Nứt kẽ hậu môn sau sinh có nguy hiểm không? Cách chữa trị hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là một tình trạng thường gặp ở các mẹ sau khi chuyển dạ sinh con. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. GHV KSol sẽ chia sẻ những thông tin về vấn đề nứt kẽ hậu môn sau sinh, hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

  • Các biện pháp điều trị ung thư hậu môn tân tiến nhất hiện nay
  • Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh là bệnh gì ? cách xử lý
  • Tầng sinh môn sau sinh bao lâu thì lành

1. Tổng quan về nứt kẽ hậu môn sau sinh 

Nứt kẽ hậu môn sau sinh ảnh hưởng nhiều đến các bà mẹ về cả sức khỏe lẫn tinh thần. Do đó, chị em nên đi thăm khám và điều trị ngay, không nên để kéo dài.

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là gì?

Nứt kẽ hậu môn sau sinh là tình trạng có xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, hường xảy ra sau khi hoàn tất quá trình sinh nở hoặc sau khi cố rặn phân cứng ra ngoài.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn sau sinh

Táo bón là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn sau sinh. Tình trạng táo bón xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai, do chế độ ăn nhiều đạm nhưng lại thiếu chất xơ sau sinh. Táo bón khiến cho phân bị khô cứng khiến cho việc đại tiện khó khăn hơn, chị em phải rặn mạnh và thời gian đi đại tiện cũng kéo dài hơn. 

Việc dùng lực để rặn làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng của mẹ, khiến hậu môn phải chịu sự co thắt đột ngột dẫn đến nứt kẽ hậu môn, gây chảy máu khi đại tiện. Tuỳ vào từng mức độ bị nứt kẽ hậu môn mà chị em sẽ có cảm giác đau nhiều hay đau ít.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác gây nứt hậu môn sau sinh như tiêu chảy mãn tính, viêm vùng hậu môn – trực tràng, do bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc chị em đã từng phẫu thuật ở hậu môn…

nut-ke-hau-mon-sau-sinh-3
Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn sau sinh là táo bón

Triệu chứng thường gặp khi bị nứt kẽ hậu môn sau sinh

Các triệu chứng khi bị nứt hậu môn sau khi sinh, bao gồm:

  • Chị em phụ nữ sẽ cảm thấy đau ở hậu môn, nhất là mỗi lần đi đại tiện khi phân đi qua hậu môn. 
  • Đau nhói như có vết cắt hoặc vết rách ở hậu môn, kèm cảm giác nóng rát và tình trạng này có thể kéo dài nhiều giờ ngay cả khi không đi đại tiện.
  • Đại tiện có thể kèm máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đại tiện.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu quanh vùng hậu môn.
  • Khi quan sát hậu môn sẽ thấy vết nứt trên da quanh hậu môn.
  • Cạnh vết nứt có thể xuất hiện mẩu thịt thừa.

Nếu nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh không được điều trị, để kéo dài sẽ chuyển thành mãn tính, vết nứt sẽ sâu hơn. Khi ấy việc điều trị cũng sẽ khó khăn hơn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường.

2. Nứt kẽ hậu môn sau sinh có nguy hiểm không?

Nứt kẽ hậu môn sau khi sinh nếu không được chữa trị nhanh chóng, có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng tâm sinh lý 

Nứt hậu môn sau sinh không chỉ gây ra những phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, mà còn làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người mẹ. Tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra đau rát, ngứa ngáy, đau nhức, đại tiện ra máu… khiến người mẹ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress, chán nản, bất an…

Mất máu gây ra thiếu máu 

Nứt kẽ hậu môn ở mẹ sau sinh sẽ gây ra vết thương hở ở hậu môn và chả ra máu tươi, đặc biệt là trong và sau khi đi đại tiện. Tình trạng này kéo dài, các vết nứt sâu hơn và lớn hơn sẽ gây chảy máu nhiều hơn. Từ đó, các bà mẹ sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, tụt huyết áp, da xanh xao, sức khỏe suy kiệt…

nut-ke-hau-mon-sau-sinh-1
Nứt kẽ hậu môn gây ra tình trạng mệt mỏi do mất máu

Nứt kẽ hậu môn mãn tính

Hầu hết các trường hợp nứt kẽ hậu môn sẽ tự lành sau khoảng 4 – 6 tuần khi đã thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tình trạng táo bón được cải thiện. Tuy nhiên, nếu để nứt kẽ hậu môn kéo dài hơn 8 tuần, thì nứt hậu môn sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó để chữa trị.

