Những thông tin cần biết về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Nội dung bài viết
Trong quá trình điều trị ung thư thì bác sĩ luôn nhắc nhở bệnh nhân của mình cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất. Vì đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị ung thư và khả năng tái phát của bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có vai trò quan trọng như thế nào trong việc điều trị bệnh và làm cách nào để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất? Các bạn hãy theo dõi thông tin sau đây của GHV KSol để giải đáp được thắc mắc này nhé.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Suy thận nên ăn gì? – Lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Việc xây dựng và thực hiện một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hợp lý là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sống của người bệnh vì:
- Khi cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động và duy trì được trọng lượng của cơ thể để đáp ứng được quá trình điều trị bệnh. Tránh được tình trạng suy kiệt sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không thể thực hiện được các phương pháp điều trị ung thư.
- Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khoa học còn có vai trò quan trọng trong việc phục hồi, tái tạo giúp vết thương nhanh lành hơn sau mỗi đợt phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
- Việc sớm thực hiện chăm sóc tăng cường dinh dưỡng còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể nhằm hỗ trợ bệnh nhân ung thư có thể phòng tránh một số bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả.
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư còn có thể hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra cho cơ thể bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
- Đặc biệt, khi xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hạn chế, ngăn ngừa được sự nguy cơ tái phát của tế bào ung thư.
2. Những quan điểm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Tuy rằng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Vậy nhưng vẫn có rất nhiều bệnh nhân đã có một số quan niệm cá nhân sai lầm về vấn đề này như:
- Quan niệm sai lầm phổ biến nhất của nhiều bệnh nhân ung thư hiện nay là nên ăn kiêng, nhịn ăn để khối u không thể phát triển được. Thực tế thì việc nhịn ăn không những không tiêu diệt được tế bào ung thư mà còn khiến cơ thể người bệnh suy kiệt. Vì khối u sẽ lấy năng lượng từ nguồn dự trữ của cơ thể, khiến cho cơ thể bị thể lực giảm sút, hệ miễn dịch giảm sút dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương… ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị
- Bồi bổ quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng là sai lầm tai hại nhất mà phần đông bệnh nhân ung thư đều mắc phải. Vẫn biết rằng khi bị ung thư thì người bệnh sẽ bị suy nhược thể chất nhưng sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thì họ thường ăn uống kém, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm rõ rệt. Việc tích cực bồi bổ lúc này sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị trì trệ mà bệnh nhân cũng không hấp thụ được dưỡng chất.
- Có phải bệnh nhân ung thư nào cũng có thực đơn như nhau? Điều này là hoàn toàn sai lầm nhé. Tùy thuộc vào loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh mà bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng, thực đơn riêng.
- Có nhiều bệnh nhân ung thư đã loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ (lợn, bò…) trong chế độ ăn của mình vì cho rằng điều này sẽ khiến khối u ngừng phát triển khi không được cung cấp máu. Tuy nhiên, điều này là rất sai lầm vì việc thiếu máu sẽ làm quá trình vết thương lành lại chậm hơn, suy giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng.
- Bên cạnh thịt đỏ thì nhiều người lại cho rằng không uống sữa giàu năng lượng sẽ ức chế khối u phát triển. Những điều này sẽ khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng nề, không có năng lượng để hoạt động, đáp ứng điều trị.
- Quan niệm không ăn thực phẩm hay uống thức uống giàu vitamin C sau mổ cũng là một điều sai lầm. Vì vitamin C là dưỡng chất cần thích giúp kích thích collagen phát triển, tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình lành vết mổ.
3. Các nhóm chất dinh dưỡngcho bệnh nhân ung thư quan trọng nhất
Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư thì chúng ta bắt buộc phải có đầy đủ các nhóm chất gồm:
- Chất đạm: Đây một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vì nó cung cấp các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể. Các bạn có thể tìm thấy đạm trong các loại thực phẩm động, thực vật như: trứng, thịt, cá, đậu tương… và hãy đảm bảo có sự cân đối giữa đạm từ động vật và thực vật.
- Tinh bột: Là nguồn dưỡng chất chính cung cấp năng lượng cho cơ thể mà chúng ta có thể tìm thấy trong các thực phẩm như: gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, khoai tây, khoai lang…
- Chất béo: Là dưỡng chất thiết yếu có chức năng hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Tuy nhiên, các bạn nhớ chỉ sử dụng với liều lượng hợp lý, vừa phải và nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật nhiều hơn.
- Các loại vitamin và khoáng chất: Là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc sản sinh năng lượng, duy trì các hoạt động sống, nâng cao miễn dịch của cơ thể. Rau xanh, hoa quả tươi là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt nhất mà người bệnh ung thư cần thường xuyên bổ sung trong thực đơn của mình.
4. Bệnh nhân ung thư cần kiêng gì, ăn gì?
4.1. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
Để cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể thì bệnh nhân ung thư cần chú ý bổ sung những thực phẩm sau:
- Các loại rau củ quả: Là những thực phẩm rất giàu chất chống ung thư có tác dụng kiềm chế khối u phát triển, hạn chế di căn của tế bào ung thư.
- Những thực phẩm giàu protein như đậu nành, trứng, cá, bào ngư, thịt gà, vịt có tác dụng sửa chữa các tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Giúp cơ thể khỏi bệnh và đáp ứng được các phương pháp điều trị ung thư.
- Những thực phẩm có chất béo tốt như cá thu, cá hồi, cá mòi, hạt óc chó… có công dụng ức chế tế bào ung thư phát triển và giúp ngăn ngừa tái phát ung thư hiệu quả.
- Những thực phẩm giàu tinh bột đường như gạo, ngô, lúa mì, khoai tây, bánh mì… giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho hoạt động của cơ thể.
4.2. Bệnh nhân ung thư nên kiêng gì?
Khi bị ung thư thì người bệnh nên kiêng những thực phẩm sau đây để hỗ trợ cho việc điều trị có kết quả tốt hơn:
- Nên hạn chế những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì chúng có chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp, đường hóa học đều không tốt cho người ung thư.
- Người bệnh ung thư nên kiêng nhóm chất kích thích như thuốc lá, cafein, ma túy, bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai. Những loại thực phẩm này sẽ khiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy kiệt.
- Những thực phẩm lên men như dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm bông…, đồ nướng cũng không tốt cho người bệnh ung thư vì nó sẽ khiến bệnh tình trở nặng hơn.
- Ngoài ra, tùy từng loại bệnh ung thư mà chúng ta cần phải kiêng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường, đồ ăn quá mặn, quá cay để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Qua đây thì các bạn cũng có thể thấy rằng việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khoa học, hợp lý sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời còn giúp giảm thiểu những tác dụng phụ do thuốc và các liệu pháp điều trị gây ra để tránh suy giảm thể lực. Do đó, bệnh nhân ung thư cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh tình của mình, tránh ăn uống sai lầm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng