Nỗi lo cắt dạ dày có sống được không và lời giải đáp

Bạn hay người thân sắp phải phẫu thuật cắt dạ dày? Bạn đang hết sức lo lắng việc cắt dạ dày có sống được không? Cùng đọc bài sau đây của GHV KSol để tìm lời giải đáp cho nỗi lo của bạn và tìm hiểu thêm những điều cần biết khi cắt dạ dày.

XEM THÊM:

1. Trường hợp nào cần cắt bỏ dạ dày?

Dạ dày (hay bao tử) là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa thông với thực quản qua tâm vị ở phía trên và thông với tá tràng (đoạn đầu ruột non) qua môn vị ở phía dưới. Dạ dày có 2 chức năng chính: chứa thức ăn và tiêu hóa sơ bộ một số loại chất dinh dưỡng, thức ăn sau đó được đi xuống tá tràng và các đoạn khác của hệ tiêu hóa phía dưới để tiếp tục tiêu hóa và hấp thu.

Cắt dạ dày là phẫu thuật có thể lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy trường hợp. Vậy những trường hợp nào cần cắt dạ dày? Bạn hay người thân của bạn thuộc tình trạng nào dưới đây?

1.1. Ung thư dạ dày

Phẫu thuật dạ dày được chỉ định trong nhiều trường hợp, trong đó có ung thư dạ dày
Phẫu thuật dạ dày được chỉ định trong nhiều trường hợp, trong đó có ung thư dạ dày

Đối với ung thư nói chung hiện nay có 3 phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Đối với ung thư dạ dày thì phương pháp điều trị triệt căn duy nhất là phẫu thuật cắt dạ dày. Sau phẫu thuật có thể cần áp dụng hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ nhằm tăng hiệu quả điều trị, tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại hoặc đã di căn ra bộ phận khác.

Trong trường hợp bạn hay người thân bị ung thư dạ dày, nếu khối u ở phần thấp của dạ dày có thể chỉ cần cắt bán phần. Tuy nhiên nếu khối u ở phần giữa hoặc phần cao hay ung thư ở thể thâm nhiễm thì cần phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày.

Xem thêm >>> Rước ung thư dạ dày vào người do ăn nhiều muối

1.2. Viêm loét dạ dày tá tràng biến chứng

Trước khi ra đời các thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng (thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế tiết acid), cắt dạ dày là biện pháp sử dụng để điều trị cả những bệnh viêm loét thông thường. Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, các loại thuốc này đã được nghiên cứu và ra đời nhiều hơn, trở thành phương pháp điều trị nội khoa tối ưu, ít xâm lấn đối với viêm loét dạ dày tá tràng chưa có biến chứng.

Trường hợp tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng đã biến chứng như hẹp môn vị, chảy máu hay thủng,… hoặc trường hợp hiếm bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc điều trị mới chỉ định cắt dạ dày.

1.3. Thừa cân, béo phì

Cắt dạ dày được coi là một phương pháp giảm béo hiệu quả, hiện cũng đã được đưa vào áp dụng ở các bệnh viện. Tuy nhiên đây không phải là lựa chọn hàng đầu, thậm chí cần coi là biện pháp cuối cùng và không phù hợp với tất cả mọi người. Bệnh nhân cần đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu trước khi được chỉ định cắt dạ dày với mục đích giảm cân như: chỉ số BMI trên 40 hoặc BMI trên 30 kèm theo các bệnh mãn tính, độ tuổi từ 18-75, cân nặng thừa ít nhất trên 30kg so với bảng tiêu chuẩn,…

2. Cơ thể làm sao để tiêu hóa thức ăn khi thiếu dạ dày?

Như đã nói ở trên, dạ dày là đoạn giữa của ống tiêu hóa. Thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản rồi xuống dạ dày. Tại đây, dạ dày sẽ chứa thức ăn, nghiền nhỏ theo cơ chế cơ học sau đó tiết dịch vị trộn đều và tiêu hóa thức ăn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu một phần tại dạ dày trước khi đẩy xuống ruột non tiếp tục hấp thu.

Dạ dày có những chức năng quan trọng như vậy, khi cắt toàn bộ dạ dày thì câu hỏi đặt ra là cơ thể sẽ tiêu hóa thức ăn như thế nào?

