Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm và được xếp vào hàng thứ năm trong số các loại ung thư thường gặp ở Việt Nam. Vậy phòng tránh ung thư dạ dày bằng cách nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây nhé.

Xem thêm:

1. Ung thư dã dày là căn bệnh nguy hiểm khó chữa

Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn phát hiện và phòng tránh ung thư dạ dày một cách hiệu quả.

1.1. Các triệu chứng của ung thư dạ dày

Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ ràng, đến khi được chẩn đoán thì thường đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như:

  • Sút cân
  • Đau bụng âm ỉ
  • Nôn ói
  • Chán ăn
  • Khó nuốt
  • Đi ngoài phân đen
Ung thư dạ dày gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường
Ung thư dạ dày gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường

1.2. Biến chứng khó lường

Theo các bác sĩ, ngoài những biểu hiện tại vị trí u khởi phát trên, ung thư dạ dày còn có thể gây ra những biến chứng như:

  • Hẹp môn vị
  • Hẹp tâm vị
  • Chảy máu cấp tính
  • Thủng dạ dày

Nếu không được điều trị tích cực, ung thư dạ dày sẽ di căn đến các cơ quan ở xa. Ung thư di căn đến đâu sẽ gây triệu chứng tại vị trí đó. Ví dụ như ung thư di căn đến phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, khó thở, đau tức ngực, ung thư di căn gan có thể gây chướng bụng, sưng bụng, vàng da, vàng mắt; ung thư di căn xương gây biến chứng gãy xương, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi, lờ đờ…

Theo cancer.org, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I là khoảng 57 – 71%, giai đoạn II khoảng 33 – 46%, giai đoạn III khoảng 9 – 20% và đến giai đoạn ung thư di căn, cơ hội sống của người bệnh chỉ còn khoảng 4%.

Điều kiện sống thấp và ăn uống không đảm bảo vệ sinh được cho là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày như đau vùng thượng vị, đầy bụng, buồn nôn… thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số căn bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày hay nhiễm trùng khiến cho người bệnh chủ quan không đi khám chữa kịp thời.

Tuy là bệnh gây tử vong cao nhưng ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa được chỉ bằng những điều hết sức đơn giản dưới đây.

2. Cách phòng tránh ung thư dạ dày bạn nên biết

2. 1. Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn tuy rất dễ ăn nhưng chúng lại chứa khá nhiều nitrit và amin thứ cấp, khi vào dạ dày có thể kết hợp thành chất nitrosamine cực độc gây ung thư.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng những sản phẩm thực phẩm đóng hộp sẵn như đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối.

2.2. Không ăn đồ dầu mỡ

Không nên ăn thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao. Vì đa phần những món ăn này thường chế biến với loại dầu ăn tái sử dụng nhiều lần có chứa benzopyrene- một chất có khả năng gây ung thư nếu như sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

Để phòng tránh ung thư dạ dày không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ
Để phòng tránh ung thư dạ dày không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ

2.3. Không ăn thực phẩm mốc

Một số loại thực phẩm như gạo, ngô, đậu phộng nếu để lâu sẽ rất dễ bị mốc. Khi những loại hạt này bị mốc có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc, vì vậy bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.

2.4. Từ bỏ thói quen sử dụng chất kích thích

Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy để loại bỏ ung thư, bạn cần từ bỏ thói quen sử dụng những chất kích thích này.

Mặt khác, trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư như Hydrocacbon thơm, Benzopyrene,… những chất này sẽ góp phần thúc đẩy tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu cho biết, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên tới 40%, thậm chí là 82% ở người nghiện thuốc lá nặng. Nguy cơ này càng tăng cao với những người vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu bia.

2.5. Bổ sung rau quả tươi giúp phòng tránh ung thư dạ dày

Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày. Vì vậy, bạn cần bổ sung nhiều rau quả tươi vào thực đơn bữa ăn hàng ngày vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe.

Ăn nhiều rau quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Ăn nhiều rau quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày

2.6. Thói quen ăn uống hợp lý

Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày. Thói quen ăn chậm nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cũng như hạn chế thấp nhất tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

2.7. Kiểm soát cân nặng

Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Mặt khác, hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày của bạn.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên giữ cân nặng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời bằng cách cân bằng lượng calo với hoạt động thể chất. Bên cạnh những tác động có thể có đối với nguy cơ ung thư dạ dày, giảm cân và hoạt động cũng có thể có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

2.8. Điều trị viêm loét dạ dày

Khi đã phát hiện bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân nên điều trị một cách triệt để, từ đó tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Việc điều trị sẽ làm lành các niêm mạc dạ dày bị tổn thương và làm suy yếu vi khuẩn HP gây bệnh. Từ đó ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường các yếu tố có lợi để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và phòng ngừa ung thư dạ dày.

Nếu bạn nghĩ mình có thể bị nhiễm khuẩn HP, có thể kiểm tra bằng cách:

  • Cách đơn giản nhất là xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng H pylori . Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra để đáp ứng với nhiễm trùng. Kết quả xét nghiệm kháng thể H pylori dương tính có thể có nghĩa là bạn bị nhiễm H pylori hoặc bạn đã bị nhiễm trùng trong quá khứ hiện đã bị xóa.
  • Một cách tiếp cận khác là làm nội soi để lấy mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày. Mẫu này có thể được sử dụng để xét nghiệm hóa học cho loại vi khuẩn này. Các bác sĩ cũng có thể xác định H pylori trong các mẫu sinh thiết nhìn thấy bằng kính hiển vi. Mẫu sinh thiết cũng có thể được nuôi cấy (được đặt trong một chất thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn) để xem H pylori có phát triển ra khỏi mẫu hay không.
  • Ngoài ra còn có một bài kiểm tra hơi thở đặc biệt cho vi khuẩn. Đối với thử nghiệm này, bạn uống một chất lỏng có chứa urê. Nếu H pylori có mặt, nó sẽ thay đổi hóa học urê. Một mẫu hơi thở của bạn sau đó được kiểm tra cho những thay đổi hóa học này.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Như vậy, việc phòng tránh ung thư dạ dày góp phần làm giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Bên cạnh đó, nếu phát hiện những dấu hiệu ban đầu của ung thư dạ dày, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để phát hiện và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7