Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng cần biết

Những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng là những người có polyp đại tràng hoặc bị viêm loét đại tràng lâu ngày. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn nữ giới, độ tuổi mắc bệnh phổ biến là 70-80 tuổi. Trong bài viết hôm nay, GHV KSOL sẽ giới thiệu với bạn đọc một số phương pháp điều trị ung thư đại tràng phổ biến.

XEM THÊM:

Nôn là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng
Nôn là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại tràng

1. Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư đại tràng

Giai đoạn 0: Tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện ở lớp niêm mạc trên cùng của đại tràng hoặc trực tràng.
Giai đoạn I: Khối u lan rộng ra thành trong của đại tràng hoặc trực tràng.
Giai đoạn II: Khối u lan ra bên ngoài đại tràng hoặc trực tràng tới các mô lân cận, chưa di căn hạch.
Giai đoạn III: Đã di căn hạch, nhưng chưa tới các cơ quan khác của cơ thể.
Giai đoạn IV: Đã di căn tới các tổ chức xa hơn như gan, phổi.

2. Các kỹ thuật chẩn đoán ung thư đại tràng

2.1 Nội soi

Là phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Sử dụng ống soi để chẩn đoán ung thu trực tràng và đại tràng Sigma. Sử dụng ống soi mềm để chẩn đoán các khối u đại tràng cao. Nội soi cho biết vị trí và các thể bệnh. Qua nội soi bấm sinh thiết để có chẩn đoán bệnh lý giải phẫu.

2.2 Chụp khung đại tràng

Là phương pháp được lựa chọn khi nội soi thất bại (ống nội soi không thể vượt qua được những trở ngại). Phương pháp chụp đối quang kép có thể phát hiện những tổn thương nhỏ như políp đại tràng.

2.3 Các phương pháp khác

Siêu âm ổ bụng tìm di căn gan hoặc phúc mạc. Chụp CT cho biết chính xác di căn gan, phổi và xâm lấn tại chỗ của khối u. Xét nghiệm máu đánh giá thiếu máu. Xét nghiệm tìm CEA trước mổ và sau mổ để đánh giá và theo dõi kết quả điều trị.

3. Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng

3.1 Phẫu thuật

Để điều trị ung thư đại tràng, phẫu thuật cắt đại tràng là phương pháp được chỉ định đầu tiên. Cắt đại tràng qua nội soi thì ít gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, lợi ích hơn kém của việc cắt nội soi và mổ hiện nay vẫn còn đang được nghiên cứu.

Các bước chuẩn bị trước mổ cắt đại tràng

Hiện nay, phương pháp thụt tháo đại tràng cổ điển được thay thế bằng chuẩn bị đại tràng với polyethylene glycol (PGE) và natri phosphate. Tuy phương pháp mới làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn nhưng gây rối loạn nước và điện giải (làm tăng natri và phosphate, giảm kali và canxi huyết tương).

Phẫu thuật cắt đại tràng
Phẫu thuật cắt đại tràng

Kháng sinh bao gồm các loại:

  • Erythromycin base 1 gm x 3 (U) và neomycine 1 gm x 3 (U)
  • Ciprofloxacin 400 mg x 2 (U)
  • Metronodazole 500 mg x 3 (U)
  • Kháng sinh dự phòng: cephalosporin, thế hệ 2 hay 3, có phổ trị vi khuẩn yếm khí.

Nguyên tắc phẫu thuật cắt đại tràng do ung thư đại tràng:

Cắt đại tràng trong ung thư đại tràng khác với cắt đại tràng trong các bệnh lý lành tính của đại tràng, đó là cắt theo sự phân bố của động mạch chính cung cấp máu cho đoạn đại tràng có khối u. Việc cắt đại tràng phải theo các nguyên tắc:

  • Phải chuẩn bị tốt đại tràng trước mổ
  • Sau khi cắt, hai đầu đại tràng còn lại phải được tưới máu tốt
  • Nối đại tràng kỳ đầu nếu đại tràng được chuẩn bị tốt

Những bước chính cắt đại tràng:

  • Đánh giá giai đoạn: bao gồm đánh giá khối u (vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn), đánh giá di căn hạch (vị trí, số lượng), đánh giá di căn xa (xoang bụng, gan)
  • Tìm và kẹp cắt cuống mạch chính cung cấp máu cho đoạn đại tràng có khối u
  • Di động đại tràng
  • Cắt đoạn đại tràng tương ứng với động mạch được thắt, sao cho hai mép cắt vẫn được tưới máu tốt.
  • Nối hai đầu đại tràng hay làm hậu môn nhân tạo đại tràng.

Biến chứng sau mổ

Ngoài những biến chứng ngoại khoa còn một số những biến chứng sau đây:

  • Các biến chứng nhiễm trùng: nhiễm trùng vết mổ, áp-xe tồn lưu
  • Xì/dò miệng nối đại tràng
  • Tổn thương tá tràng
  • Tổn thương niệu quản
  • Tổn thương lách
  • Tổn thương mạch máu: mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới, tá tuỵ, vị mạc nối phải
  • Tổn thương đám rối thần kinh hạ vị

Các phương pháp cắt đại tràng

– Cắt đại tràng triệt căn gồm:

  • Cắt ½ đại tràng trái: cắt đại tràng xích-ma, đại tràng xuống và ½ đại tràng ngang bên trái
  • Cắt ½ đại tràng trái mở rộng: cắt đại tràng xích-ma, đại tràng xuống và đại tràng ngang
  • Cắt ½ đại tràng phải: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên và ½ đại tràng ngang bên phải
  • Cắt ½ đại tràng phải mở rộng: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên và đại tràng ngang
  • Cắt toàn bộ đại tràng: cắt 10 cm cuối hồi tràng, manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng xích-ma, một phần hay toàn bộ trực tràng.

– Cắt đoạn đại tràng (khối u chưa có di căn hạch hay cắt đại tràng có tính chất thuyên giảm):

  • Cắt hồi manh tràng
  • Cắt đại tràng góc gan
  • Cắt đại tràng ngang
  • Cắt đại tràng góc lách
  • Cắt đại tràng xích-ma

3.2 Hóa trị

Từ giai đoạn III của bệnh, hóa trị sẽ hỗ trợ bổ túc làm cải thiện tiêu lượng sống của bệnh nhân bị ung thư đại tràng.

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư
Hóa trị điều trị ung thư đại tràng


Một số phác đồ điều trị:

1. AIO (acid folic, fluorouracil, irrinotecan): irrinotecan (100 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (500 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (2000 mg/m 2 ) TTM trong 24 giờ. Liều trên cho mỗi tuần và cho liên tục 4 tuần trong mỗi năm.

2. FOLFOX4 (oxaliplatin, leucovorin, fluorouracin): oxaliplatin (85 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (200 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ trong ngày 1 và 2, sau đó fluorouracil (400 mg/m 2 ) TM bolus và rồi fluorouracil (600 mg/m 2 ) TTM trong 22 giờ ngày 1 và 2. Liều trên lập lại mỗi 2 tuần.

3. FOLFOX6 (oxaliplatin, leucovorin, fluorouracin): oxaliplatin (85-100 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (400 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (400 mg/m 2 ) TM bolus và rồi fluorouracil (2400-3000 mg/m 2 ) TTM trong 46 giờ. Lập lại mỗi 2 tuần.

4. FOLFIRI (acid folic, fluorouracil, irrinotecan): irrinotecan (180 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, leucovorin (400 mg/m 2 ) TTM trong 2 giờ ngày 1, sau đó fluorouracil (400 mg/m 2 ) TM bolus ngày 1 và rồi fluorouracil (2400-3000 mg/m 2 ) TTM trong 46 giờ. Lập lại mỗi 2 tuần.

5. IFL (Saltz) (irrinotecan, fluorouracin, leucovorin): irrinotecan (125 mg/m 2 ), fluorouracil (500 mg/m 2 ), leucovorin (20 mg/m 2 ) TM bolus. Lập lại mỗi tuần trong 4 tuần cho mỗi 6 tuần.

6. NCCTG (fluorouracin, levamisole): fluorouracil (450 mg/m 2 ) TM bolus mỗi ngày từ ngày 1-5 mỗi tuần trong 4 tuần, kết hợp với levamisole 50 mg uống 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp cho mỗi 2 tuần.

7. NCCTG (fluorouracin, leucovorin liều thấp): fluorouracil (450 mg/m 2 ), leucovorin (20 mg/m 2 ) TM bolus mỗi ngày trong 5 ngày cho mỗi 4 tuần.

8. NSABP (fluorouracin, leucovorin liều cao): fluorouracil (500 mg/m 2 ), leucovorin (500 mg/m 2 ) TM bolus mỗi tuần trong 6 tuần cho mỗi 8 tuần.

3.3 Xạ trị

Xạ trị thuyên giảm: hiện tại chưa có vai trò tiêu chuẩn trong điều trị bổ túc sau phẫu thuật cắt đại tràng.

3.4. Các phương pháp khác

  • Liệu pháp miễn dịch sinh học: liệu pháp miễn dịch sinh học có các ưu điểm như không làm tổn thương đến cơ thể, không đau và không cần nhập viện, có thể làm giảm các tác dụng phụ cho bệnh nhân ung thư ruột do hoá trị và xạ trị đem lại, và còn có thể nâng cao khả năng miễn dịch và chất lượng sống cho bệnh nhân, và phương pháp này phù hợp với tất cả các bệnh ung thư khác.
  • Điều trị bằng Đông y: điều trị ung thư ruột bằng Đông y có thể cải thiện các triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân, làm giảm các tác dụng phụ của hoá trị và xạ trị, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư ruột.
  • Liệu pháp gene trúng đích: liệu pháp gene trúng đích có thể dựa vào sự khác biệt của các khối u để đưa ra các loại thuốc điều trị tương ứng, sau khi thuốc vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ tự động đi đến vị trí tế bào ung thư và phát huy tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức khoẻ mạnh xung quanh khối u. So với các phương pháp điều trị truyền thống, thì liệu pháp điều trị gen trúng đích chính xác và hiệu quả điều trị tốt hơn và an toàn hơn.

3.5. Chỉ định đối với điều trị ung thư đại tràng

Giai đoạn I: cắt đại tràng

Giai đoạn II: Cắt đại tràng

Không điều trị bổ túc, trừ khi BN đang nằm trong nhóm nghiên cứu

Giai đoạn III: Cắt đại tràng triệt căn

Hoá trị bổ túc sau mổ với fluorouracil (5-FU) và leucovorin trong 6 tháng (phác đồ NCCTG hay NSABP)

Xạ trị bổ túc: hiện tại chưa có vai trò tiêu chuẩn trong điều trị bổ túc sau phẫu thuật cắt đại tràng triệt căn.

Giai đoạn IV: Cắt đoạn đại tràng nếu khối u có thể cắt được

Nối tắt qua chỗ tắc nghẽn hay chảy máu.

Cắt bỏ khối di căn biệt lập (gan, phổi, buồng trứng) dành cho một số BN chọn lọc.

Riêng khối di căn gan không cắt được: huỷ khối u bằng nhiệt, bằng sóng cao tần hay hoá trị qua động mạch gan.

Hoá trị thuyên giảm: các phác đồ kết hợp 5-FU và leucovorin với irrinotecan (FOLFIRI, AIO, IFL) hoặc oxaliplatin (FOLFOX4, FOLFOX6) được xem như các phác đồ chuẩn

4. Ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư đại tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ và độ tuổi, tình trạng sức khỏe của từng người.

  • Giai đoạn I: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh có thể đạt 92%.
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ sống từ 63-87%.
  • Giai đoạn III: Tỷ lệ sống từ 53-89%.
  • Giai đoạn IV: Tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 11%.

5. Ăn uống thế nào sau khi điều trị ung thư đại tràng?

Trong khi điều trị ung thư đại trực tràng bằng hóa chất, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn, mất cảm giác ngon miệng, suy nhược cơ thể. Vì thế người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo đủ chất giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng khả năng hồi phục bệnh.

  • Người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, đầy đủ dinh dưỡng
  • Tăng cường rau xanh và các loại trái cây, củ quả tươi ngon nhằm đảm bảo sức khỏe
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn thành nhiều bữa để giảm áp lực cho dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hoặc sinh tố trái cây…; tránh các loại nước ngọt có ga, đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia

6. Ngăn ngừa ung thư đại trực tràng như thế nào?

Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, trước hết người bệnh cần xác định xem mình đang gặp vấn đề gì trong đại tràng.

Nếu như bạn đang gặp vấn đề về Polyp đại tràng thì nên cắt Polyp và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu bạn đang bị viêm loét đại trực tràng thì  không nên coi thường và chỉ điều trị triệu chứng, nghĩa là khi nào bệnh tái phát thì mới uống thuốc mà nên chữa bệnh từ gốc. Khi đó, bạn nên dùng những sản phẩm có tác dụng tái tạo và phục hồi niêm mạc đại tràng bị tổn thương như GenK STF. Sản phẩm này cũng đã được tiến hành nghiên cứu và cho thấy có tác dụng cải thiện niêm mạc đại tràng bị tổn thương một cách rõ rệt.

Nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, hạn chế các đồ kích thích như rượu, bia, cafe, nước có ga, các đồ cay, nóng… Vì những đồ này dễ làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

Ung thư đại tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ sống tăng cao. Vì thế, việc chủ động tầm soát sớm ung thư để có cách điều trị ung thư đại tràng là rất cần thiết giúp phát hiện sớm bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7