Sa trực tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Sa trực tràng là bệnh lý chiếm tỷ lệ nhỏ trong các bệnh lý ngoại khoa và không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, phiền toái vì ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh sa trực tràng qua bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng bị lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn, đây là thuật ngữ chung đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ để gọi về tất cả các loại sa. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cũng có nhiều mức độ tiến triển. Do đó mà các biện pháp điều trị cũng rất khác nhau.

Bệnh sa trực tràng được chia làm 2 loại chính dưới đây:

1.1. Sa niêm mạc

Lớp niêm mạc ống hậu môn bị phồng lên, lộn ngược mỗi khi đi đại tiện để giúp tống phân ra ngoài dễ dàng hơn. Sau khi đi đại tiện, lớp niêm mạc lại co lại hoàn toàn bởi tính đàn hồi của nó. Khi mắc bệnh, các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn và kéo dài thường xuyên, khiến cho lớp niêm mạc bị lộn ra ngoài và không quay lại được. Ban đầu có thể chỉ sa phần niêm mạc ống hậu môn, về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng.

Sa niêm mạc được chia ra làm 4 loại theo mức độ:

  • Sa niêm mạc sau khi rặn đi đại tiện rồi tự co lên.
  • Sa niêm mạc sau rặn khi đi đại tiện không tự co phải dùng tay đẩy lên.
  • Sa niêm mạc dễ dàng khi gắng sức nhẹ đi bộ, ngồi xổm, ho hoặc hắt hơi.
  • Sa niêm mạc thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn.

1.2. Sa toàn bộ

Gồm hai loại:

  • Sa trực tràng đơn thuần: Chỉ có bóng trực tràng bị tụt qua ống hậu môn, còn ống hậu môn vẫn giữ nguyên tại chỗ. Khi đưa ngón tay vào trong lỗ hậu môn có thể thấy nếp gấp giữa ống hậu môn và đoạn sa cùng với ngón tay có thể luồn vòng quanh rãnh phân chia này.
  • Sa trực tràng và ống hậu môn: Cả ống hậu môn và bóng trực tràng cùng lộn ra ngoài.

Sa trực tràng toàn bộ được chia ra làm 4 độ như sau:

  • Độ 1: Trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đi đại tiện sau đó tự co lại nhanh chóng. Toàn cơ thể không có ảnh hưởng gì, các than phiền của người bệnh chỉ do đoạn trực tràng sa gây nên.
  • Độ 2: Trực tràng luôn sa khi đi đại tiện và tự co lên rất chậm phải lấy tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, cơ thắt có thay đổi ít, hậu môn bị lõm vào và toàn thân bình thường.
  • Độ 3: Trực tràng sa khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, cười, hắt hơi… và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực tràng đã bị hoại tử từng đám một vài nơi có sẹo, hậu môn mất trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần người bệnh bị ức chế, trung tiện mất tự chủ, niêm mạc chảy máu.
  • Độ 4: Lúc này ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ hoặc cả khi bệnh nhân ở tư thế đứng, ruột không còn giữ được ở vị trí bình thường nữa. Niêm mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực, trung đại tiện mất tự chủ và không giữ được nước tiểu. Tinh thần của người bệnh căng thẳng, rối loạn cảm giác vùng hậu môn, da xung quanh hậu môn và vùng bẹn, hoặc có thể có mụn mủ, ngứa, rộp, eczema ở vùng đáy chậu.
sa-truc-trang-3
Hình ảnh sa trực tràng

2. Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng

Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng và để phát hiện được nguyên nhân chính xác nhất gây bệnh là rất khó. Trong đó, có 3 nhóm nguyên nhân phổ biển gây ra, bao gồm:

2.1. Nguyên nhân giải phẫu

  • Đáy chậu khiếm khuyết: Hoành đáy chậu rộng, cân đáy chậu phát triển không tốt, cơ nâng hậu môn và cơ thắt hậu môn bị nhão khiến cho thành trước của trực tràng dễ dàng bị sa ra ngoài.
  • Trực tràng không dính chắc vào thành bụng khiến trực tràng dễ bị di động, trượt xuống dưới rồi sa ra ngoài.
  • Thiếu độ cong của xương cùng: Ở người bình thường, xương cùng có độ cong và trực tràng nằm bám vào độ cong này. Tuy nhiên nếu xương cùng không có độ cong thì trực tràng mất điểm tựa và dễ bị sa ra ngoài.
  • Van trực tràng kém phát triển: Điều này sẽ làm giảm độ cản và khiến cho trực tràng dễ bị sa xuống.
  • Túi cùng Douglas thấp: Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng sa trực tràng phía trước.
  • Độ gấp góc không đủ: Độ gấp góc của bóng trực tràng với ống hậu môn không đủ dẫn đến trực tràng dễ bị sa.

2.2. Nguyên nhân sinh hoạt

  • Những trẻ em bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B là đối tượng dễ bị sa trực tràng nhất. Tuy nhiên, nếu được nuôi dưỡng tốt ở giai đoạn sau thì bệnh có thể tự khỏi.
  • Việc cho trẻ ngồi bô khiến các bé đi đại tiện cả khi không có nhu cầu, phải rặn nhiều là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng.
  • Những người thường xuyên bị táo bón khiến cho mỗi lần đi đại tiện phải rặn nhiều hơn, đã tạo nên áp lực ổ bụng và gây nên bệnh sa trực tràng.
  • Những người bị tiêu chảy mỗi ngày đi đại tiện rất nhiều lần và mỗi lần đều phải rặn cũng khiến cho trực tràng bị sa ra ngoài.
  • Những người làm nghề khuân vác nặng.

2.3. Nguyên nhân chấn thương

  • Theo số liệu thống kê, có 25% số bệnh nhân bị sa trực tràng có tiền sử mổ các bệnh về sản phụ khoa. Vì vậy đây cũng được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh.
  • Những người có tiền sử chấn thương khu vực đáy chậu cũng dễ bị sa trực tràng hơn những người bình thường.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng

Ở trẻ em:

  • Những trẻ đã từng phẫu thuật hậu môn lúc sơ sinh.
  • Trẻ bị nhiễm trùng.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có các vấn đề về thể chất.

Ở người lớn:

  • Những người có tổn hại do phẫu thuật hoặc sinh đẻ.
  • Những người yếu cơ sàn chậu xảy ra theo độ tuổi.
sa-truc-trang
Trẻ em bị nhiễm trùng là đối tượng dễ mắc phải bệnh sa trực tràng

4. Dấu hiệu sa trực tràng

Khi bị sa trực tràng, người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau:

  • Đi đại tiện khó kiểm soát ở nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh gặp phải, phân có thể có lẫn dịch nhầy.
  • Có cảm giác hậu môn bị sà xuống rất khó chịu.
  • Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn, thói quen đi đại tiện cũng bị bất thường hơn so với bình thường.
  • Dấu hiệu chảy máu trực tràng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
  • Phía bên ngoài hậu môn lòi ra một cục thịt, cảm thấy đau rát mỗi khi đại tiện.
  • Cơ thể bị mệt mỏi, cảm giác ngứa rát vùng hậu môn.

5. Sa trực tràng có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh sa trực tràng tuy không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan vì nếu để lâu, bệnh có thể gây nhiều biến chứng có hại đối với sức khoẻ người bệnh. 

  • Chảy máu hậu môn: Đây là biến chứng rất thường gặp khi người bệnh đi đại tiện. Lúc này cơ thể sẽ bị mất máu nghiêm trọng dẫn đến thiếu máu nếu không được chữa trị sớm.
  • Thắt nghẹt: Trực tràng bị sa xuống có thể gây ra tắc nghẽn ống hậu môn, cản trở việc đi đại tiện.
  • Viêm loét trực tràng: Khối trực tràng bị sa ra ngoài dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm loét.
  • Vỡ trực tràng: Trực tràng bị sa xuống rất dễ bị tổn thương khi có tác động mạnh, thậm chí có thể bị vỡ.
  • Tắc ruột: Nếu ruột non cũng bị sa xuống cùng với trực tràng thì sẽ gây nên tình trạng tắc ruột rất nguy hiểm cho người bệnh.
  • Sa tử cung: Những phụ nữ bị sa trực tràng lâu ngày rất dễ kéo theo sa tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh nở của họ.

Những biến chứng trên đây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bị sa trực tràng, do đó cần phải chữa trị ngay khi có các biểu hiện bệnh, tyệt đối không chủ quan xem nhẹ vì sức khỏe của bạn có thể đang bị ảnh hưởng rất nhiều.

