Sarcoma sụn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sarcoma là một thuật ngữ chỉ một loại ung thư được tìm thấy trong các tế bào mô liên kết. Có lẽ bạn chưa từng bao giờ nghe nói về Sarcoma sụn vì nó cực kỳ hiếm gặp. Căn bệnh này cũng giống như các loại ung thư khác, nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ có hiệu quả cao. Ngược lại, nếu phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn di căn, gây khó khăn cho quá trình điều trị và tỷ lệ sống sót giảm rõ rệt. Tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này trong bài viết sau đây của GHV KSOL.

XEM THÊM:

1. Sơ lược về Sarcoma sụn

Sarcoma sụn là một loại ung thư xương hiếm gặp, căn bệnh này phổ biến ở người trung niên và người lớn tuổi.

1.1. Sarcoma sụn là gì?

Sarcoma sụn hay còn gọi là ung thư sụn là một loại ung thư nguyên phát, gây biến đổi các tế bào ra sụn, chúng có tính phát triển và di căn chậm. Sarcoma sụn thường phát triển ở xương hông, vai, xương chậu. Không những vậy, khối u còn có xu hướng ảnh hưởng đến bộ xương trục, thay vì xương tứ chi.

Ung thư sụn thường bắt đầu ở bên trong xương, tuy nhiên đôi khi các khối u có thể gây ảnh hưởng đến các mô ở gần xương, một số trường hợp hiếm gặp khối u có thể gây ảnh hưởng đến hộp sọ.

Thông thường, nếu được điều trị và loại bỏ hoàn toàn, khối u này sẽ có nguy cơ di căn thấp. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan vì cũng có số ít trường hợp khối u phát triển nhanh, nguy cơ di căn lại rất cao. 

sarcoma-sun-1
Mô phỏng khối u Sarcoma sụn

1.2. Các giai đoạn của Sarcoma sụn

Loại ung thư này được phân theo tốc độ phát triển và khả năng lan rộng của khối u. Việc xác định được giai đoạn của ung thư, sẽ giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

  • Giai đoạn 1: Lúc này khối u phát triển chậm và thông thường điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ở giai đoạn này thường ít có khả năng tái phát.
  • Giai đoạn 2: Khối u đã phát triển và lan nhanh chóng hơn. Ngoài phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định hoá, xạ trị để tiêu diệt khối u trước và sau phẫu thuật.
  • Giai đoạn 3, 4: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn nhanh chóng và đã di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khoẻ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Sarcoma sụn

Sarcoma sụn là căn bệnh có xuất hiện khối u xương phổ biến thứ 2 và chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp u xương ác tính.

2.1. Nguyên nhân gây Sarcoma sụn

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Sarcoma sụn. Tuy nhiên, các chuyên gia có chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh:

  • Liên quan đến một số đột biến di truyền: Loại ung thư này có liên quan đến đột biến các enzyme isocitrate dehydrogenase 1 và 2. Đột biến này cũng liên quan đến các khối u thần kinh và bệnh bạch cầu. 
  • Tổn thương sụn: Trường hợp người bệnh gặp phải chấn thương với lực va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến xương, đặc biệt là xương đùi, xương chày. Tổn thương này tiến triển thành mãn tính, có thể phát triển từ sự biến đổi các tổn thương sụn lành thành và phát triển thành ung thư sụn.
  • Tiếp xúc với bức xạ ion hoá: Những người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hoá trong một thời gian dài, sẽ làm tăng nguy cơ bị biến đổi tế bào dẫn đến ung thư sụn. 
sarcoma-sun-2
Một số đột biến di truyền có thể là nguyên nhân của Sarcoma sụn

2.2. Dấu hiệu nhận biết

Sarcoma sụn không giống các khối u xương ác tính khác, cụ thể loại ung thư này không gây mệt mỏi và có cảm giác bệnh tật. Người bệnh có thể cảm nhận thấy các dấu hiệu tại vị trí của khối u.

Bởi khối u này chỉ gây đau ở khu vực có khối u, nên cơn đau thường trở nên nghiệm trọng hơn theo thời gian, đặc biệt khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau cũng không có dấu hiệu thuyên giảm. Nếu khối u lớn, cơn đau xương nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất kiểm soát khu vực bị ảnh hưởng, có thể bạn sẽ thấy dấu hiệu bước đi khập khiễng. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số dấu hiệu sau:

  • Người bạn có thể sờ thấy khối u nếu khối u có kích thước lớn hơn.
  • Dấu hiệu sưng, cứng khớp hoặc cảm thấy áp lực xung quanh khối u.
  • Do khối u đè lên tủy sống nên bị tê, yếu hoặc cử động không tự chủ.
  • Do khối u ảnh hưởng đến xương chậu, gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.

3. Cách điều trị Sarcoma sụn

Phương pháp điều trị Sarcoma sụn phụ thuộc vào vị trí và khả năng di căn của khối u. Tuy nhiên, khối u này tương đối hiếm gặp, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về hiệu quả và rủi ro có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào các triệu chứng liên quan và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mà bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau:

3.1. Phương pháp phẫu thuật

Đây là phương pháp chính được áp dụng cho khối u Sarcoma sụn và phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u cùng với một số mô khoẻ mạnh xung quanh, nhằm mục đích đảm bảo loại bỏ tất cả tế bào ung thư và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị mất một số sụn, xương và cơ. Chính vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị cấy ghép xương hoặc sử dụng đinh vít để hỗ trợ xương cho người bệnh. Trong trường hợp khối u ở gần khớp, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau khớp háng, đau đầu gối và cần thay khớp để cải thiện được chức năng khớp.

Ở một số trường hợp khối u ở cánh tay hoặc chân, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bảo tồn chức năng tay và chân. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể cần cắt chi để lắp chi giả nhằm phục hồi chức năng. Ngoài ra, để giảm nguy cơ tái phát, bác sĩ cũng có thể sử dụng nitơ lỏng vào khu vực có khối u. Nitơ lỏng này có thể đóng băng và tiêu diệt các tế bào ung thư không được loại bỏ sau phẫu thuật.

sarcoma-sun-3
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với khối u

3.2. Phương pháp xạ trị

Nếu khối u ác tính ảnh hưởng đến đáy sọ hoặc các vị trí khác gây khó khăn trong việc loại bỏ các tế bào ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị xạ trị trước khi phẫu thuật. 

Phương pháp xạ trị làm tổn thương tế bào ung thư bằng cách phá huỷ vật liệu di truyền, kiểm soát tế bào ung thư phát triển và phân chia. Tuy vậy, phương pháp này gây nhiều ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh và dẫn đến một số tác dụng phụ như: rụng tóc, khô miệng, khó nuốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên… Do đó, trước khi xạ trị, người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất khi điều trị. 

3.3. Phương pháp hoá trị

Phương pháp hoá trị thường được chọn để điều trị khi khối u phát triển nhanh và có nguy cơ di căn cao. Dù hoá trị có thể giúp loại bỏ các tế bào ung thư hiệu quả, tuy nhiên, liệu pháp này có thể mang lại một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sốt, táo bón, lở miệng…

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh Sarcoma sụn. Sau khi điều trị khối u, người bệnh nên thường xuyên vận động để phục hồi chức năng và cải thiện cuộc sống. Bên cạnh đó, xây dựng lối sống khoa học và dinh dưỡng lành mạnh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7