Nổi hạch ở cổ bên phải không đau: Nguyên nhân và cách xử lý là gì?
Nội dung bài viết
Nổi hạch ở cổ bên phải không đau có thể do nguyên nhân nào gây ra? Khi gặp tình trạng này thì cần xử lý như thế nào? Hay nổi hạch ở cổ bên phải không đau có nguy hiểm không? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu thêm các thông tin về chủ đề này nhé.
XEM THÊM:
- Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Nổi hạch ở ngón tay là bệnh gì? Điều trị thế nào?
1. Thế nào là nổi hạch ở cổ?
Hạch lympho hay còn gọi là hạch bạch huyết tồn tại với một số lượng lớn ở cổ. Các hạch này được chia làm nhiều nhóm khác nhau, đó là:
- Hạch dưới cằm.
- Hạch sau má.
- Hạch dưới hàm.
- Hạch mang tai.
- Hạch sau tai.
- Hạch vùng chẩm.
Khi cơ thể bình thường, hầu như không thể sờ thấy hạch vì hạch chìm. Nhưng nếu có có tác nhân gây hại nào đó tấn công hay xâm nhập vào cơ thể thì hạch sẽ hoạt động mạnh để chống lại nên gây sưng to.
Nổi hạch ở cổ là tình trạng ở cổ bỗng nhiên xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đầu, có hình tròn hoặc hình bầu dục và có thể có hoặc không có dịch bên trong. Có những hạch thì sẽ gây ra cảm giác đau nhưng có hạch nổi lên nhưng lại không gây đau đớn.
Đối tượng hay gặp tình trạng nổi hạch ở cổ đó là trẻ em và người trong độ tuổi 20 – 50 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới nhiều gấp 3 lần so với nam giới.
Rất nhiều trường hợp hạch sưng lên và tự mất đi mà không cần có biện pháp can thiệp y học. Và ngược lại, cũng có trường hợp hạch ở cổ không gây đau nhưng cũng không biến mất khiến nhiều người lo lắng, sợ hãi.
2. Nhiệm vụ của hạch ở cổ là gì?
Hạch cổ được xem như một nơi để tập kết để loại bỏ ra ngoài các chất độc hại lưu thông trong máu ở khu vực đầu cổ. Các mầm bệnh khi xuất hiện nhiều ở khu vực đầu cổ sẽ bị thu gom lại với biểu hiện ra ngoài đó là hạch sưng to lên ở cổ.
Đối với các trường hợp ung thư gây hạch ở cổ thì đó cũng là các hạch đang nhiệm vụ bắt các tế bào ung thư. Nhờ điều này mà các tế bào ung thư bị ngăn chặn, kìm hãm tốc độ lây lan và phát triển. Vì thế, nổi hạch ở cổ đôi khi là lời cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nên cần được quan tâm.
Ngoài ra, hạch cổ còn có thể là dấu hiệu cho thấy có sự viêm nhiễm trong cơ thể. Vậy nên, để biết được chính xác nổi hạch ở cổ do đâu thì cần đi thăm khám và có hướng xử lý thích thời.
3. Nổi hạch ở cổ có phải là tình trạng nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia cho biết, nổi hạch ở cổ đôi khi chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có tình trạng viêm nhiễm không quá đáng lo ngại. Các tình trạng viêm này có thể là viêm mũi xoang, viêm tuyến nước bọt, viêm loét amidan, viêm họng, viêm tấy nướu răng…
Thế nhưng, cũng không thể vì thế mà chủ quan với tình trạng nổi hạch ở cổ. Bởi vì có những trường hợp nổi hạch ở cổ có mối liên hệ với khối u ác tính. Mặt khác, cũng có thể hạch là do sự di căn từ một số căn bệnh ung thư sang phần cổ như ung thư hạ họng, ung thư vòm mũi họng, thanh quản, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, ung thư dạ dày…
Nếu hạch nổi ở cổ là dạng lành tính thì người bệnh không cần quá lo lắng vì hạch gần như không gây nguy hiểm và có thể khỏi sau khi được điều trị. Nhưng với các trường hợp hạch là ác tính thì cần được khám và điều trị sớm với liệu pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4. Nguyên nhân gây nổi hạch ở cổ bên phải không đau
Tình trạng nổi hạch ở cổ bên phải không đau hoặc đau có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân sẽ có những đặc điểm và triệu chứng đi kèm khác nhau, dựa vào đó có thể sơ bộ phân biệt được chúng.
4.1. Nổi hạch ở cổ liên quan đến các bệnh lý về máu
Một số bệnh về máu có thể gây ra tình trạng này đó là:
Bệnh bạch cầu cấp
Hạch nổi ở cổ trong bệnh bạch cầu cấp sẽ có đặc điểm là hạch to, mềm, dễ di động. Hạch không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn nổi cả ở bẹn, nách, hố thượng đòn của người bệnh.
Nổi hạch ở cổ chỉ là biểu hiện phụ của bệnh bạch cầu cấp. Triệu chứng phổ biến và điển hình của bệnh này đó là:
- Thiếu máu.
- Sốt cao.
- Xuất huyết dưới da.
- Lách to nhanh.
- Loét niêm mạc miệng và họng.
- Khi làm xét nghiệm máu sẽ thấy bạch cầu, tiểu cầu chỉ số tăng nhiều, còn hồng cầu lại giảm xuống so với bình thường.
Bệnh bạch cầu mạn thể lympho
Khi mắc bệnh bạch cầu mạn thể lympho thì hạch xuất hiện nhiều nhưng đa số là hạch có kích thước bé. Những hạch này phát triển nhanh, mềm, di động được và xuất hiện ở nhiều nơi như cổ, bẹn, nách.
