Phương pháp xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào và có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Nội dung bài viết
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân để kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng được bác sĩ chỉ định xạ trị bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào và có chữa khỏi hoàn toàn được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về phương pháp xạ trị ung thư là gì?
Xạ trị ung thư là phương pháp điều trị sử dụng các hạt có năng lượng cao như: proton, tia X, tia Gamma,… để tấn công vào tế bào ung thư (tế bào K). Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân không có nhu cầu tiến hành phẫu thuật.
Xạ trị ung thư được coi là một phương pháp điều trị tại chỗ giống như phẫu thuật, vì nó chỉ tác động vào tế bào ung thư ngay tại vùng xạ trị. Xạ trị ung thư có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác tùy thuộc vào từng trường hợp của bệnh nhân. Bác sĩ thực hiện việc xạ trị cho bệnh nhân cũng phải được đào tạo chuyên sâu về xạ trị. Việc tính liều lượng tia bức xạ mỗi lần xạ trị còn tùy thuộc vào thể chất người bệnh chịu được năng lượng bao nhiêu và tình trạng bệnh nhân như thế nào. Để việc xạ trị được hiệu quả thì tia bức xạ phải đưa đến càng gần tế bào ung thư càng tốt, không làm ảnh hưởng đến tế bào lành tính xung quanh và đây cũng điều quan tâm, thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi được thăm khám và điều trị.
2. Phương pháp xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào?
Để nắm được xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào thì cần nắm rõ mục tiêu của phương pháp điều trị ung thư đối với từng giai đoạn, từng bệnh nhân ung thư.
2.1. Mục tiêu của phương pháp xạ trị ung thư
Xạ trị ung thư tùy từng giai đoạn sẽ có mục tiêu điều trị khác nhau. Các mục tiêu chính của xạ trị ung thư bao gồm:
– Xạ trị chữa khỏi: Thường được chỉ định trong giai đoạn 1, 2 và đầu giai đoạn 3 của bệnh với mục đích tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư.
– Xạ trị giảm nhẹ: Thường được chỉ định ở cuối giai đoạn 3 và giai đoạn 4 của bệnh với mục đích thu nhỏ khối u, giảm triệu chứng của bệnh.
– Xạ trị dự phòng: Thường chỉ định để phòng ngừa tái phát, di căn sau phẫu thuật.
Ngoài ra, xạ trị còn được chỉ định trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giảm chèn ép cho bệnh nhân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những bệnh nhân tuổi cao, bệnh nhân ở giai đoạn cuối hay những bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp khác.
2.2. Xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào?
Bác sĩ thường chỉ định xạ trị cho những loại ung thư bao gồm:
– Ung thư vùng đầu và cổ: ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư tuyến giáp, ung thư thanh quản, ung thư tuyến nước bọt…
– Ung thư hệ tiêu hóa: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột già,…
– Ung thư hệ tiết niệu – sinh dục: Ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật, ung thư bàng quang, ung thư tinh hoàn, ung thư bọng đái…
– Ung thư hệ tạo huyết: Ung thư máu, ung thư hạch lympho…
– Ung thư phụ khoa: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nhau thai…
– Một số loại ung thư khác: Ung thư phổi, ung thư da, ung thư vú, ung thư xương…
3. Quy trình xạ trị ung thư được thực hiện như thế nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào?, bệnh nhân cũng băn khoăn về quy trình xạ trị ung thư thực hiện như thế nào. Nhìn chung, một quy trình thường trải qua các bước cơ bản sau:
– Thăm khám lần đầu: Từ triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám lần đầu kết hợp kết quả chụp X – quang, CT để đưa ra phương hướng điều trị cụ thể.
– Chụp CT: đây là phương pháp để xác định khối u và quét vùng cần được xạ trị.
– Lên kế hoạch xạ trị: Từ triệu chứng và thăm khám lần đầu, bác sĩ lên kế hoạch điều trị cụ thể từ liều lượng, thời gian, phương pháp thích hợp cho bệnh nhân.
– Bắt đầu xạ trị buổi đầu: Buổi đầu rất quan trọng vì từ buổi đầu điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi đáp ứng, phản ứng của cơ thể để điều chỉnh cho phù hợp.
– Thực hiện xạ trị theo phác đồ: Thời gian tùy thuộc từng loại ung thư và từng bệnh nhân cụ thể. Có thể kéo dài vài tuần và trong quá trình xạ trị có thể điều chỉnh cho phù hợp.
– Tiến hành kiểm tra, theo dõi bệnh nhân: Theo dõi và phát hiện những đáp ứng bất thường của bệnh nhân để điều chỉnh cho phù hợp.
4. Ảnh hưởng của xạ trị ung thư tới bệnh nhân và mọi người xung quanh như thế nào?
Xạ trị tuy là phương pháp thường được áp dụng để điều trị ung thư nhưng nó cũng đem lại những ảnh hưởng nhất định đến bệnh nhân và mọi người xung quanh do đó cần lưu ý một vài vấn đề sau:
4.1. Ảnh hưởng đến bệnh nhân
Phương pháp xạ trị ngoài chỉ sử dụng nguồn năng lượng chiếu vào vùng cần xạ trị. Vì thế, những đối tượng này không phải nguồn bức xạ, hoàn toàn không cần phải cách ly hay phải nằm viện điều trị, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Đối với phương pháp xạ trị trong hoặc xạ trị toàn thân, khi nguồn phóng xạ được đưa vào cơ thể thì bệnh nhân cần được cách ly trong thời gian điều trị. Thông thường bệnh nhân sẽ phải nhập viện trong thời gian xạ trị, thời gian xạ trị tùy thuộc loại ung thư. Việc cách ly này để tránh lây nhiễm phóng xạ cho mọi người và môi trường xung quanh.
4.2. Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Nếu tiếp xúc với người sử dụng phương pháp xạ trị trong hay xạ trị toàn thân thì việc bị ảnh hưởng là điều có thể xảy ra. Người khác có thể lây nhiễm phóng xạ vì những chất phóng xạ có thể ra khỏi cơ thể người bệnh theo đường nước tiểu, phân ra bên ngoài. Để hạn chế ảnh hưởng, ngoài việc cách ly, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
– Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi sử dụng toilet.
– Cọ rửa toilet thường xuyên.
– Uống nhiều nước.
– Dùng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm,… riêng biệt.
– Không quan hệ tình dục, hôn trong thời gian xạ trị.
– Giữ khoảng cách 1 cánh tay với mọi người xung quanh hơn 2 giờ mỗi ngày.
– Không tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ có thai.
5. Xạ trị có chữa khỏi hoàn toàn ung thư được không?
Việc xạ trị có chữa khỏi hoàn toàn ung thư được không, phần lớn còn tùy thuộc vào thời gian phát hiện ung thư, giai đoạn của bệnh cũng như loại ung thư. Vì thế đây luôn là câu hỏi của đa số bệnh nhân. Thường thì ung thư ở những giai đoạn đầu có thể điều trị thành công với xạ trị, còn ở những giai đoạn cuối của bệnh, xạ trị chỉ là liệu pháp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Ung thư sẽ được điều trị khỏi khi xạ trị loại bỏ hoàn toàn khối u trước khi chưa xâm lấn và lây sang các cơ quan xung quanh khác. Hoặc xạ trị sẽ được kết hợp với phẫu thuật để thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật, sau đó tiến hành mổ lấy khối u ra. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể. Biện pháp xạ trị chỉ là liệu pháp giảm triệu chứng, giảm kích thước khối u, kéo dài thời gian sống và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Việc tìm hiểu rõ xạ trị thường chỉ định cho loại ung thư nào sẽ giúp người bệnh nắm được kiến thức trong điều trị ung thư. Đồng thời, để biết thêm các thông tin khác liên quan đến xạ trị ung thư mời bạn đọc truy cập vào website https://ksol.vn hoặc gọi điện đến tổng đài 1800 6808/096 268 6808 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng