sẽ gây ra mệt mỏi kéo dài

Thiếu máu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu năng lượng, từ đó khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi triền miên và kèm theo buồn ngủ. Cùng với đó thì những người bị thiếu máu sẽ thường không thể tỉnh táo và tập trung, làm giảm năng suất và hiệu quả công việc bị giảm.

Thậm chí là trong nhiều trường hợp nghiêm trọng người bệnh còn gặp khó khăn khi tham gia hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng.

3.6. Hội chứng chân tay bồn chồn và khó ngủ

Trong nhiều trường hợp thiếu máu gây ra triệu chứng bồn chồn, lo âu, khó ngủ hay mất ngủ. Và tình trạng này được gọi là hội chứng chân tay bồn chồn thứ phát. 

Hội chứng bồn chồn tay chân thứ phát gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở chân. Trong trường hợp này người bệnh phải di chuyển mới cảm thấy dễ chịu hơn.

3.7. Tăng nguy cơ nhiễm trùng 

Nhiều nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy rằng thiếu máu có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch, từ đó làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến cho bạn dễ bị mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn, virus như nhiễm trùng, cảm cúm,…

4. Những món ăn bổ máu cho người bệnh

4.1. Những nhóm thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh bị thiếu máu

  • Thực phẩm giàu chất sắt

Trong thực đơn những món ăn bổ máu cho người bệnh thì chắc chắn là không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Nguyên nhân là do hầu hết các trường hợp bị thiếu máu là do thiếu sắt. 

Chính vì vậy việc bổ sung chất sắt tự nhiên từ thực phẩm không những giúp nuôi dưỡng tế bào tốt hơn mà còn cải thiện tình trạng thiếu máu. 

Các thực phẩm giàu sắt trong nhóm này điển hình có thể kể đến: thịt đỏ, gan động vật, nấm, mộc nhĩ,…

nhung-mon-an-bo-mau-cho-nguoi-benh-2
Những món ăn bổ máu cho người bệnh thì phải kể đến đầu tiên là thực phẩm giàu chất sắt

Theo các chuyên gia thì các loại vitamin B12, B9, B6, B,… đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản sinh hồng cầu cũng như biệt hóa nguyên bào hồng cầu. 

Vì thế, thực phẩm giàu vitamin B cũng rất cần đối với người bị thiếu máu. 

Những thực phẩm trong nhóm này có thể kể đến như là: trứng, rau có màu xanh đậm, các loại đậu, măng tây, sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ,… 

  • Thực phẩm giàu vitamin C

Theo nghiên cứu thì vitamin C có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. 

Không những thế, những thực phẩm thuộc nhóm này còn giúp sắt được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn đồng thời giúp phòng chống viêm, nhiễm trùng, hình thành collagen,… 

Vì thế, thực phẩm giàu vitamin C cũng nằm trong danh sách những món ăn bổ máu cho người bệnh. 

Những thực phẩm thuộc nhóm này phải kể đến các loại trái cây như là xoài, cam, cải xoăn, ổi, đu đủ, dâu tây,… 

4.2. Gợi ý một số loại thực phẩm giàu sắt cụ thể cho người bệnh thiếu máu

  • Rau có màu xanh đậm

Các loại rau có màu xanh đậm điển hình như: cải bó xôi, rau cải xoăn, cần tây, lá lốt, rau ngót, rau đay,… đây là nguồn cung cấp chất sắt nonheme vô cùng đa dạng cho cơ thể. 

Không những thế những loại rau này còn cung cấp vitamin C và folate cho việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng hơn. 

  • Các loại thịt

Hầu hết các loại thịt thì đều có hàm lượng cao sắt heme do đó có thể giúp cho cơ thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết phục vụ cho sự sản sinh của hồng cầu đồng thời hỗ trợ điều trị thiếu máu. 

Do đó, nếu như bạn vẫn chưa biết thiếu máu nên ăn gì thì hãy nhớ bổ sung thêm các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…

  • Hải sản 

Cùng với thịt thì hải sản, nhất là loại hải sản có vỏ có chứa rất nhiều chất sắt và folate nên đây là thực phẩm mà người bị thiếu máu nhất thiết phải tăng cường bổ sung. 