6. Sa trực tràng có tự khỏi không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi mà buộc phải có sự can thiệp y tế. Nếu không được điều trị và để kéo dài tình trạng bệnh sẽ dẫn đến việc bệnh biến chuyển xấu và khiến cho cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

Bạn có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh sa trực tràng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, cần lên kế hoạch tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải, để tăng cường sức khỏe và lưu thông khí huyết cho vùng hậu môn.

Nếu được điều trị từ sớm và đúng cách, hầu hết người bệnh sẽ khỏi hẳn bệnh sa trực tràng. Tuy nhiên cũng có một nhóm người có thể tái phát bệnh sau phẫu thuật.

7. Phân biệt bệnh sa trực tràng với bệnh trĩ

Bệnh sa trực tràng và trĩ đều là hai bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh mắc phải hai bệnh này đều cảm thấy rất khó chịu và thường bị rối loạn đại tiện. Tuy nhiên đây là 2 bệnh khác nhau cần được phân biệt chính xác:

  • Trĩ là bệnh của các mạch máu: Bệnh lý này phổ biến nhưng nhẹ hơn. Triệu chứng bệnh bao gồm: đau, ngứa, có máu dính trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu khi đi đại tiện.
  • Trực tràng là bệnh của cơ và niêm mạc: Bệnh trực tràng bị sa liên quan đến chuyển động của chính trực tràng và nhu động ruột.

8. Phương pháp chẩn đoán bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng được bác sĩ chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng. Ngoài ra các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu hình ảnh như:

  • Chụp X-quang sẽ cho thấy vị trí trực tràng và ống hậu môn.
  • Nội soi đại tràng: Sử dụng một ống dài đưa vào trực tràng với một camera nhỏ ở đầu để tìm kiếm các vấn đề có thể gây ra sa.
  • Siêu âm nội mạc: Dùng một đầu dò đưa vào hậu môn và trực tràng để kiểm tra các cơ và mô.
  • Nội soi trực tràng sigma: Sử dụng một ống dài có camera ở đầu đưa sâu vào ruột nhằm tìm kiếm chứng viêm, sẹo hoặc khối u.
  • MRI: Chụp hình ảnh để kiểm tra tất cả các cơ quan trong vùng chậu của người bệnh.
  • Đo áp lực hậu môn: Bác sĩ dùng một ống mỏng đưa vào trực tràng để kiểm tra sức mạnh của cơ.
  • Đo điện cơ hậu môn (EMG): Giúp kiểm tra các tổn thương dây thần kinh có gây ra các vấn đề về cơ vòng hậu môn.
  • Kiểm tra độ trễ của động cơ đầu cuối dây thần kinh lưng: Phương pháp này giúp kiểm tra dây thần kinh lưng trong việc kiểm soát nhu động ruột.

9. Phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng

Ngay sau khi phát hiện bị sa trực tràng, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Việc chữa trị sớm không chỉ giúp chấm dứt được bệnh, mà còn giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh bởi càng để lâu, bệnh càng khó chữa và tốn kém hơn.

9.1. Chữa sa trực tràng tại nhà

  • Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống: Xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Tuyệt đối không cố gắng rặn khi đại tiện, đại tiện mỗi ngày một lần và nên đi vào buổi sáng. Trước khi đi đại tiện có thể vận động nhẹ nhàng hỗ trợ tăng nhu động ruột.

Táo bón thường xuyên được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến trực tràng bị sa. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để giảm táo bón có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trực tràng sa. 

9.2. Điều trị sa trực tràng bằng phương pháp nội khoa

Phương pháp dùng thuốc chủ yếu áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ. Các bác sĩ sẽ xem xét tình hình bệnh rồi kê thuốc cho bệnh nhân. Thông thường, bạn sẽ được chỉ định kết hợp cả thuốc uống với thuốc bôi để tăng hiệu quả điều trị hơn. 

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm. Phương pháp điều trị này tuy rất tiện lợi nhưng nó có một nhược điểm là khó có thể chữa trị được dứt điểm và bệnh dễ tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc.

sa-truc-trang-2
Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc điều trị với những trường hợp trực tràng bị sa ở thể nhẹ

9.3. Điều trị sa trực tràng bằng vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu hỗ trợ trước và sau mổ sa trực tràng nhằm làm săn chắc lại cơ hậu môn, cơ sàn chậu và phục hồi các cung phản xạ đại tiện. Bệnh nhân sẽ được kích điện trong lòng hậu môn phối hợp tập phản hồi sinh học, kegel.

9.4. Phẫu thuật sa trực tràng

Với những trường hợp bệnh nặng, sử dụng phương pháp nội khoa không đem lại hiệu quả thì phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa là phù hợp và có tác dụng hơn cả. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân. 

Một vài phương pháp phẫu thuật phổ biến:

  • Cắt bỏ phần hậu môn đáy chậu: Phương phaps phẫu thuật này giúp cắt bỏ phần trực tràng bị sa ra ngoài. Có hai phẫu thuật được lựa chọn đó là Altemeier và Delorme. Khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sex được kèm theo thủ thuật gây mê tủy sống nhằm giúp làm giảm nguy cơ biến chứng và giúp hồi phục bệnh nhanh chóng hơn.
  • Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần đại tràng xích ma (đoạn gần trực tràng và hậu môn nhất). Sau đó, bác sĩ sẽ cố định trực tràng vào cấu trúc xương để không cho nó sa xuống.
  • Cố định trực tràng: Phương pháp này bác sĩ sẽ giúp cố định trực tràng mà không cần cắt đi phần đại tràng xích ma.

Cần chuẩn bị gì trước khi phẫu thuật?

  • Một ngày trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được yêu cần nhịn ăn. Nếu thấy cần thiết có thể uống một loại thuốc đặc biệt giúp tống phân ra ngoài.
  • Tùy trường hợp các bác sĩ có thể sẽ chỉ định gây mê cho bệnh nhân.

Cần chú ý gì sau phẫu thuật sa trực tràng?

  • Ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chăm sóc tại viện. Các bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ giảm đau sau mổ.
  • Ống thông tiểu (sonde tiểu) sẽ được rút khi bệnh nhân có cảm giác buồn tiểu và có thể tự đi tiểu.
  • Thông thường, bệnh nhân sau phẫu thuật sa trực tràng sẽ được nằm viện theo dõi khoảng từ 3 – 6 ngày và hẹn lịch tái khám.

Nhìn chung, phẫu thuật sa trực tràng có tiên lượng tích cực. Người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, mềm và thời gian đầu có thể dùng thuốc làm mềm phân để ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Biến chứng của phẫu thuật sa trực tràng

Các biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật sa trực tràng bao gồm: 

  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê.
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng sau mổ.
  • Tổn thương các dây thần kinh hoặc cơ quan lân cận.
  • Trực tràng bị sa tái phát… 

Chính vì vậy, người bệnh cần lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín để có được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn tốt nhất.

sa-truc-trang-1
Nên chọn cơ sở y tế uy tín để phẫu thuật sa trực tràng nhằm tránh biến chứng có thể xảy ra

Chăm sóc tại nhà sau khi phẫu thuật sa trực tràng

Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật cần tuân thủ các hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh tâm lý căng thẳng.
  • Tránh khuân vác nặng, làm kích thích tăng áp lực vùng chậu (kể cả ho) trong vài tuần sau mổ.
  • Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa táo bón bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước. Người bệnh nên ăn nhiều rau, trái cây, các loại đậu – đỗ… Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, đã qua chế biến.
  • Sau khi phẫu thuật trực tràng, bệnh nhân có thể ra dịch hoặc máu vùng hậu môn – trực tràng trong khoảng 4 tuần, số lượng thường ít.
  • Người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc khó chịu nào như tiểu khó, chảy máu nhiều, sốt, nhiễm trùng vết mổ…
  • Người bệnh có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường sau phẫu thuật sau khoảng 6 tuần.
  • Đặc biệt, cần lưu ý tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

Phẫu thuật sa trực tràng sau bao lâu thì phục hồi hoàn toàn?

Thông thường, người bệnh sau phẫu thuật trực tràng bị sa sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 3 tháng nếu được chăm sóc và kiêng cữ tốt.

10. Biện pháp phòng ngừa bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng khiến bệnh nhân khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tiến triển nặng. Chính vì vậy, hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật tấn công.

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn hằng ngày
  • Hạn chế tối đa tình trạng táo bón hay tiêu chảy kéo dài vì chúng có nguy cơ gây ra bệnh rất cao.
  • Tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ cay nóng và thay thế bằng những món luộc, hấp thanh đạm.
  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Khi đi vệ siinh cần ngồi đúng tư thế và hạn chế rặn quá lâu, quá mạnh.

Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đã nắm được những kiến thức tổng quan về bệnh sa trực tràng. Căn bệnh này gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của sa trực tràng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7