Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và một vấn đề khiến không ít cha mẹ quan tâm. Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của trẻ. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

  • tái phát rò hậu môn sau khi phẫu thuật
  • mổ rò hậu môn ở bệnh viện chợ rẫy
  • mổ rò hậu môn kiêng ăn gì

1. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Hậu môn là phần cuối của đường ruột, là cơ quan loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Rò hậu môn là bệnh lý khi xuất hiện một rãnh nhỏ ở giữa phần cuối ruột và da gần hậu môn. Bên trong hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ, khi trẻ sơ sinh bị rò hậu môn, một trong những tuyến này bị tắc có thể là do áp xe ở hậu môn bị nhiễm trùng, dẫn tới viêm, sau đó tích tụ mủ ở các tuyến giữa hai cơ thắt của trực tràng. Khi mủ bị vỡ ra, vùng niêm mạch ở gần hậu môn sẽ xuất hiện một lỗ rò. 

ro-hau-mon-o-tre-so-sinh
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

2. Nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Rò hậu là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây rò hậu môn trẻ sơ sinh không phải do người chăm sóc, mà hầu hết trẻ sơ sinh bị rò hậu môn đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính, đó là:

Do áp xe hậu môn mà không được phát hiện và điều trị đúng cách: Rò hậu môn và áp xe hậu môn là hai bệnh lý có sự liên quan đến nhau. Áp xe hậu môn là giai đoạn tiền đề để tạo ra các lỗ rò.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh: Có một số trẻ khi sinh ra đã gặp những vấn đề bất thường ở vùng hậu môn. Điều này sẽ gây ra sự tắc nghẽn khiến cho phân không thải ra ngoài được như bình thường mà ứ đọng lại, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời, hậu môn của bé dễ xuất hiện các ổ mủ, áp xe rồi biến chứng thành các lỗ rò.

Ngoài ra, những trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày hoặc mắc các bệnh về đường ruột cũng có nguy cơ cao bị rò hậu môn. 

3. Phân loại bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà rò hậu ở trẻ em có thể được phân thành các loại sau đây:

Phân loại dựa vào đặc điểm đường rò

  • Rò hoàn toàn: Đây là tình trạng lỗ rò xuyên suốt từ bên trong ra bên ngoài da hậu môn.
  • Rò không hoàn toàn: Là tình trạng đường rò chỉ có một lỗ rò. Lỗ rò đó có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. 
  • Rò phức tạp (rò móng ngựa): Là hiện tượng đường rò ngoằn ngoèo theo nhiều ngóc ngách, có nhiều lỗ thông ra bên ngoài da.
  • Rò đơn giản: Là tình trạng đường rò thẳng, ngắn, không có nhiều ngóc ngách và lỗ thông như rò phức tạp.

Phân loại dựa vào vị trí đường rò so với cơ thắt hậu môn

  • Rò trong cơ thắt (còn gọi là rò nông).
  • Rò ngoài cơ thắt (còn gọi là rò trên cơ thắt).
  • Rò ngoài cơ thắt.

4. Triệu chứng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Nếu bị rò hậu môn thì trẻ sẽ có một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện mọc khối sưng, cứng, đôi khi mưng mủ ở vùng da xung quanh hậu môn. Những nốt mủ này sưng, tái phát nhiều lần và chảy dịch vàng khiến cho trẻ bị đau.
  • Trẻ bị ngứa hậu môn.
  • Đi đại tiện ra mủ hoặc có máu.
  • Trẻ thường bị đau nên quấy khóc nhiều.
  • Hậu môn luôn ẩm ướt và dịch có mùi hôi.
  • Đau liên tục, đau nhói hơn khi vận động di chuyển hoặc lúc khóc, ho. 
  • Một số trẻ có thể bị sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược khi bệnh ở giai đoạn viêm nhiễm cấp tính. 
trieu-chung-ro-hau-mon-o-tre-so-sinh
Trẻ quấy khóc nhiều là một trong những triệu chứng rò hậu môn

5. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi không?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, tuy nhiên không phải là một bệnh lý phức tạp. Bệnh thường không tự khỏi và có thể tiến triển xấu hơn nếu trẻ không được điều trị sớm. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng phương pháp ngoại khoa để can thiệp cho trẻ. 

6. Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, rò hậu môn trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh gây nhiễm trùng hậu môn lan rộng

Nhiễm trùng hậu môn lan rộng là biến chứng phổ biến nhất của tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Các lỗ rò sẽ có hiện tượng chảy mủ, lở loét, các vùng da xung quanh hậu môn sưng tấy. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng đau đớn và khó chịu. 

Hình thành các đường rò phức tạp hơn

Nếu rò hậu môn không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ tạo điều kiện cho các đường rò mới phát triển. Khi kết hợp với nhau, các đường rò cũ và mới sẽ gây ra hiện tượng rò hậu môn đa phát. Hơn nữa, các đường rò phức tạp này sẽ có xu hướng lan rộng đến các cơ quan khác trên cơ thể như trực tràng, niệu đạo, bàng quang khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. 

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh biến chứng thành mãn tính

Nếu bị rò hậu môn lâu ngày có thể chuyển sang mãn tính, đồng thời thường xuyên tái phát và gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm. 

Làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn

Sự phát triển quá mức của các đường rò và tình trạng rò hậu môn mãn tính là một trong những nguyên nhân để các tế bào ung thư hậu môn hình thành. 

ro-hau-mon-o-tre-so-sinh-co-nguy-hiem-khong
Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

7. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần đưa con mình đến ngay các cơ sở y tế nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường như:

  • Sốt cao.
  • Có hiện tượng bụng kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Có hiện tượng đại tiện bất thường.
  • Chảy dịch, chảy máu, sưng đỏ ở khu vực hậu môn – trực tràng.
  • Phân có lẫn máu, lẫn dịch nhầy hoặc mủ và có màu đỏ sẫm.
  • Liên tục bị nôn ói.

8. Chẩn đoán rò hậu môn trẻ sơ sinh

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn để phát hiện lỗ rò hoặc đường rò trên da. Sau đó sẽ cố gắng xác định được độ sâu cũng như hướng đi của đường rò để có kế hoạch xử lý phù hợp. 

Trong một số trường hợp các lỗ rò không thể nhìn thấy bằng mắt thường, các bác sĩ có thể đề nghị trẻ làm các xét nghiệm bổ sung như:

  • Nội soi: Bác sĩ sử dụng một công cụ đặc biệt để quan sát bên trong hậu môn và trực tràng.
  • Siêu âm hoặc chụp MRI: Để xác định được các đường rò và hướng di chuyển.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đề nghị trẻ làm một số xét nghiệm bổ sung để xác định các nguyên nhân liên quan như: chụp X-quang, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng. 

9. Cách điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia, đối với người lớn khi bị rò hậu môn thì phẫu thuật là phương pháp duy nhất được bác sĩ chỉ định để thực hiện điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, khi thấy các dấu hiệu rò hậu môn, phụ huynh cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt và thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà như vệ sinh hậu môn cho trẻ bằng nước rồi ngâm hậu môn trong chất Povidine-iod pha loãng với mục đích sát khuẩn lỗ rò. 

Đôi khi có những trẻ không hợp tác và đường rò rất nhỏ nên khó cho việc chụp đường rò để chẩn đoán. Thông thường, rò hậu môn hiếm khi tự lành, do đó cách điều trị triệt để nhất vẫn là phẫu thuật mở đường rò hoặc lấp đường rò bằng các kỹ thuật chuyên môn.

Các kỹ thuật phẫu thuật rò hậu môn bao gồm:

  • Cắt lỗ rò: Đây là kỹ thuật phổ biến thường được sử dụng để điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một đường cắt dọc theo chiều dài của đường rò, sau đó tiến hành thoát nước và làm sạch. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cắt một phần nhỏ của cơ thắt hậu môn để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Đặt seton: Bác sĩ phẫu thuật cho trẻ có thể sẽ chèn một seton và đường rò nếu đường rò đi qua cơ thắt hậu môn. Sau đó đường rò sẽ được để mở nhằm mục đích thoát nước và chất dịch ra ngoài.
  • Kỹ thuật Flap: Bác sĩ sẽ cắt một phần da hoặc mô ở trực tràng để che lỗ rò. Kỹ thuật áp dụng điều trị rò hậu môn mà không cần cắt cơ thắt hậu môn.
  • Thủ tục LIFT: Bác sĩ sẽ cắt một đường gần đường dò và di chuyển các cơ ra xa nhau. Sau đó tiến hành bịt kín hai đầu của đường rò và làm phẳng chúng. Thủ thuật này có thể điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh mà không gây tổn thương cơ thắt hậu môn. 
dieu-tri-ro-hau-mon-o-tre-so-sinh
Điều trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp phẫu thuật

10. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị rò hậu môn

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị rò hậu môn tại nhà có vài trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rò hậu môn. Cách chăm sóc tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả phục hồi của trẻ và rút ngắn được thời gian lành bệnh. Do đó, khi trẻ bị rò hậu môn, cha mẹ cần lưu ý một số cách chăm sóc như sau:

  • Liên tục theo dõi các biểu hiện của trẻ trong và sau quá trình điều trị.
  • Liên hệ với bác sĩ ngay nếu trẻ gặp phải các tình trạng như sốt, đau tức hậu môn, táo bón, rối loạn đại tiện,  nhiễm trùng… sau phẫu thuật để có phương án xử lý kịp thời.
  • Vệ sinh sạch sẽ lỗ rò và vùng da xung quanh hậu môn đúng cách.
  • Ngâm sát khuẩn hậu môn cho trẻ nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ và chỉ mặc lại bỉm khi đã lau khô để tránh tình trạng hậu môn của trẻ bị ẩm ướt dễ dàng để vi khuẩn xâm nhập vào trong hậu môn.
  • Hạn chế việc thay đổi sữa đột ngột vì có thể gây ra tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Bổ sung nhiều chất xơ cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, đồng thời giảm nguy cơ tái phát.
  • Lực chọn cho trẻ mặc những quần áo có chất liệu thoáng máu và vừa với cân nặng của bé.

Như đã nói ở trên, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu không được điều tị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, cũng như quá trình phát triển thể chất và tinh thần của bé. Do đó, cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh của trẻ. 

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những kiến thức tổng quan nhất về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh. Rò hậu môn sẽ không còn là nỗi lo ngại của cha mẹ khi cha mẹ biết được nguyên nhân, cũng như phương pháp điều trị và cách chăm sóc bé. 

XEM VIDEO: Bản tin VTC1 ngày 16/05/2017: SX thành công sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7