Không chỉ vậy, trong hải sản còn chứa các loại khoáng chất như: photpho, canxi, kẽm,… rất tốt cho xương khớp. 

Các loại hải sản mà người bệnh nên ăn gồm: tôm, cua, hàu, cá mòi, cá thu,…

  • Các loại đậu

Trong danh sách những món ăn bổ máu cho người bệnh thì không thể không kể đến các loại đậu. Đậu vốn được biết là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất sắt. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại rất rẻ tiền và dễ kiếm nên phù hợp với rất nhiều đối tượng bị thiếu sắt. 

Điển hình phải kể đến là: đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…

  • Các loại hạt

Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương hay hạt điều,… là một nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào. 

Người bệnh bị thiếu máu có thể sử dụng các loại hạt này kèm với salad, các loại rau hay trái cây để giúp bổ máu và giúp sức đề kháng cho cơ thể.

  • Những trái cây giàu vitamin C
nhung-mon-an-bo-mau-cho-nguoi-benh
Trái cây giàu vitamin là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị thiếu máu

Các loại trái cây như nho, xoài, cà chua, chanh, cam, dâu tây, ổi,… là nguồn thực phẩm giàu vitamin C rất phù hợp cho bệnh nhân bị thiếu máu. 

Việc bổ sung vitamin C tự nhiên từ nguồn trái cây sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ sắt được tốt hơn nhờ đó mà quá trình chuyển hóa các chất sẽ tốt hơn. 

  • Nho khô

Có vẻ ngạc nhiên nhưng theo nghiên cứu thì nho khô có rất nhiều kẽm, sắt, photpho, canxi,… và rất tốt cho máu. 

Không chỉ có vậy, nho khô còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hồng cầu từ đó ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.

  • Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa không những chứa các loại khoáng chất giúp bổ máu mà còn rất giàu vitamin B12, C, A. 

Những chất này có vai trò quan trọng trong việc giữ sắt cũng như hình thành nên hồng cầu góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu.

4.3. Gợi ý những món ăn bổ máu cho người bệnh

Khi bị mắc các bệnh mà còn bị thiếu máu thì việc bổ sung các món ăn bổ máu cho cơ thể là vô cùng trọng vì không chỉ phục hồi sức khỏe mà còn giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. 

Dưới đây là các món ăn giúp bổ máu mà người nhà có thể tham khảo để chế biến cho người bệnh như là:

  • Canh sườn non củ cải trắng
  • Canh bầu nấu nghêu
  • Canh mướp nấu hẹ
  • Canh bí đao nấu gà rắc tiêu cay
  • Canh rau cải cúc nấu lá lách
  • Canh nấm nấu gừng
  • Canh rau dền thịt nạc băm

Những món ăn kể trên không chỉ thích hợp đối với người bệnh mà còn là món ăn bổ máu rất thích hợp cho mẹ bầu và cả trẻ em nữa.

5. Những lưu ý khi ăn những món ăn bổ máu cho người bệnh

Để thu được tối đa sắt từ thực phẩm, thì không nên uống cà phê hay trà khi ăn các món ăn được chế biến từ các thực phẩm trên. Vì các thực phẩm có chứa các polyphenol sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt. 

Một lưu ý mà các chuyên gia khuyến các là không nên phối hợp thực phẩm bổ sung sắt và thực phẩm bổ sung canxi cùng với nhau. Vì chất canxi trong thực phẩm sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. 

Nên kết hợp sử dụng các thực phẩm giàu sắt với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây,… cũng như các thực phẩm có nhiều protein nhất là protein từ động vật. Vì những thực phẩm trên sẽ giúp có thể hấp thu sắt.

Trên đây là những thực phẩm để chế biến những món ăn bổ máu cho người bệnh mà chúng tôi gợi ý cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giảm được tình trạng thiếu máu và sẽ có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC