Những triệu chứng cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
GS.TS. Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, Chuyên gia về bệnh học ung thư cho biết những triệu chứng cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng.
1. Tổng quan về ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. dưới đây.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, hiện nay chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng tuy nhiên có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
1.1. Các yếu tố có thể phòng ngừa
- Chế độ ăn thiếu khoa học
Ăn uống có liên quan tới các bệnh ung thư đường tiêu hóa, trong đó việc ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ, ít rau xanh… làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 20% so với người không hút thuốc. Uống quá nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển u đại tràng.
- Béo phì
Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư đại tràng.
- Lười vận động.
Ung thư đại trực tràng cũng hay gặp ở nhóm người thiếu vận động như nhân viên văn phòng, người lái xe, người thích xem tivi, ngồi chơi game… Theo nghiên cứu, người thiếu tập thể dục tạo ra nguy cơ ung thư đại trực tràng cao từ 2-5 lần so với người thường xuyên vận động.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nêu trên có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và duy trì cân nặng hợp lý.
1.2. Các yếu tố không thể phòng ngừa
- Tuổi tác
Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn, trong đó có bệnh ung thư đại trực tràng. Phần lớn người bị ung thư đại tràng là từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa, 40 tuổi cũng có thể mắc bệnh.
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng
Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.
- Mắc polyp, viêm loét đại trực tràng
Polyp đại trực tràng thường là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển ung thư. Tương tự ở người bệnh viêm loét đại trực tràng mạn tính cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
2. Những triệu chứng cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng
Ở giai đoạn sớm của ung thư đại trực tràng, hầu hết không có biểu hiện trên lâm sàng. Triệu chứng của bệnh phụ thuộc vị trí khối u, mức độ xâm lấn ra xung quanh và mức độ lan ra toàn cơ thể (di căn). Phần lớn biểu hiện của bệnh không đặc trưng nên thường không nghĩ tới bị ưng thư. Triệu chứng bao gồm: tại chỗ, toàn thân và khi di căn.
2.1. Triệu chứng tại chỗ
- Thay đổi thói quen đại tiện: Phân lúc lỏng, lúc táo bón mà không rõ nguyên nhân, đi ngoài không hết, khuôn phân thu nhỏ, thay đổi hình dạng khuôn phân.
- Chảy máu đường tiêu hoá dưới: Đi ngoài phân nhày lẫn máu, hoặc đi ngoài phân đen nếu u ở đoạn đầu của đại tràng.
- Khối u lớn có thể lấp kín lòng đại tràng, trực tràng gây tắc ruột với các biểu hiện: Táo bón, đau bụng, đầy bụng và nôn, nên rất dễ bị người bệnh coi nhẹ. Khi khối u phát triển có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc.
- Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u qua thành bụng hoặc hậu môn.
2.2. Triệu chứng toàn thân
- Đi ngoài phân máu lâu ngày dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, người mệt mỏi, xanh xao.
- Gầy sút cân, ăn kém, sốt không rõ nguyên nhân.
2.3. Triệu chứng khi di căn
Ung thư đại trực tràng phần lớn di căn gan, hầu như ít có triệu chứng, nếu di căn nhiều có thể gây vàng da, đau bụng do u xâm lấn bao gan, đường mật.
3. Đi khám phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
3.1. Xét nghiệm tìm máu trong phân
Những người có xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng và cần được soi toàn bộ đại tràng.
Từ 50 tuổi trở lên cần làm xét nghiệm máu ẩn trong phân mỗi năm một lần.
Những người có nguy cơ cao như tiền sử bản thân hoặc gia đình bị u tuyến, các hội chứng đa pôlyp hoặc ung thư đại trực tràng, các bệnh viêm ruột… nên được làm xét nghiệm máu ẩn trong phân cùng các biện pháp khác ở độ tuổi sớm hơn theo lời khuyên của bác sĩ.
3.2. Soi toàn bộ đại tràng
Soi toàn bộ đại tràng là phương pháp tốt nhất hiện nay trong sàng lọc ung thư đại trực tràng. Dùng ống soi mềm có đầu soi để quan sát được toàn bộ đại tràng. Trong khi soi, nếu phát hiện các tổn thương nghi ngờ ung thư hoặc tiền ung thư, sẽ tiến hành sinh thiết hoặc lấy bỏ các tổn thương này để chẩn đoán và điều trị. Soi toàn bộ đại tràng cũng nên được bắt đầu ở độ tuổi 50, cùng với làm xét nghiệm máu ẩn trong phân. Tùy thuộc vào tổn thương được phát hiện khi soi mà khoảng cách các lần soi sau có thể từ 3-10 năm một lần.
3.3. Thăm trực tràng bằng tay
Trước đây, phương pháp này được đề xuất trong sàng lọc ung thư đại trực tràng là khám bằng tay. Nếu chỉ dùng đơn thuần phương pháp này sẽ bỏ sót các bất thường trong đại trực tràng, bao gồm cả ung thư. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại có độ chính xác cao hơn.
Những triệu chứng cảnh báo sớm ung thư đại trực tràng ban đầu thường không rõ ràng, vì vậy việc tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện mầm mống ung thư ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể.
Nội dung được duyệt bởi GS.TS. Nguyễn Bá Đức, Nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, Chuyên gia về bệnh học ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, mạch