Nhiễm trùng hậu môn

Hậu môn là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, khi bị nứt kẽ hậu môn khiến cho nơi này thường xuyên ẩm ướt và chảy máu. Từ đó, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và tấn công vào các vết nứt gây ra tình trạng viêm nhiễm. Không những vậy, vi khuẩn có thể ngược dòng tấn công gây ra viêm đường ruột, suy thận, viêm trực tràng…

Nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể gây nhiễm trùng máu

Không chỉ gây nhiễm trùng ở hậu môn, khi bị nứt kẽ hậu môn, các tĩnh mạch ở hậu môn bị vỡ gây ra hiện tượng chảy máu. Từ đó, các vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào các tĩnh mạch gây ra nhiễm trùng máu. Biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Hoại tử hậu môn

Nếu để tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài, chúng có thể hình thành các ổ áp xe có chứa dịch mủ. Khi ổ áp xe hậu môn phát triển lớn, vỡ ra gây chảy mủ, nhiễm trùng và mang theo mầm bệnh. Từ đó, có thể biến chứng thành bệnh rò hậu môn, thậm chí tăng nguy cơ hoại tử hậu môn. 

Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nứt hậu môn gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và tâm lý của người mẹ. Do đó, tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ khi đang bú mẹ. 

3. Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh như thế nào?

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh không phải là một điều dễ dàng. Bởi, nếu áp dụng cách điều trị không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, cũng như đến sức khoẻ của người mẹ. Vậy nứt kẽ hậu môn sau sinh phải làm sao? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những cách điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

nut-ke-hau-mon-sau-sinh
Ngâm hậu môn bằng nước ấm giúp chữa trị nứt kẽ hậu môn sau sinh tại nhà hiệu quả

Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh tại nhà

Nếu tình trạng nứt hậu môn sau sinh mới ở giai đoạn nhẹ, người mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Người bị nứt kẽ hậu môn nên ngâm hậu môn bằng nước ấm khoảng 1 -20 phút, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, giúp giãn cơ vòng, giảm đau, tăng tưới mái và làm dịu hậu môn. Lưu ý nên ngâm nước ấm vừa phải, đề phòng bị bỏng da hậu môn. 

Trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng nha đam

Nha đam được biết đến là một thảo dược có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm rất hiệu quả. 

Mẹ sau sinh bị nứt hậu môn chỉ cần tách lấy phần gel nha đam, sau đó bôi vào vùng hậu môn 3 lần/ngày, sử dụng đều đặn trong 1 tháng, các vết nứt sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, nha đam có tính máy, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể nên mẹ có thể kết hợp với các món ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón. 

Trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu oliu

Dầu oliu là tinh dầu tự nhiên, chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, giúp bôi trơn hệ thống ruột, có tác dụng chống táo bón hiệu quả. Không chỉ vậy, dầu oliu còn có đặc tính chống viêm, dưỡng ẩm hiệu quả giúp phục hồi vết thương nhanh chóng, đề phòng nứt hậu môn sau sinh. 

Bạn có thể sử dụng dầu oliu để chữa nứt kẽ hậu môn bằng cách lấy một muỗng dầu oliu kết hợp với một muỗng mật ong và một muỗng sáp ong trộn đều, rồi đun sôi lên. Sau khi hỗn hợp để nguội thì bôi lên vết nứt. Người bệnh nên thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày, vết nứt sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, có thể sử dụng dầu oliu thay thế dầu ăn hàng ngày để chế biến món ăn, sẽ cải thiện hệ tiêu hoá, khắc phục tình trạng táo bón. 

Trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa có chứa hoạt chất triglyceride nên khi dùng để bôi vào hậu môn sẽ giúp bôi trơn, giảm đau khi đi đại tiện. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa chất kháng khuẩn sẽ làm giảm tình trạng viêm nứt kẽ hậu môn sau sinh và nên bôi vào buổi tối trước khi đi ngủ. 

Trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng dầu mù u

Tinh dầu mù u là một loại tinh dầu thiên nhiên, có tác dụng giảm đau, chống viêm, liền sẹo giúp vết thương lành nhanh chóng. Bạn nên sử dụng bông tăm, thấm dung dịch này sau đó bôi lên miệng vết nứt. Mẹ sau sinh bị nứt kẽ nên bôi dầu mù u 2 lần/ngày, sau 1 tháng vết nứt sẽ lành miệng giúp giảm tình trạng nứt kẽ hậu môn. 

Lưu ý: Trước khi sử dụng các phương pháp này lên vết thương, hãy vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách. 

Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật là cách điều trị căn bản áp dụng khi người có vết nứt hậu môn sau sinh nhằm loại bỏ các tác nhân gây ra và giúp tăng cường lượng máu nuôi đến niêm mạc bị tổn thương. Phương pháp này có thể giúp nhanh lành đến 90% các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn sau sinh cấp tính.

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ điều trị nứt hậu môn sau khi sinh

Sử dụng thuốc làm mềm phân

Khi thăm khám bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc giúp làm mềm phân, để người bệnh giảm triệu chứng đau và chảy máu.

Thuốc mỡ thoa tại chỗ

Bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc mỡ thoa tại chỗ thuộc nhóm Nitroglycerin hay ức chế calci giúp làm giãn cơ vòng trong và tăng tưới máu vùng có vết nứt. Các loại thuốc này có thể giúp nhanh lành vết thương, người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng đau do vết nứt gây ra. Tuy nhiên, không nên sử dụng kéo dài vì có thể gặp một số tác dụng phụ như nhức đầu, bốc hỏa…

Tiêm Botox

Phương pháp tiêm Botox vào cơ vòng trong hậu môn gây giãn cơ vòng trong khoảng 2 – 3 tháng, giúp các vết nứt kẽ hậu môn sau sinh có thể nhanh lành đến 60 – 80% các trường hợp. Chi phí để tiêm Botox này khá cao và cũng dễ bị tái phát trở lại.

Khi người bệnh đã áp dụng những điều chỉnh bằng phương pháp không phẫu thuật ở trên mà vết nứt kẽ hậu môn sau sinh vẫn chưa lành. Lúc này, người bệnh cần xác định thêm nguyên nhân gây ra tình trạng này. 

Điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh bằng phẫu thuật

Nếu tình trạng nứt kẽ hậu môn sau sinh kéo dài 8 tuần thì có thể đã chuyển thành mãn tính, mẹ bên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám lại. Để tìm ra các nguyên nhân gây nứt hậu môn sau khi sinh bác sĩ có thể thăm khám hậu môn dưới hình thức gây mê hoặc gây tê, đo trương lực cơ vòng trong để xác định tình trạng tăng trương lực. Trường hợp nứt hậu môn sau khi sinh mãn tính và không đáp ứng được điều trị bảo tồn thì cần dùng đến phương pháp phẫu thuật. 

Phẫu thuật vết nứt ở hậu môn đơn giản là cắt 1 phần bên cơ vòng trong ống hậu môn, được thực hiện dưới gây tê, giúp giảm đau, giãn cơ và nhanh lành vết mổ. Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể ra viện ngay hôm sau, các triệu chứng đau sẽ hết trong vòng vài tuần. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật lên đến 90%. Trong trường hợp bị tái phát trở lại có thể là do cắt cơ vòng không đủ và phải thực hiện phẫu thuật lại bằng cách cắt bên kia. Nếu cắt nhiều cơ vòng quá sẽ có nguy cơ mất tự chủ trung đại tiện. 

4. Nứt kẽ hậu môn sau sinh nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ sau sinh bị nứt kẽ hậu môn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình:

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Tăng cường các chất xơ trong bữa ăn giúp tình trạng táo bón được cải thiện, hạn chế gây tổn thương hậu môn và phòng tránh tái phát.

Chất xơ không chỉ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hoá, làm mềm phân mà còn có tác dụng làm phân huỷ các chất cặn bã trong cơ thể để chúng dễ dàng được tống ra ngoài hơn. Nhờ đó mà mẹ sau sinh có thể phòng chống được táo bón rất tốt. Mẹ sau sinh bị nứt hậu môn có thể ăn các loại rau xanh như mồng tơi, rau dền, rau cải…; các loại củ như cà rốt, củ cải đường…và các loại hạt…

Nứt kẽ hậu môn sau sinh nên uống nhiều nước 

Để chống tình trạng táo bón và làm mềm phân để giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh, người bệnh cần phải uống ít nhất hơn 2 lít nước mỗi ngày. Hơn nữa, uống nhiều nước còn giúp thanh lọc cơ thể, cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn, dễ tiêu… 

Ngoài uống nước lọc, mẹ sau sinh bị nứt hậu môn có thể sử dụng các loại nước ép rau củ hoặc trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn. 

Thực phẩm nhuận tràng

Mẹ sau sinh gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn không nên bỏ qua các thực phẩm nhuận tràng, có tác dụng kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn để ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Một số thực phẩm nhuận tràng mà mẹ cần bổ sung trong bữa ăn có thể kể đến như: khoai lang, khoai tây, bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền xanh, mè đen, quả đu đủ…

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất sắt

Khi nứt hậu môn thường đi kèm với triệu chứng chảy máu, điều này khiến cho phụ nữ sau sinh đứng trước nguy cơ bị mất máu gây ra thiếu máu thiếu sắt. Chính vì vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: các loại thịt đỏ, gan gà, hạt lạc, vừng, quả óc chó, hạnh nhân…

Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, bạn cũng nên lưu ý giữ vệ sinh cơ thể, nhất là khu vực vùng kín kết hợp với tập luyện thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên để hỗ trợ điều trị cũng như giảm bớt nguy cơ nứt kẽ hậu môn sau sinh.

Bài viết trên đã chia sẻ nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị nứt kẽ hậu môn sau sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nặng, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL