Nổi hạch sau tai: Nguyên nhân và cách điều trị nổi hạch sau tai
Nội dung bài viết
Hiện tượng nổi hạch sau tai thường do một hoặc một nhóm hạch bạch huyết sau tai sưng lên khi cơ thể có những bất thường về sức khỏe. Nổi hạch ở tai có thể do nguyên nhân lành tính hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ác tính nguy hiểm. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần hiểu rõ về hiện tượng nổi hạch sau tai để chăm sóc sức khỏe và có hướng điều trị phù hợp. Do đó, trong bài viết này GHV KSol sẽ cùng bạn đọc đi tìm hiểu rõ về vấn đề này.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Ung thư tai: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Nổi hạch ở bẹn là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây nổi hạch sau tai
Nổi hạch sau tai là tình trạng gặp phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em, hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh. Các hạch bạch huyết thường nằm ẩn ở sau tai và nhiều vị trí khác trên cơ thể, giống như một trạm kiểm soát an ninh trong cơ thể. Bình thường các hạch bạch huyết sẽ nằm ẩn dưới da, không nhìn hay sờ thấy được, nhưng khi phát hiện có tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hạch sẽ nổi lên chống lại các tác nhân gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân gây nổi hạch ở tai, trong đó chủ yếu là nguyên nhân bệnh lý, có thể là lành tính hoặc ác tính nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng nổi hạch sau tai có thể do một số nguyên nhân sau:
1.1. Hiện tượng nổi hạch sau tai do nguyên nhân lành tính
Nổi hạch sau tai do nguyên nhân lành tính thường có kích thước nhỏ, mềm, có thể di chuyển được và sẽ tự tiêu biến và không nguy hại đến sức khỏe.
Các nguyên nhân lành tính gây nổi hạch sau tai chủ yếu là do cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm trùng, các hạch bạch huyết sưng lên để phản ứng lại với tác nhân gây bệnh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như do bị chấn thương vùng đầu cổ, rối loạn hệ miễn dịch,…
– Nổi hạch sau tai do nhiễm trùng: Khi cơ thể bị nhiễm trùng vùng da trên cổ hoặc trên mặt hoặc nhiễm trùng đường hô hấp, răng miệng, viêm tai giữa (thường gặp ở trẻ em)… các hạch bạch huyết phải hoạt động mạnh để chống lại tác nhân gây nhiễm trùng làm tụ dịch và sưng hạch. Nổi hạch sau tai do nhiễm trùng có thể đi kèm với biểu hiện bị sốt và một số biểu hiện khác của từng vùng nhiễm trùng như ho, sổ mũi nếu bị nhiễm trùng đường hô hấp.
– Nổi hạch sau tai do bị chấn thương vùng đầu, mặt, cổ: Khi bị chấn thương tại một vị trí trên đầu, mặt hoặc cổ, các hạch bạch huyết ở sau tai có thể sưng lên do sự lưu thông dịch và các tế bào trong mạch bạch huyết để phản ứng lại với tình trạng viêm tại vùng gần chấn thương.
– Nổi hạch sau tai do hệ miễn dịch bị suy giảm: Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém có thể sẽ nổi hạch tự nhiên phía sau tai. Sau một thời gian sức khỏe trẻ dần ổn định, hạch sẽ tự tiêu biến mà không cần can thiệp gì.
1.2. Nổi hạch sau tai cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ngoài các nguyên nhân lành tính kể trên, nổi hạch sau tai cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư. Các bệnh ung thư điển hình có thể gây nổi hạch sau tai bao gồm ung thư tuyến giáp, ung thư hạch, ung thư vòm họng.
Đa số bệnh nhân ung thư tuyến giáp đều phát hiện có cục hạch bất thường ở sau tai và ở cổ. Ban đầu hạch có kích thước nhỏ, có thể di chuyển được nên rất dễ nhầm với hạch lành tính. Tuy nhiên càng về sau hạch càng lớn dần, bám chặt ở vùng sát tai, không di chuyển được, khi sờ vào thấy cứng và có cảm giác đau. Bên cạnh đó còn đi kèm với các biểu hiện khác của bệnh ung thư tuyến giáp như khàn giọng, khó nuốt, cơ thể luôn mệt mỏi,…
2. Nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, đa số các hạch nổi sau tai là do các nguyên nhân lành tính gây ra, thường ít nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Các hạch do nguyên nhân lành tính như cơ thể đang bị viêm nhiễm chỉ cần điều trị khỏi bệnh đích thì sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp ngoại khoa.
Đối với hiện tượng nổi hạch sau tai do bệnh ung thư gây ra sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài, hạch sẽ lan sang nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
3. Cách điều trị nổi hạch sau tai
Hiện tượng nổi hạch sau tai chỉ là một triệu chứng chứ không phải bệnh, do đó cách điều trị nổi hạch sau tai như thế nào sẽ dựa vào nguyên nhân gây nổi hạch. Dù là hạch nổi sau tai do nguyên nhân lành tính hay ác tính thì tốt nhất bạn cũng nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Nếu nghi ngờ hạch ác tính nguy hiểm đến sức khỏe thì các bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cần thiết để kết luận và từ đó sẽ có phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
Nếu bị nổi hạch sau tai và đau, sưng tấy gây cảm giác khó chịu, ngoài thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để chăm sóc giảm nhẹ tình trạng sưng tấy và đau cho người bệnh:
Chườm gạc ấm lên hạch
Cách làm này hiệu quả khi nổi hạch sau tai do bị viêm nhiễm vùng đầu mặt, viêm tai giữa hoặc chấn thương vùng đầu cổ,… Chườm gạc ấm sẽ giúp tăng cường lưu thông máu lên vùng bị nổi hạch, giúp giảm sưng.
Bạn sử dụng một chiếc khăn mặt sạch, nhúng vào chậu nước ấm sau đó chườm lên vị trí bị sưng hạch và giữ nguyên cho đến khi nguội. Làm liên tục nhiều lần trong ngày bạn sẽ có cảm giác dễ chịu hơn.
Chườm gạc mát lên hạch
Phương pháp chườm lạnh lên u, hạch cũng sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng sưng hạch bạch huyết ở sau tai. Sử dụng một chiếc khăn lạnh, chườm lên vị trí nổi hạch sau tai khoảng 10 phút mỗi đợt, ngày 3 đợt bạn sẽ thấy hạch bớt sưng.
Mát – xa hạch bạch huyết sau tai
Mát – xa hạch bạch huyết sẽ giúp lưu thông máu đến vùng bị đau, giảm sưng hạch hiệu quả. Bạn có thể dùng tay mát – xa nhẹ nhàng hạch bị sưng theo chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên cần lưu ý không ấn mạnh tay vào vùng đang bị sưng vì nếu ấn quá mạnh thì có thể là các mạch máu xung quanh hạch bị vỡ và làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Những loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cung cấp một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể để tăng sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi bị nhiễm trùng gây nổi hạch sau tai, cơ thể sẽ cần sử dụng một lượng lớn vitamin C vào trong quá trình ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Đặc biệt với những người bị nổi hạch do hệ miễn dịch kém thì việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết.
Ngoài vitamin C, bạn cũng nên lưu ý bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể như vitamin A, vitamin B và các khoáng chất để cơ thể có
Nổi hạch sau tai nếu là do nguyên nhân lành tính thường sẽ tự khỏi nếu loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên quá trình lặn hạch có thể là 1 – 2 ngày, cũng có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Khi cơ thể xuất hiện hạch ở sau tai, bạn nên đến các chuyên khoa để được tư vấn trước khi áp dụng cách điều trị nổi hạch sau tai.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng