Phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng- những vấn đề cần quan tâm

Phẫu thuật hiện nay là phương pháp điều trị ung thư đại tràng hiệu quả nhất, với những tiến bộ trong công nghệ y tế, phẫu thuật nội soi là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của GHV KSOL để có thêm thông tin về phương pháp phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng cùng những lưu ý cho người bệnh sau phẫu thuật nhé.

XEM THÊM:

1. Phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng là gì?

Là kĩ thuật can thiệp cắt đi một phần đại tràng có khối u thông qua những đường mổ nhỏ 1.5 cm. Cụ thể, một ống nội soi được gắn với camera truyền hình ảnh phóng đại trên màn hình, các dụng cụ dùng để phẫu thuật được đưa qua một vết rạch nhỏ khác để thực hiện phẫu thuật loại bỏ một phần đại tràng và các hạch bạch huyết.

Tiến hành phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng cho người bệnh
Tiến hành phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng cho người bệnh

Sau khi cắt tách niêm mạc, bệnh nhân có thể khỏi mà không phải chịu phẫu thuật cắt bỏ hẳn đoạn đại tràng, đồng thời người bệnh cũng không cần phải dùng tia xạ hoặc hóa chất để điều trị. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể nối ruột với ruột để đi cầu qua hậu môn hay làm hậu môn nhân tạo (đem ruột ra ngoài thành bụng).

2. Đối tượng được chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật nội soi đại tràng là ai?

 Những người có khối u đại tràng, lao hồi manh tràng, polyp ung thư hóa, túi thừa đại tràng biến chứng, lồng ruột hoại tử, khối u mạc treo đại tràng… là những đối tượng được chỉ định phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng.

Phương pháp này không áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn hoặc người bệnh già yếu, có mắc các bệnh nặng khác đi kèm mà không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (như suy tim, suy hô hấp cấp…).

3. Những ưu nhược điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng

Ưu điểm của phương pháp này là các bác sĩ tham gia phẫu thuật không bị hạn chế tầm nhìn, hình ảnh chất lượng cao cho độ chính xác cao hơn phẫu thuật thông thường. Người bệnh ít bị đau sau mổ do vết mổ nhỏ, còn phẫu thuật thông thường thì vết mổ dài bằng một gang bàn tay nên gây đau đớn hơn. Mổ nội soi bệnh nhân dùng ít thuốc hơn, đỡ ảnh hưởng đến dạ dày, tránh được nhiều biến chứng do dùng nhiều thuốc, đặc biệt trong thuốc giảm đau thường hay có chất gây nghiện, sử dụng lâu dài dễ làm cho người bệnh “nghiện” thuốc.

Phương pháp phẫu thuật nội soi này cũng có hạn chế như chỉ can thiệp được với các khối u nhỏ dưới 2cm, các trường hợp để phẫu thuật nội soi không nhiều, hoặc trong quá trình phẫu thuật nội soi phải tiến hành mở ổ bụng do phát hiện các khối u không thể được loại bỏ bằng nội soi.

4. Quy trình thực hiện phẫu thuật nội soi đại tràng

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm ngửa, dạng 2 chân, đặt sonde bàng quang
  • Bước 2: Gây mê nội khí quản
  • Bước 3: Đặt trocar
  • Bước 4: Thăm dò
  • Bước 5: Giải phóng đại tràng
  • Bước 6: Mở bụng cắt đoạn đại tràng phải và làm miệng nối.

Sau khi thực hiện kỹ thuật trên bệnh nhân ít đau, có thể đi lại vệ sinh cá nhân sau 1-2 ngày làm phẫu thuật, thời gian nằm viện ngắn khoảng 5 ngày và rất sớm được trở lại các hoạt động thường ngày.

5. Những dấu hiệu bất thường có thể gặp phải sau phẫu thuật nội soi

Bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng nếu gặp phải những triệu chứng sau thì cần đến tái khám lại ngay, đó là:

  • Đau bụng nhiều
  • Đỏ nơi vết mổ nhiều và lan rộng hơn kèm theo đau
  • Bụng căng chướng, buồn nôn, nôn
  • Rối loạn tiêu hóa: nôn nhiều, tiêu chảy, đại tiện ra máu
  • Sốt
  • Chảy máu
  • Bục miệng nối, tắc ruột sau mổ
  • Dịch chảy ra qua vết mổ nhiều, kèm theo mùi hôi
  • Áp xe tồn dư trong ổ bụng.

6. Những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng

Người bệnh cần ăn thức ăn mềm, lỏng để tiêu hóa nhanh và dễ dàng vào những ngày trước phẫu thuật, có khi bệnh nhân chỉ được uống nước (nước trái cây, nước luộc thịt…). Tất cả bệnh nhân đều chỉ được uống nước trong 24 giờ trước mổ và nhịn ăn hoàn toàn từ nửa đêm trước ngày mổ.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch cho đến khi ăn uống bình thường trở lại, thường có thể ăn nhẹ sau 3-5 ngày sau phẫu thuật.

Truyền chất dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch cho người bệnh sau phẫu thuật đại tràng
Truyền chất dinh dưỡng qua đường tiêm tĩnh mạch cho người bệnh sau phẫu thuật đại tràng

Thông thường bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-3 tuần sau mổ, nhưng để bình phục hẳn thì cần nghỉ ngơi dài hơn, tránh làm việc nặng nhọc, quá sức.

7. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng

Đối với người bệnh đại tràng, đặc biệt là người bệnh ung thư, sau khi phẫu thuật thường không muốn ăn. Chính vì thế không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khiến sức khỏe bị suy yếu. Một lời khuyên cho người bệnh sau khi phẫu thuật nên cố gắng ăn uống để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại mầm bệnh cũng như cải thiện sức khỏe.

Sau phẫu thuật đại tràng, người bệnh nên ăn uống như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, lỏng như cháo, súp… chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn đa dạng các thực phẩm để kích thích vị giác, giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn, muốn ăn.
  • Thức ăn cần được nấu chín, mềm, rau củ có nhiều xơ khó tiêu thì cần xay nhỏ, loại bỏ xơ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, vitamin E, vitamin C, Beta-caroten.
  • Nghỉ ngơi sau khi ăn, không vận động mạnh, không mang vác nặng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh các loại thực phẩm sau:

  • Không ăn hoa quả có vị chua như cóc, xoài chua…, các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, sa tế…, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; các thức ăn khô cứng, khó nuốt… để hạn chế kích thích vào vết mổ, khiến vết mổ lâu lành.
Không sử dụng rượu bia sau phẫu thuật đại tràng
Không sử dụng rượu bia sau phẫu thuật đại tràng
  • Hạn chế các đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, món quay, nướng hay thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp…

Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh sau mổ cần chú ý nghỉ ngơi đúng cách, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress… Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật nội soi ung thư đại tràng, những lưu ý trong chế độ ăn uống sau phẫu thuật để có thể chuẩn bị tốt tâm lý cho mình hoặc người thân trước khi bước vào đợt điều trị nếu có đang mắc phải căn bệnh ung thư đại tràng này nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7