Rò hậu môn: Dấu hiệu, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn là một bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng phổ biến, chỉ đứng sau bệnh trĩ. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho đời sống sinh hoạt, cũng như công việc của người bệnh. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những kiến thức về bệnh rò hậu môn, giúp bạn hiểu rõ hơn từ đó có các biện pháp phù hợp nếu mắc phải.

Xem thêm:

1. Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính ở khu vực hậu môn – trực tràng, đường dò là một đường hầm, ở phía trong là một tổ chức hạt mãn tính do quá trình viêm mạn tính tạo nên. Rò hậu môn do hậu quả của áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị vỡ ra và tạo thành đường rò. 

Như vậy, rò hậu môn và áp xe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp xe là giai đoạn cấp tính, còn rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để phòng ngừa rò hậu môn, người bệnh cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp xe quanh hậu môn trực tràng.

Người bị rò hậu môn sẽ xuất hiện những nốt nhỏ ở hậu môn, tầng sinh môn. Các nốt đó thường xuyên chảy dịch vàng và có mùi hôi. Khi xì hơi và phân sẽ bị rỉ qua lỗ rò khiến hậu môn xuất hiện mụn mủ, sưng nóng, căng rát, đau tức… Khi quan hệ tình dục sẽ khiến tình trạng đau rát và khó chịu tăng lên.

ro-hau-mon
Rò hậu môn là một bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng

Những đối tượng thường gặp phải bệnh rò hậu môn có độ tuổi chủ yếu từ 30 – 50, đặc biệt là những người có vấn đề về hệ tiêu hoá như bệnh Crohn, đã từng cắt trĩ, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng, phẫu thuật tuyến tiền liệt… Tùy theo mỗi đặc điểm của bệnh mà có thể phân loại bệnh rò hậu môn như sau:

  • Rò hoàn toàn: Đây là loại mà lỗ trong và lỗ ngoài thông với nhau.
  • Rò không hoàn toàn: Là đường rò chỉ có 1 lỗ (hay còn gọi là rò chột).
  • Rò phức tạp: Loại này đường rò ngoằn ngoèo, nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da (hay còn gọi là rò móng ngựa).
  • Rò trong cơ thắt: Đây là loại rò nông – hậu quả của áp xe dưới da cạnh vùng hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
  • Rò qua cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của tình trạng áp xe vùng hố ngồi trực tràng.
  • Rò ngoài cơ thắt: Đây là hậu quả của áp xe vùng chậu hông trực tràng.

2. Triệu chứng bệnh rò hậu môn

Triệu chứng lỗ rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ áp xe ở hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lạc được nhưng để lại một lỗ đóng vảy khô, thỉnh thoảng bị chảy mủ hoặc dịch vàng hôi và tái đi tái lại nhiều lần. 

Các triệu chứng rò hậu môn trực tràng tràng là:

  • Ngứa, xì hơi: Đôi khi người bệnh cảm thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
  • Đau tại chỗ lỗ rò hậu môn: Tại chỗ lỗ rò cứng chắc, ấn vào thấy đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.
  • Đau và sưng quanh hậu môn: Dấu hiệu nhận biết là đau khi đi đại tiện, chảy máu hậu môn, kích ứng da xung quanh hậu môn do dịch bị rò ra ngoài. Bên cạnh đó, có thể thấy tiết dịch lẫn máu, mủ và có mùi hôi từ một lỗ quanh hậu môn. Khi dịch ở trong lỗ rò chảy ra thì cơn đau có thể giảm dần.
  • Ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn: Rò hậu môn là sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại nên thường gây hiện tượng nhiễm trùng. Gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh như: ngứa ngáy, sưng viêm, đau rát. Tuy nhiên, khi bị ngứa người bệnh không nên gãi, điều này sẽ kích thích khả năng lây lan của các lỗ rò, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
  • Sốt cao: Không phải lúc nào cũng gây ra sốt, chỉ khi bệnh tiến triển mức độ nặng, hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, không đủ sức đề kháng để chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, sẽ gây nên tình trạng sốt cao. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác mệt mỏi toàn thân, đau đầu.

Các vi khuẩn có thể gặp ở đường rò là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, tụ cầu, liên cầu, bệnh lao.

trieu-chung-ro-hau-mon
Rò hậu môn gây ra tình trạng đau ngứa vùng hậu môn

3. Nguyên nhân gây rò hậu môn

Có một số tuyến bã nằm rải rác ngay bên trong lỗ hậu môn, đôi khi các tuyến bã này bị chặn hoặc bị tắc do nhiều nguyên nhân. Khi đó, các vi khuẩn sẽ tích tụ lại và tạo thành một ổ áp xe. Nếu không điều trị được, các ổ áp xe này sẽ ngày càng to ra và sẽ di chuyển ra bên ngoài, đục một lỗ trên da ở gần hậu môn, tạo ra lỗ hổng thông ra bên ngoài. Chính lỗ rò hậu môn là đường hầm kết nối tuyến bị viêm với lỗ hổng thông ra bên ngoài này.

Phần lớn bệnh rò hậu môn nguyên nhân dẫn tới là do ổ áp xe. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân khác gây ra nhưng hiếm hơn như:

  • Bệnh Crohn: Đây là tình trạng hệ thống tiêu hoá bị viêm lâu dài.
  • Viêm túi thừa: Tình trạng nhiễm trùng các túi nhỏ có thể dính vào bên cạnh ruột già (đại tràng).
  • Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Nếu kéo dài sẽ gây áp xe và sẹo.
  • Nhiễm trùng HIV hoặc lao.
  • Các biến chứng của phẫu thuật gần hậu môn gây ra.

4. Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, dịch mủ chảy ít và đau nhẹ nên người bệnh thường chủ quan hoặc lầm tưởng với mụn nên không can thiệp sớm. Điều này khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tiến triển xấu hơn. Đến giai đoạn nặng hơn, dịch mủ chảy nhiều, không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mới đi thăm khám, gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị. Trong trường hợp không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh rò hậu môn phức tạp hơn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Rò hậu môn gây nhiễm trùng

Bệnh rò hậu môn gây ra hiện tượng chảy mủ, lở loét, vi khuẩn ẩn nấp tại hậu môn ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, bệnh còn làm suy giảm sức đề kháng, khiến người bệnh bị thiếu máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí là đe doạ tính mạng của người bệnh. 

Tăng số lượng lỗ rò, đường rò

Nếu người bệnh không được phẫu thuật rò hậu môn, bệnh sẽ lây lan khiến các cơ quan xung quanh hậu môn xảy ra viêm nhiễm, số lượng lỗ rò và đường rò cũng sẽ tăng lên. Điều này khiến cho hậu môn gặp nhiều trở ngại khi co bóp, ảnh hưởng đến việc đại tiện và gây khó khăn cho việc điều trị. 

Rò hậu môn làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng

Rò hậu môn có thể sẽ tạo ra các lỗ rò khác như: lỗ rò trực tràng âm đạo, lỗ trò trực tràng bàng quang, lỗ rò trực tràng niệu đạo… Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan xung quanh, thậm chí dẫn đến ung thư trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.

Giảm chất lượng cuộc sống

Rò hậu môn khiến cho người bệnh luôn khó chịu và đau đớn. Do đó, người bệnh thường có tâm lý chán nản, mệt mỏi, mất tự tin, tác động xấu đến công việc, đời sống vợ chồng…

ro-hau-mon-co-nguy-hiem-khong
Lỗ rò hậu môn gây nhiễm trùng vùng da xung quanh hậu môn

5. Biện pháp chẩn đoán lỗ rò hậu môn

Khi đi thăm khám, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có một lỗ rò hậu môn, ngoài việc hỏi tiền sử bệnh tật và các triệu chứng hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp giúp chẩn đoán chính xác hơn như:

  • Khám tại vị trí lỗ rò: Một số người bệnh lỗ rò rất dễ phát hiện nhưng một số khác thì khó phát hiện do các lỗ rò đã đóng lại. Các bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu chảy dịch hoặc chảy máu. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn bằng mắt thì khó có thể phát hiện được có đường rò thông vào ống hậu môn hay không. Chính vì vậy, để xác định được đường rò hậu môn, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng tay.
  • Siêu âm qua ngả hậu môn: Bác sĩ dùng đầu dò siêu âm có hình giống ngón tay cho vào hậu môn để đánh giá đường rò.
  • Chụp MRI vùng chậu: Để phát hiện đường rò và đánh giá đường rò đơn giản hay phức tạp. Từ đó lên kế hoạch điều trị bệnh phù hợp.
  • Chụp X-quang: Bác sĩ sử dụng chất cản quang cơm vào đường rò giúp hiện hình đường rò trên phim.
  • Ngoài ra, khi phát hiện được lỗ rò, có thể người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như xét nghiệm máu, nội soi đại tràng…
chan-doan-ro-hau-mon
Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hậu môn để chẩn đoán chính xác nhất bệnh

6. Các phương pháp điều trị rò hậu môn 

Theo các chuyên gia, hiện nay không có thuốc để điều trị rò hậu môn, do đó phương pháp điều trị hiệu quả nhất đó là phẫu thuật. Muốn phẫu thuật khỏi và không xảy ra tình trạng tái phát thì phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Cần phải tìm được lỗ rò trong.
  • Phải lấy hết được tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách ở lỗ rò.
  • Không được làm tổn thương các cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tự chủ.
  • Chọn được phương pháp phẫu thuật phù hợp.
  • Việc chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ dưới lên, từ trong liền ra.

Việc điều trị kịp thời và đúng cách rò hậu môn là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp chữa rò hậu môn được áp dụng phổ biến hiện nay: 

Phẫu thuật mổ hở rò hậu môn

Phẫu thuật mổ hở để loại bỏ dịch mủ, tạo đường dẫn lưu, đẩy dịch mủ chảy hết và tạo điều kiện cho vết thương chóng lành từ trong ra ngoài. Đồng thời, phương pháp này cũng hạn chế được tối đa tình trạng các túi mủ mới hình thành trở lại khiến bệnh tái phát.

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Phương pháp này sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để điều trị bệnh. Đây là phương pháp đưa cáp quang vào đúng vị trí các lỗ rò hậu môn thông qua màn hình. Sau đó, sẽ tiến hành đốt để các lỗ rò sạch mủ hoàn toàn rồi khô dần, hẹp lại và bịt kín miệng. Nhờ vậy mà vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập được vào các mô xung quanh.

Phương pháp xâm lấn tối thiểu được đảm bảo sự an toàn và hạn chế được những rủi ro sau phẫu thuật, khiến bệnh nhân yên tâm hơn, cho kết quả điều trị cao. Hơn nữa, thời gian để bệnh nhân phục hồi cũng nhanh hơn mổ hở. Do đó, phương pháp này được ưu tiên lựa chọn trong điều trị rò hậu môn hiện nay. 

dieu-tri-ro-hau-mon
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được ưu tiên lựa chọn để điều trị rò hậu môn

Đặt seton để điều trị rò hậu môn

Phương pháp đặt seton này thích hợp đối với những ca bệnh có đường rò hậu môn phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt. Đặc seton có tác dụng dẫn lưu chất lỏng bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.

Một số phương pháp điều trị rò hậu môn không cần phẫu thuật

  • Lấp đầy lỗ rò hậu môn bằng một loại keo chuyên dụng, sau một thời gian các mô sẽ tự lành và thay thế loại keo lấp trước đó.
  • Che lỗ trong đường rò bằng cách chuyển vạt niêm mạc.
  • Loại bỏ đường rò và khâu lại cơ thắt đã bị đứt. 

Cách chữa rò hậu môn không quá khó, việc phát hiện ra bệnh càng sớm sẽ càng dễ cho quá trình điều trị. Do đó, bất cứ khi nào có biểu hiện nghi ngờ, tốt nhất bạn nên thăm khám ngay, tránh tình trạng các lỗ rò hậu môn bị viêm nhiễm phức tạp.

7. Các biện pháp phòng ngừa rò hậu môn tái phát sau phẫu thuật

Để ngăn chặn lỗ rò hình thành hoặc tái phát sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Không ăn đồ cay nóng, đồ chứa chất kích thích: Thay vào đó bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi. Chất xơ giúp làm mềm phân, ngăn tình trạng táo bón mỗi khi đi đại tiện rất hiệu quả. Các thực phẩm này cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất làm đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới nhằm chữa lành các tổn thương sau mổ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Mỗi ngày bạn cần uống đủ ít nhất 2 lít nước để quá trình tiêu hoá không gặp vấn đề. 
  • Uống thuốc nhuận tràng: Nếu đã thay đổi chế độ ăn uống mà táo bón vẫn kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc nhuận tràng.
  • Giữ vệ sinh hậu môn: Vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn sạch sẽ, giữ khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh mặc đồ quá bó: Quần quá bó hoặc chất liệu quá cứng gây cọ sát vào lỗ rò làm nhiễm trùng nặng và đau hơn. Bạn nên mặc quần rộng rãi và thường xuyên thay quần lót.

Qua bài viết trên đây, hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh rò hậu môn, cũng như cách điều trị và biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Hãy thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ gặp phải bệnh rò hậu môn, để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7