Nguyên nhân gây ra tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải và cách xử lý

Tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải có thể xuất hiện đột ngột khiến người bệnh cảm thấy hoang mang, lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở đường tiêu hóa. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải như thế nào trong bài viết này nhé!

XEM THÊM:

1. Nổi cục ở bụng là như thế nào?

Nổi cục cứng ở bụng là tình trạng thường gặp với các đặc điểm đó là bụng căng cứng, sờ thấy cục cứng và có thể kèm theo cảm giác khó chịu, đôi khi còn thấy đau khi dùng tay ấn vào.

Hiện tượng này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Trong phạm vi bụng bao gồm tất cả các cơ quan tiêu hóa, đó là dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, đại tràng. Do đó việc nổi cục cứng ở bên phải hay bên trái bụng đều sẽ liên quan đến các bệnh lý ở những cơ quan tiêu hóa này.

so-thay-cuc-o-bung-duoi-ben-phai-1
Nổi cục ở bụng có thể liên quan đến các bệnh lý ở đường tiêu hóa

2. Các triệu chứng đi kèm với sờ thấy cục cứng ở bụng là gì?

Tình trạng nổi cục ở bụng ở mỗi người là không giống nhau Đa phần triệu chứng khi bụng xuất hiện cục cứng thường là:

  • Cục cứng có thể cố định một vị trí hoặc di chuyển một cách dễ dàng trong phạm vị ổ bụng.
  • Tùy từng trường hợp mà khi cục cứng xuất hiện mà người bệnh có thể thấy đau hoặc không. Cảm giác đau bụng có thể xuất hiện thành từng cơn đến đau quặn thắt. Đi kèm theo đó là tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
  • Người bệnh có thể xuất hiện những cơn sốt nhưng thường chỉ là sốt nhẹ.
  • Cảm thấy nóng rát trong bụng.
  • Có sự thay đổi ở bên ngoài bụng: Bề mặt bụng trở nên gồ ghề chứ không phẳng như bình thường hoặc kích thước vòng bụng cũng có thể tăng lên, màu da bụng trở nên đỏ hơn.
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu khi thay đổi tư thế khi nằm, ngồi…
  • Tinh thần của người bệnh bất an, lo lắng vì thấy cục cứng ở bụng xuất hiện..

3. Hiện tượng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải là do đâu?

Như đã nói ở trên, tình trạng cục cứng nổi ở bụng dù là bên trái hay bên phải đều có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan của hệ tiêu hóa. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải đó là:

3.1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt. Nếu bạn sờ thấy cục cứng ở bụng nhưng khi làm siêu âm kiểm tra ổ bụng, các xét nghiệm sinh hóa… mà không phát hiện được bất kì tổn thương nào thì khả năng mắc hội chứng ruột kích thích là rất cao. Bởi hội chứng ruột kích thích chỉ là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng chứ không gây ra bất cứ tổn thương thực thể nào.

Khi bị hội chứng ruột kích thích xuất hiện tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải là do những đoạn ruột bị co thắt hay tăng nhu động ruột khiến chúng bị gồ lên. Do đó tình trạng này sẽ tự biến mất sau khi xuất hiện một khoảng thời gian.

Một số biểu hiện khác xuất hiện khi bị bệnh này đó là tình trạng đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ).

Hội chứng ruột kích thích sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị căng thẳng, stress, lo âu, mất ngủ… Từ đó, dễ dẫn tới rối loạn chức năng tiêu hóa hay rối loạn nhu động đại tràng.

3.2. Sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải do viêm ruột cùng (Bệnh Crohn)

Bệnh Crohn thường gặp ở những người trẻ tuổi hơn là người già. Những biểu hiện của căn bệnh này đó là các cơn đau mãn tính ở vùng bụng dưới, tiêu chảy, sốt… Bên cạnh đó, do ruột bị dính, hạch mạc treo phì đại, xuất hiện lỗ rõ hoặc hình thành áp xe ở bên trong nên thường người bệnh thường sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải với đặc điểm các khối không rõ ràng, kích thước vừa phải.

Các biểu hiện của bệnh viêm ruột cùng thường phát triển dần dần nhưng cũng có trường hợp xảy ra đột ngột hoặc có khoảng thời gian không có triệu chứng bộc lộ.

Các dấu hiệu khác có thể xuất hiện khi bệnh đang bùng phát đó là: Tiêu chảy, sốt, đau bụng, chuột rút, máu trong phân, chán ăn, giảm cân, đau và tiết dịch ở gần hoặc quanh hậu môn, mệt mỏi…

3.3. Ung thư trực tràng

Mức độ ác tính của ung thư trực tràng hay còn gọi là ung thư kết tràng. so với ung thư dạ dày, ung thư tụy là thấp hơn. Có khoảng 20% bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn đầu có biểu hiện sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải. Thường thì với các trường hợp này sẽ là ung thư dạng cục và có kích thước có thể sờ nắn được.

Cục cứng ở bụng thường rắn chắc khi sờ từ bên ngoài, có thể thấy cục cứng di động và cảm giác như một đốt dây thừng. Nhưng khi bệnh bước sang giai đoạn cuối thì các cục cứng ở bụng thường không thể di chuyển mà cố định tại một chỗ. Do đó khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng cơ bụng co cứng và đau quặn bụng.

Dạng ung thư này thường khởi phát từ một khối polyp. Nếu phát hiện và tiến hành loại bỏ khối polyp sớm thì có thể điều trị khỏi và ngăn chặn không cho khối polyp phát triển thành ung thư. Nếu như phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì các tế bào ung thư sẽ lan tỏa ra các cơ quan khác. Nhưng vì ung thư trực tràng thường có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Một số triệu chứng có thể cảnh báo ung thư kết tràng đó là:

  • Đi ngoài ra phân lỏng hoặc có thể táo bón kéo dài trong nhiều ngày. Khi đi ngoài cảm thấy vùng hậu môn đau tức.
  • Dạ dày đau âm ỉ, đôi khi bị đau quặn hoặc co rút từng cơn.
  • Mệt mỏi toàn thân, uể oải, mất sức.
  • Xuất hiện máu hoặc chất nhầy trong phân, thường xuyên có cảm giác mót rặn.
so-thay-cuc-o-bung-duoi-ben-phai
Ung thư trực tràng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải

4. Chẩn đoán tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải bằng phương pháp nào?

Để đưa ra được kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải thì trước hết các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cho người bệnh.

4.1. Thăm khám lâm sàng

Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng thực thể và tiến hành hỏi bệnh nhân một số câu hỏi như:

  • Sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải bắt đầu từ khi nào?
  • Khi chạm vào cục ở bụng hoặc di chuyển có thấy đau không?
  • Đã dùng loại thuốc nào để chữa tình trạng này hay chưa?
  • Trước đây đã từng phẫu thuật ở vùng bụng hay chưa?
  • Ngoài xuất hiện cục ở bụng thì có thấy thêm triệu chứng đi kèm nào nữa không?
  • Trong thời gian gần đây có vận động quá sức, đặc biệt là ở vùng cơ bụng không?
  • Trong gia đình đã có ai từng gặp vấn đề tương tự hay không?

4.2. Thăm khám cận lâm sàng

Một số xét nghiệm chuyên sâu có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện để chẩn đoán chính xác được tình trạng bệnh. Cụ thể đó là:

Siêu âm ổ bụng

Phương pháp siêu âm sẽ các sóng có tần số cao để có thể quan sát được hình ảnh, cấu trúc bên trong ổ bụng. Đây là kỹ thuật kiểm tra không xâm lấn và không gây đau đớn cho người bệnh, giúp các bác sĩ chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến các cơ quan trong ổ bụng.

Chụp X-quang ổ bụng

Đây là kỹ thuật phổ biến được sử dụng để chẩn đoán các triệu chứng đau quặn bụng hay nổi cục cứng ở bụng. Dựa trên kết quả thu được trên phim chụp X-quang ổ bụng, các bác sĩ sẽ tiến hành, chẩn đoán, đánh giá về những bệnh lý đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, X-quang ổ bụng không được chỉ định thực hiện với những đối tượng có nghi ngờ bị thủng ruột, dính ruột hay người bệnh có tiền sử dị ứng với chất cản quang.

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng

Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT ổ bụng sẽ sử dụng chất cản quang đường uống hoặc tĩnh mạch nhằm giúp bác sĩ đánh giá được những vấn đề ở trong đại tràng, tiểu tràng cũng như những cơ quan khác trong ổ bụng.

Nội soi ổ bụng

Chỉ định khi thực sự cần thiết thì các bác sĩ mới chỉ định nội soi ổ bụng. Thông qua phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường hay tổn thương ở trong ổ bụng. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi cục cứng ở bụng hay các khối u bất thường, tình trạng đau quặn bụng.

Nếu thấy bất thường, bác sĩ có thể tiến hành thực hiện một số tiểu phẫu (nếu cần thiết) trong quá trình nội soi

Làm các xét nghiệm sinh hoá

Các xét nghiệm sinh hóa bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  •  Xét nghiệm máu.
  • Xét nghiệm phân.

Qua các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý hoặc những vấn đề bất thường ở vùng bụng. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

5. Điều trị tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải như thế nào?

Căn cứ vào nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng nổi cục ở bụng để áp dụng những biện pháp điều trị thích hợp. Đó là:

5.1. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên tuân thủ một số điều sau để cải thiện tình trạng này:

Về chế độ dinh dưỡng

  • Nên uống mỗi ngày trung bình đủ 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép trái cây, canh… Tránh các loại đồ uống có cồn như rượu bia, có ga, chất kích thích, caffeine.
  • Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Nên thực hiện ăn chín, uống sôi. Tránh các món ăn sống, tái, gỏi.
  • Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh giàu vitamin, khoáng chất trong thực đơn các bữa ăn hàng ngày.
  • Không nên ăn quá no và hay quá đói, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

Thay đổi lối sống

  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh những nơi có khói thuốc.
  • Hạn chế thức khuya, cần đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày trung bình 7 – 8 tiếng đồng hồ để tinh thần được thoải mái.
  • Duy trì tập luyện thể dục thể thao với các bài tập và cường độ phù hợp mỗi ngày để tốt cho tình trạng sức khỏe, cải thiện độ bền bỉ của cơ thể.

Về yếu tố tâm lý

  • Cố gắng giữ tinh thần, tâm lý được ổn định, thoải mái. Tránh bị stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài.
  • Người nhà nên ở bên động viên về mặt tinh thần để người bệnh cảm thấy thoải mái và có tư tưởng tốt để điều trị, chống lại bệnh tật.

5.2. Điều trị bệnh Crohn

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh Crohn được một cách triệt để. Thường thì người bệnh sẽ được khuyến cáo điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế các chất béo, sữa đồng thời bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Một số biện pháp hỗ trợ có thể được sử dụng như là probiotic hoặc châm cứu.

Với trường hợp được chỉ định dùng thuốc thì có thể là kháng sinh chống viêm dạng uống, corticoid, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc ức chế interleukin…

Phương pháp phẫu thuật sẽ được tiến hành nếu như các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Mục đích của phẫu thuật đối với bệnh nhân bị bệnh Crohn là loại bỏ phần hư hỏng của đường tiêu hóa, nối các vùng khỏe mạnh còn lại với nhau, sửa chữa các mô hỏng, chỉnh lý mô sẹo hoặc điều trị nhiễm trùng sâu. Có tới 75% số bệnh nhân mắc căn bệnh này phải thực hiện phẫu thuật.

5.3. Điều trị ung thư đại tràng

Đối với những trường hợp nguyên nhân là do ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn bệnh, tình hình sức khỏe của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng được sử dụng phổ biến hiện nay đó là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tùy từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp này với nhau để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất có thể.

Kết luận: Như vậy có ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng sờ thấy cục ở bụng dưới bên phải đó là hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột cùng và ung thư trực tràng. Tùy thuộc vào từng bệnh mà các triệu chứng, phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị sẽ có những điểm khác nhau. Do đó, nếu có biểu hiện nổi cục ở bụng dưới bên phải thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa biến chứng.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7