Khi cơ thể không còn dạ dày thì thực quản sẽ được nối trực tiếp xuống tá tràng và ruột non. Công việc của dạ dày lúc này tá tràng và ruột non sẽ đảm nhiệm. Chất dinh dưỡng từ thức ăn tại đây vừa được tiêu hóa với sự giúp đỡ của các enzyme tiêu hóa, vừa được hấp thu hầu như hoàn toàn. Cuối cùng các chất không cần thiết bị đẩy xuống ruột già, hấp thu 1 phần nhỏ các chất còn lại tại ruột già rồi đẩy chất thải ra ngoài.

Như vậy cơ thể không có dạ dày vẫn sẽ tiêu hóa được thức ăn, tuy nhiên sẽ có những lưu ý nhất định với những trường hợp này.

3. Cắt dạ dày thực hiện như thế nào?

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định cần cắt bán phần hay cắt bỏ toàn bộ dạ dày như dưới đây:

  • Cắt một phần (bán phần) dạ dày: Loại bỏ phần tổn thương, có thể đồng thời lấy bỏ hạch lân cận trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày.
  • Cắt toàn bộ dạ dày: Toàn bộ dạ dày sẽ được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ, sau đó nối thực quản trực tiếp với ruột non.

Hiện nay có 2 phương pháp cắt dạ dày đang được thực hiện:

3.1. Phương pháp mổ hở:

Một phần hoặc toàn bộ dạ dày của bệnh nhân sẽ được bác sĩ cắt đi sau khi rạch một đường dài ở vùng bụng. Các dụng cụ chuyên biệt sẽ được sử dụng để nối các phần còn lại với nhau. Phương pháp này tuy đã được sử dụng nhiều và từ lâu nhưng nhược điểm là nhiều biến chứng và để lại sẹo lớn mất thẩm mỹ.

3.2. Phương pháp nội soi:

Phẫu thuật cắt dạ dày bằng phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm
Phẫu thuật cắt dạ dày bằng phương pháp nội soi có nhiều ưu điểm

Mổ nội soi nói chung đối với tất cả các bệnh đều là kỹ thuật tiên tiến hơn phương pháp mổ hở. Đặc biệt với phẫu thuật cắt dạ dày, bác sĩ thay vì rạch một đường lớn ở vùng bụng như mổ hở thì chỉ cần rạch những đường rất nhỏ cũng có thể cắt đi một phần hay toàn bộ dạ dày. Ưu điểm lớn của phương pháp mổ nội soi là an toàn hơn, độ chính xác cao hơn và vết mổ ít để lại sẹo như phương pháp truyền thống.

Xem thêm >>> Siêu âm trào ngược dạ dày thực quản – Những điều cần lưu ý

4. Những biến chứng nào có thể gặp khi cắt dạ dày?

Việc cắt dạ dày có sống được không hay sống được bao lâu cũng tùy thuộc vào cơ thể bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm hay không. Dưới đây là những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi phẫu thuật:

4.1. Kém hấp thu chất dinh dưỡng:

Do thiếu dạ dày nên việc hấp thu các chất dinh dưỡng mà trước đây chủ yếu hấp thu tại dạ dày sẽ bị giảm. Một số chất có thể kể đến như: vitamin D, sắt, canxi,… gây ra tình trạng thiếu canxi (loãng xương), thiếu sắt, thiếu máu,…

4.2. Hội chứng Dumping:

Đây là hội chứng thường xảy ra khi cắt dạ dày, được miêu tả do thiếu dạ dày nên thức ăn trôi xuống ruột non đột ngột gây các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn,…

4.3. Vết nối thực quản – tá tràng bị hở hoặc bị loét:

Đây là biến chứng nguy hiểm, tin vui là với các kĩ thuật hiện tại thì biến chứng này cũng hiếm khi xảy ra. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, đau bụng, suy nhược toàn thân do thiếu máu, chảy máu tiêu hóa, rò rỉ hỗng tá tràng,…

Các biến chứng này nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Một số biến chứng nguy hiểm khác như vết mổ bị xuất huyết, nhiễm trùng,… cần phát hiện sớm. Tuy y học hiện đại đã phát triển vượt bậc và tỉ lệ cắt dạ dày có biến chứng hiện đã giảm hơn trước rất nhiều, nhưng bất kì một sai sót nào sau phẫu thuật cũng có thể nguy hiểm với bệnh nhân, cần lưu ý và chú trọng.

Xem thêm >>> Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?

5. Vậy cắt dạ dày có sống được không?

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật cắt dạ dày bán phần hoặc toàn bộ là 1 đến 2 tuần. Thời gian này bệnh nhân sẽ đau nhức rất nhiều, cần theo dõi và có liệu trình điều trị tiếp theo hợp lý. Do có sự hỗ trợ của các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa nên khi mất đi dạ dày cơ thể người bệnh vẫn có thể trở về hoạt động được bình thường.

Bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh sau cắt dạ dày
Bệnh nhân hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh sau cắt dạ dày

Với những trường hợp giảm béo, viêm loét dạ dày biến chứng,… cắt dạ dày bán phần thì người bệnh hoàn toàn có thể sống bình thường, khỏe mạnh nếu không có biến chứng sau phẫu thuật.

Trường hợp ung thư dạ dày nguyên phát hoặc thứ phát (ung thư cơ quan khác di căn sang) mà cắt bỏ hoàn toàn dạ dày thì bệnh nhân vẫn sống được bình thường, nhưng thời gian sống kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào. Ung thư dạ dày giai đoạn I thì tỉ lệ sống sau 5 năm là 90%, giai đoạn II là 70%, giai đoạn III là 30-50% và giai đoạn IV chỉ còn 10%. Vì thế cơ hội sống sẽ cao hơn và lâu hơn nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

6. Chế độ ăn của người cắt dạ dày cần chú ý gì?

Chế độ ăn uống là điều cần đặc biệt chú ý ở các bệnh nhân vừa trải qua cuộc phẫu thuật dạ dày. Trong những ngày mới phẫu thuật, người bệnh thường bị táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, có thể còn chảy máu hoặc nhiễm trùng,… Chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định sẽ nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng này.

Đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày thì tình trạng chán ăn, sụt cân nhanh sau phẫu thuật thường xảy ra. Việc duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân cần qua truyền tĩnh mạch, sau đó mới cho bệnh nhân ăn lại từ thức ăn loãng dần dần đến đặc hơn.

Sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, nguyên tắc chung lúc này người bệnh cần nhớ là thay vì ăn 3 bữa chính thì nên chia nhỏ bữa ăn ra thành 6-8 bữa/ngày. Thêm vào đó, để quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn cần nhai thật kĩ, ăn thật chậm.

Một số thực phẩm nên ăn:

  • Cháo loãng, soup: đây là thực phẩm bệnh nhân nào trải qua phẫu thuật dạ dày cũng cần ăn, vì tính chất dễ tiêu hóa, không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, nhất là khi đang thiếu đi một phần hoặc cả một bộ phận như dạ dày.
  • Thực phẩm giàu đạm: giúp người cắt dạ dày mau hồi phục do cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và làm chậm quá trình tiêu hóa. Các thực phẩm nhiều đạm: thịt gia cầm, trứng, cá, bơ,…
  • Ngũ cốc: nên chọn các loại ngũ cốc ít chất xơ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng..
  • Trái cây và rau củ: hầu hết các loại rau và trái cây đều tốt cho người bệnh sau phẫu thuật dạ dày. Tuy nhiên, lưu ý nên nấu chín rau, gọt bỏ vỏ trái cây trước khi ăn.
  • Thực phẩm giàu vitamin B9, B12 và sắt: vì bệnh nhân sau phẫu thuật thường thiếu máu, những thực phẩm này cung cấp các thành phần cần thiết cho quá trình tạo máu của tủy xương, bồi bổ sức khỏe.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế các loại đồ ăn cứng, chất kích thích, gia vị cay nóng và các loại thực phẩm lên men như dưa chua, hành muối, cà muối,…

Như vậy nỗi lo cắt dạ dày có sống được không, cần chú ý những gì của bạn đã được giải đáp ở trên. Bạn hay người thân còn thắc mắc về bệnh ung thư dạ dày vui lòng gọi tổng đài miễn cước 18006808 hoặc hotline 0962686808 để được hỗ trợ.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7