Bên cạnh đó, bệnh còn khiến cho lách bệnh nhân hơi to. Khi làm xét nghiệm dịch tủy và xét nghiệm máu sẽ thấy tiểu cầu và hồng cầu giảm, còn dòng lympho tăng nhiều.
Hạch Hodgkin
Loại hạch này thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Hạch Hodgkin xuất hiện ở hố thượng đòn trái với đặc điểm là hạch có kích thước to rồi lan đến cổ, không đau, rắn.
Tuy hạch không dính vào da nhưng dính vào nhau và không hóa mủ. Bệnh thường gây ra các cơn sốt theo đợt và mỗi lần sốt sẽ nổi thêm hạch khác hoặc hạch cũ sẽ to thêm.
4.2. Nổi hạch ở cổ bên phải không đau do tình trạng viêm nhiễm
Tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể cũng có thể là một trong những nguyên nhân của nổi hạch ở cổ bên phải không đau. Các viêm nhiễm có thể xảy ra bao gồm:
Một số viêm nhiễm trong cơ thể
Nổi hạch ở cổ có thể do tình trạng viêm nhiễm ở một số cơ quan như cổ họng, tuyến nước bọt, viêm mũi xoang, viêm loét amidan, viêm tấy nướu răng… gây ra.
Lao hạch
Hạch xuất hiện ở cổ có thể do lao hạch gây ra. Đặc điểm của lao hạch là hạch nhỏ, có kích thước không đồng đều và xuất hiện với số lượng nhiều. Hạch không đau và xuất hiện một cách dần dần. Các vị trí hạch thường xuất hiện đó là ở dưới xương hàm, vùng cổ, 2 bên cơ ức đòn chũm và xếp thành chuỗi dọc.
Ngoài nổi hạch ở cổ, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như là xanh xao, người gầy, sốt về chiều, sụt cân. Thậm chí, có trường hợp còn xuất hiện tổn thương ở màng bụng, màng phổi và phổi.
4.3. Hạch nổi ở cổ bên phải không đau – Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư
Ung thư là căn bệnh có mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Trong khi đó, hạch nổi ở cổ bên phải không đau có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm này. Bao gồm:
Ung thư hạch
Đặc điểm của hạch khi bị ung thư hạch đó là hạch to, ít khi di động vì dính vào tổ chức sâu, mật độ rắn.Hạch có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cũng có khi hạch dính vào nhau thành từng đám.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm những biểu hiện khác như phù do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép. Sinh thiết tế bào sẽ cho kết quả tương đối chính xác trong trường hợp này.
Ung thư di căn
Ngoài do ung thư hạch thì nổi hạch cổ có thể là hậu quả do ung thư di căn. Các căn bệnh ung thư vùng đầu cổ có thể khiến vùng cổ nổi hạch như ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
Hoặc một số bệnh ung thư ở các cơ quan khác khi di căn cũng gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ như ung thư vú, ung thư dạ dày…
4.4. Do một số bệnh lý lành tính vùng cổ gây nổi hạch ở cổ bên phải không đau
Nổi hạch ở cổ có thể xuất phát từ các bệnh lý lành tính ở vùng cổ như:
- U nang giáp móng.
- U mỡ.
- U bã.
- Chồi xương…
Đây đều là các bệnh lý lành tính nên chúng không gây nguy hiểm cho cơ thể. Thế nhưng, để đánh giá được chính xác các hạch này có gây nguy hại cho sức khỏe hay không thì cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán.
4.5. Nổi hạch ở cổ do một số nguyên nhân khác
Do cơ địa yếu
Ở những người có sức khỏe toàn thân kém, người gầy yếu thì thường xuyên gặp phải tình trạng bị nổi hạch ở cổ. Hạch trong trường hợp này có đặc điểm là thường nhỏ, dễ di động, không đau và có mật độ chắc. Khi sức khỏe trở nên tốt hơn thì các hạch sẽ tự mất đi mà không cần điều trị.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nổi hạch này đó là:
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như Carbamazepin, Phenytoin…
- Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin thương hàn, tiêm vắc xin sởi, quai bị…
- Do mắc một số bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, HIV/AIDS…
5. Cách điều trị nổi hạch ở cổ bên phải không đau như thế nào?
Trước hết, khi thấy hạch nổi ở cổ bên phải không đau thì bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện có uy tín cao. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng của bạn, tiến hành thăm khám sơ bộ kết hợp với làm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định được chính xác nguyên nhân gây nổi hạch. Từ đó, sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Các phương pháp điều trị có thể là:
- Với nổi hạch ở cổ do viêm amidan, viêm họng hay các bệnh lành tính kéo dài thì người bệnh cần điều trị dứt điểm các bệnh này. Sau khi bệnh thuyên giảm thì các hạch cũng sẽ tự lặn xuống. Thời gian để hạch mất đi có thể là sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần. Nếu hạch bị đau, sưng thì người bệnh có thể chườm nóng để làm dịu, giúp hạch bớt sưng.
- Nếu nghi ngờ hạch là do ung thư, thì bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết để đưa ra chẩn đoán cụ thể và đúng nhất. Với trường hợp người bệnh bị ung thư thì các chức năng bảo vệ cơ thể của hạch đã mất đi. Lúc này, biện pháp điều trị có thể là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay dùng thuốc đích… phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.
Sau quá trình điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi kết quả, diễn biến của bệnh cũng như tình trạng hạch ở cổ. Trong trường hợp có vấn đề bất thường xảy ra thì các bác sẽ nhanh chóng có giải pháp điều chỉnh để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt và tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Qua đây có thể rút ra kết luận là: Nổi hạch ở cổ bên phải không đau nói riêng và nổi hạch cổ nói chung có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh, bao gồm cả lành tính và ác tính. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, bạn cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân và đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng