Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì? Biện pháp phòng ngừa tái phát hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì là thắc mắc của nhiều người khi gặp gặp phải tình trạng này. Các loại thuốc bôi thường được sử dụng giúp giảm viêm, chống sưng, làm mềm da và làm lành các vết thương. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ giải đáp thắc mắc nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì và các vấn đề liên quan khác.

Xem thêm:

  • Chữa nứt hậu môn bằng đông y có khỏi không
  • Phẫu thuật nứt hậu môn bao nhiêu tiền chi phí từ A-Z
  • Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì không nên ăn gì

1. Tổng quan về nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng hậu môn có một vết rách ở niêm mạc gây ra đau đớn. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi người bệnh cố hết sức rặn phân cứng, gây nứt hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt, tuy nhiên cũng có trường hợp nứt kẽ hậu môn trở thành mãn tính và cần phải điều trị bằng y khoa.

nut-hau-mon-boi-thuoc-gi-2
Nứt kẽ hậu môn thường gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh

Các đối tượng sau đây là nguy cơ dẫn đến nứt kẽ hậu môn, bao gồm:

  • Người có chế độ ăn ít chất cơ, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hoà cao.
  • Người có thói quen ít vận động.
  • Trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không có nguyên nhân.
  • Người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn – trực tràng.
  • Những người bị táo bón, rặn nhiều khi đi đại tiện, phân quá cứng.
  • Phụ nữ trong thời kỳ hậu sản có thể do chế độ ăn uống quá kiêng khem gây ra tình trạng táo bón.
  • Những người mắc bệnh Crohn

Nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

  • Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: Các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, chúng làm giảm sức bền tổ chức. Nếu xảy ra hiện tượng căng giãn thì vết nứt sẽ xuất hiện, đặc biệt là khi phân rắn đi qua ống hậu môn sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét gây viêm nhiễm.
  • Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: Khối cơ thắt hậu môn bị phì đại, tăng trương lực và co thắt rất mạnh. Sự co thắt của cơ thắt trong là một trong những yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không thể lành được.
  • Thiếu máu tại chỗ: Nguyên nhân này làm cho ổ loét không lành được và còn được gọi là loét thiếu máu.
  • Chấn thương hậu môn: Những trường hợp dễ gặp chấn thương hậu môn đó là: phân quá cứng hoặc phân có kích thước quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh…
  • Yếu tố cơ địa: Do cơ địa người bệnh thường xuyên bị nứt hậu môn.
  • Những người mắc các HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai có nguy cơ nứt kẽ hậu môn cao hơn người bình thường.
  • Những người bị bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn – trực tràng.
  • Một số nguyên nhân khác: Tình trạng táo bón và phải rặn nhiều khi đi đại tiện, tiêu chảy kéo dài hoặc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị nứt kẽ hậu môn:

  • Có triệu chứng đau hậu môn dữ dội, cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện. Đau rát có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, làm cho người bệnh sợ đi đại tiện, mệt mỏi, xanh xao, sức khỏe suy kiệt. 
  • Thấy xuất hiện máu đỏ lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh.
  • Liên tục ngứa ngáy và khó chịu quanh vùng hậu môn.
  • Xuất hiện vết rách ở trên da quanh hậu môn.
  • Có thể thấy da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vết nứt.

2. Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Vết nứt ở hậu môn có thể tự lành lại sau vài tuần với những trường hợp nứt do tình trạng táo bón và được cải thiện qua chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu nứt kẽ hậu môn tái phát liên tục và kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến những hậu quả khó lường như:

  • Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến mãn tính nếu vết rách ở hậu môn chữa không lành sau 6 tuần điều trị. Nứt hậu môn bôi thuốc gì trong những trường hợp này cũng sẽ khó có thể đem lại hiệu quả như mong muốn. Nứt hậu môn sẽ tái phát liên tục khiến người bệnh khó chịu, khổ sở.
  • Có không ít trường hợp vết nứt hậu môn kéo dài có thể gây rách cả vùng cơ xung quanh hậu môn – trực tràng, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu để tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, hình thành các ổ viêm gây ra bệnh áp xe hậu môn, rò hậu môn. Đồng thời, vi khuẩn xâm nhập vào bên trong qua vết nứt có thể gây viêm nhiễm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.
nut-hau-mon-boi-thuoc-gi-3
Nứt kẽ hậu môn có thể gây ra bệnh rò hậu môn nếu để kéo dài

3. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có ưu điểm và nhược điểm gì?

Thuốc bôi nứt hậu môn có rất nhiều ưu điểm và được nhiều người bệnh lựa chọn để sử dụng, tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý:

Ưu điểm của các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn

  • Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng thẩm thấu nhanh vào vùng da bị viêm nhiễm giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả, được xem là giải pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn nhanh chóng và an toàn.
  • Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn thường dễ sử dụng, tiện lợi, có thể sử dụng trực tiếp bôi vào hậu môn mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác.
  • Giá thành của các loại thuốc bôi không quá đắt, chỉ khoảng từ vài chục đến vài trăm nghìn.
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo trong người.

Nhược điểm của các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn

  • Các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn phù hợp với những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, còn ở giai đoạn nặng hơn người bệnh cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
  • Nếu sử dụng thuốc bôi từ 4 – 6 tuần mà triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần   tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thuốc bôi mang lại hiệu quả cao nhất.

4. Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì?

Nếu bạn đang ở giai đoạn đầu thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bôi và uống để điều trị nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn nên bôi thuốc gì để làm giảm cảm giác đau đớn tại chỗ cho bệnh nhân, cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Hiện nay, có một số loại thuốc bôi được dùng phổ biến như:

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Diltiazem

Diltiazem được ưu tiên sử dụng để giúp thư giãn các cơ ở hậu môn, đồng thời làm lành vết nứt một cách nhanh chóng. Diltiazem là thuốc không kê đơn, được sử dụng để bôi trực tiếp vào vết nứt, 2 – 3 lần/ngày và dùng liên tục 2 – 3 tháng để điều trị dứt điểm vết nứt ở hậu môn. Ngoài ra, thuốc Diltiazem cũng có tác dụng giảm viêm, chống ngứa và ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn tái phát, cũng như các bệnh lý khác liên quan đến hậu môn trực tràng.

Dù là sản phẩm có thể sử dụng mà không cần đơn chỉ định của bác sĩ, nhưng thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: gây kích ứng ở hậu môn, gây khó chịu hoặc đau đầu nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ đều không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

nut-hau-mon-boi-thuoc-gi-1
Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì? Thuốc Diltiazem mang lại hiệu quả cao

Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GNT)

Glyceryl Trinitrate (GTN) được dùng để điều trị các triệu chứng nứt kẽ hậu môn cho người từ 18 tuổi trở lên. Thuốc có tác dụng hỗ trợ làm dịu, giúp giãn các cơ vòng ở hậu môn và tăng cường lưu lượng máu đến vết nứt ở hậu môn, từ đó giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương.

Thuốc được chỉ định sử dụng liên tục trong 8 tuần để điều trị dứt điểm tình trạng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau đầu dữ dội. Bởi vậy, bác sĩ có thể kê Paracetamol sử dụng kết hợp để ngăn ngừa các tác dụng phụ đó.

Thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn Glyceryl Trinitrate (GTN) là thuốc phải được hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ có chuyên môn. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc cũng như sử dụng sai đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Thuốc mỡ Anusol – HC 

Anusol – HC là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có thành phấn chính là dầu khoáng, pramoxine và kẽm oxit có tác dụng giảm áp lực tác động lên vùng hậu môn, tăng cường tuần hoàn máu và rút ngắn thời gian phục hồi của các vết nứt ở hậu môn.

Thuốc cũng được sử dụng để điều trị tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy có liên quan đến bệnh trĩ, táo bón hoặc các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác. Anusol – HC cũng có thể được kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh viêm ruột và viêm đại tràng.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc thoa trực tiếp vào vết nứt kẽ hậu môn với 5 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Lưu ý, không sử dụng thuốc quá 2 tuần liên tục để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Tuy là thuốc bôi nứt kẽ hậu môn an toàn, nhưng thuốc Anusol – HC có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: phát ban, nổi mề đay, sưng hoặc ngứa. Trong trường hợp các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Thuốc bôi nứt hậu môn Nitroglycerin

Nitroglycerin là loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn có tác dụng làm giãn mạch máu. Lúc này, máu đi đến vết nứt sẽ được lưu thông dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp cơ co thắt được nới lỏng làm giảm áp lực lên vết nứt hậu môn. Do đó, vết nứt hậu môn sẽ lành lại nhanh hơn, giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác đau rát sau đại tiện.

Nên dùng thuốc bôi sau khi vệ sinh sạch sẽ và dùng khăn mềm lau khô da xung quanh hậu môn. Sau đó, lấy lượng thuốc vừa phải rồi bôi một lớp mỏng lên da. Bôi từ 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng và tối hoặc khi hậu môn bị đau rát.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp… Trong trường hợp cơn đau hậu môn kéo dài và trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc chữa nứt kẽ hậu môn Cardizem

Cardizem là thuốc có tác dụng giãn mạch máu, giảm sự hoạt động của cơ thắt và giúp cơ thắt được lỏng hơn. Đồng thời, giúp cho lượng máu đến nuôi dưỡng các niêm mạc ống hậu môn được tăng cường. Người bệnh sau khi sử dụng Cardizem sẽ thấy ít bị đau hơn, vết rách cũng sẽ nhanh chóng lành hơn.

Thuốc mỡ Healit bôi nứt kẽ hậu môn

Healit là thuốc mỡ được sử dụng giúp ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương các tế bào biểu bì, hỗ trợ giảm đau, giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa nguy cơ nứt kẽ hậu môn tái phát.

Người bệnh có thể thoa thuốc mỡ Healit 2 lần/ngày để cải thiện các triệu chứng nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc quá liều để tránh gây kích ứng hậu môn.

Thuốc bôi Proctolog chữa nứt kẽ hậu môn

Thuốc bôi Proctolog điều trị nứt kẽ hậu môn được sử dụng để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hậu môn và hỗ trợ làm lành các tổn thương ở hậu môn. Thành phần chính của thuốc là Ruscogenins và Trimebutine – các hoạt chất này có tác dụng hỗ trợ làm tăng trương lực tĩnh mạch, ngăn ngừa tình trạng ứ huyết và giảm tính thấm ở mao mạc. Theo đó, người bệnh sẽ hạn chế các triệu chứng của bệnh trĩ cũng như nứt kẽ hậu môn.

Proctolog là thuốc được sử dụng để bôi vào hậu môn 1 – 2 lần/ngày. Người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường sẽ mang lại hiệu quả cao khi được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Mặc dù có một số loại thuốc bôi có thể sử dụng mà không cần bác sĩ kê đơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên trao đổi với bác sĩ để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

nut-hau-mon-boi-thuoc-gi
Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì? Thuốc Proctolog là một trong những loại thuốc có hiệu quả cao

Một số dạng thuốc khác chữa nứt kẽ hậu môn

Thuốc kháng sinh như: Cefadroxil, Cephalexin, CefiximeCefixim, Cefazolin… được sử dụng uống với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm các triệu chứng sưng đau, ngứa rát và chảy dịch hậu môn.

Thuốc Diltiazem (Cardizem), Nifedipine (Adalat), Corticosteroid được sử dụng để tăng khả năng đàn hồi cho niêm mạc hậu môn, phòng chống táo bón, giảm các triệu chứng nứt kẽ hậu môn.

Cùng đó các loại thuốc trị táo bón như Bisacodyl, Duphalac cũng có thể được dùng để giúp việc đại tiện dễ dàng hơn, giảm nguy cơ bệnh tiến triển.

Thuốc giảm đau có chứa Paracetamol sẽ giúp giảm đau ở hậu môn.

5. Khi nào người bị nứt kẽ hậu môn cần đi gặp bác sĩ?

Nếu người bệnh có những biểu hiện như: Đau dữ dội vùng hậu môn trực tràng khi đi đại tiện; xuất hiện máu đỏ tươi dính ở trên phân hoặc máu nhỏ giọt xuống bồn cầu; có máu dính ở quần lót, giấy vệ sinh kèm cảm giác đau đớn và khó chịu… thì nên đi gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời, đúng cách và có hiệu quả điều trị tích cực.

6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Để các loại thuốc bôi nứt kẽ hậu môn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và tay trước khi bôi thuốc vào hậu môn, sau mỗi lần đi vệ sinh cần lau khô hậu môn bằng khăn mềm. Đặc biệt, không sử dụng giấy vệ sinh thô hoặc giấy có mùi thơm để tránh trường hợp gây kích ứng hậu môn.
  • Phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc, điều này có thể làm tăng các rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
  • Nếu người bệnh nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn hoặc khi các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Đồng thời, cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt bằng cách tăng cường chất xơ, uống đủ nước và không nhịn đại tiện, tập thể dục đều đặn để hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa lành các tổn thương.

7. Cách ngăn ngừa mắc hoặc tái phát nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một tình trạng có thể tái phát ngay sau khi kết thúc quá trình điều trị. Chính vì vậy, người bệnh cần lên kế hoạch phòng ngừa phù hợp như sau:

Tăng cường bổ sung lượng chất xơ

Nếu bạn bị táo bón, đi đại tiện xuất hiện phân lớn, cứng hoặc khô, điều này có thể khiến các vết nứt hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn. Việc bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các loại trái cây và rau xanh, có thể hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón.

Theo các chuyên gia, người bệnh cần bổ sung khoảng 20 – 35 gram chất xơ mỗi ngày và các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến gồm:

  • Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bina, rau mồng tơi…
  • Trái cây có múi.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch và các loại bánh mỳ nguyên hạt.
  • Các loại đậu.
  • Các loại quả hạch.
  • Mận khô và nước ép mận.

Đối với người đã từng bị vứt kẽ hậu môn, nếu không thể nhận đủ lượng chất xơ cần thiết trong chế độ ăn uống, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Các sản phẩm này có thể giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn, hỗ trợ làm mềm phân, từ đó ngăn ngừa các vết nứt hậu môn.

Uống đủ nước

Tăng cường uống nhiều nước có thể làm mềm phân, chống táo bón và giúp người bệnh dễ đi đại tiện hơn. Theo khuyến cáo người bệnh nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bạn hãy uống nhiều nước hơn khi thời tiết nóng hoặc khi hoạt động thể chất nhiều.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích như: bia, rượu, caffeine… để tránh gây mất nước trong cơ thể.

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Thiếu hoạt động thể chất hàng ngày là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón, khiến nhu động ruột hoạt động kém. Hãy duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu

Nếu có nhu cầu đi đại tiện, người bệnh nên đi ngay lập tức, không được phép trì hoãn nhu cầu đi đại tiện. Bởi điều này có thể gây suy giảm chức năng cơ vòng hậu môn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng.

Không những vậy, phân được giữ lâu trong cơ thể có thể trở nên khô, cứng và tăng về kích thước. Do đó, sẽ khiến phân khó đào thải ra ngoài cơ thể và gây tổn thương cho niêm mạc vùng hậu môn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể giảm bớt tình trạng táo bón và căng thẳng ở ống hậu môn bằng cách thay đổi một số thói quen đi đại tiện:

  • Nên đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, tuy nhiên không nên ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tránh tình trạng căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Luôn giữ cho khu vực hậu môn luôn khô ráo và sạch sẽ.
  • Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện bằng cách sử dụng khăn mềm, không dùng giấy vệ sinh thô cứng và có mùi.
  • Nếu người bệnh bị tiêu chảy thì cần có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, hiện tượng này không quá nguy hiểm và có thể được cải thiện với các loại thuốc bôi hoặc các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. 

Bài viết trên đã chia sẻ thông tin về nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì. Hầu hết các trường hợp sẽ được cải thiện trong 2 – 6 tuần. Vì vậy, nếu các triệu chứng kéo dài, gây đau đớn dữ dội khi đi đại tiện hoặc có máu dính trên phân, người bệnh nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn đúng cách nhất.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL