Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Sỏi bàng quang là một tình trạng không còn xa lạ, có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Nếu không điều trị tình trạng này kịp thời thì có thể dẫn đến những tác động xấu đối với sức khỏe. Do đó, trong bài viết sau đây, GHV KSol sẽ làm rõ vấn đề sỏi bàng quang.

Xem thêm:

1. Khái niệm sỏi bàng quang

Hiện tượng lắng đọng các khoáng chất, chất cặn trong nước tiểu ứ đọng theo thời gian dài tạo thành các tinh thể rắn trong bàng quang được gọi là sỏi bàng quang. Sỏi có thể hình thành đơn lẻ hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều viên sỏi. Kích thước của các viên sỏi này cũng khác nhau, có khi nhỏ chỉ vài milimet nhưng cũng có những trường hợp viên sỏi to như quả trứng gà hoặc hơn thế.

soi-bang-quang
Hình ảnh sỏi ở bàng quang

2. Nguyên nhân gây ra sỏi bàng quang

  • Sa bàng quang: Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ. Đó là tình trạng bàng quang bị suy yếu và sa xuống âm đạo, khiến cho dòng chảy nước tiểu bị chặn lại và hình thành sỏi bàng quang.
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Khi tuyến tiền liệt to lên sẽ gây cản trở dòng chảy nước tiểu. Từ đó sẽ làm cho nước tiểu đọng lại trong bàng quang và tạo điều kiện hình thành sỏi. Phần lớn bệnh này xảy ra ở nam giới.
  • Tổn thương dây thần kinh bàng quang: Dây thần kinh có vai trò gửi tín hiệu từ não bộ đến bàng quang. Nếu chúng bị tổn thương do một số lý do thì khiến cho bàng quang hoạt động không hiệu quả và có thể dẫn đến hình thành sỏi.
  • Viêm bàng quang cũng là một bệnh lý tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra sỏi.
  • Do một số dụng cụ, thiết bị y tế: Như ống thông tiểu, vòng tránh tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi ở bàng quang.
  • Sỏi thận rơi xuống bàng quang: Các viên sỏi thận có kích thước nhỏ, trơn có thể trôi theo dòng nước tiểu xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi thận bàng quang.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt: Như nhịn tiểu, lười vận động, lười uống nước, ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi, photpho, chất khoáng… cũng là nguyên nhân khiến sỏi bàng quang xuất hiện.

3. Triệu chứng của sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang có thể xuất hiện và tự đào thải ra ngoài mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi các viên sỏi mắc lại trong bàng quang và trở nên to hơn thì có thể xuất hiện các dấu hiệu như sau:

Đau ở bụng dưới

Khi xuất hiện sỏi trong bàng quang, viên sỏi không đứng yên mà sẽ lăn đi lăn lại trong quanh bàng quang. Từ đó gây ra cảm giác đau từ âm ỉ tới dữ dội ở vùng bụng dưới. Sau đó cảm giác đau này có thể lan đến bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ. 

Tiểu ngắt quãng, nước tiểu ra không liên tục

Là tình trạng người bệnh đang đi tiểu thì bị dừng lại đột ngột, nước tiểu không ra nữa mặc dù vẫn có cảm giác tiểu chưa hết. Phải sau đó một lúc thì mới tiếp tục tiểu lại bình thường được. 

Đi tiểu rắt

Người bệnh bị đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Đặc biệt là thường gặp dấu hiệu này nhất là vào ban ngày, do đặc thù vận động và di chuyển nhiều để làm việc ở ban ngày. Người bị tình trạng này thường xuyên cảm giác buồn tiểu mặc dù vừa mới đi tiểu xong. Điều này khiến họ cảm thấy khó chịu và gây ảnh hưởng tới công việc sinh hoạt và làm việc hàng ngày. 

Tiểu đau buốt, tiểu són

Là dấu hiệu người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu ra được mỗi lần lại thường rất ít. Lý giải tình trạng này là do sỏi gây các tổn thương ở cơ vòng bàng quang khiến cho cơ này mở nhiều lần nên nước tiểu liên tục bị thoát ra ngoài.

Nước tiểu sậm màu, đục và có mùi hôi

Khi bị sỏi bàng quang nước tiểu trở nên đục và sẫm màu hơn bình thường, có mùi hôi khó chịu và có khi xuất hiện cả mủ hoặc máu trong nước tiểu. Đó là do mức độ bàng quang bị tổn thương do cọ xát với sỏi tăng lên cùng với sự tăng về kích thước của viên sỏi. Đồng thời sỏi làm tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu ở lại bàng quang sẽ gây viêm nhiễm và dẫn đến các biểu hiện bất thường ở trong nước tiểu. Với những trường hợp tình trạng viêm đã trở nên nặng thì có thể xuất hiện cả mủ trắng hay máu trong nước tiểu.

4. Những đối tượng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang là ai?

Bất kỳ ai đều có khả năng bị sỏi bàng quang, tuy nhiên những người có những yếu tố được kể sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường:

  • Giới tính: Sỏi bàng quang chủ yếu gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Tuổi: 50 tuổi trở lên là độ tuổi có xu hướng mắc sỏi bàng quang cao.
  • Mắc một số bệnh như u xơ hoặc phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, nhiễm trùng gây hẹp niệu đạo…
  • Bị các di chứng của đột quỵ, chấn thương ở tủy sống, Parkinson, thoát vị đĩa đệm, tiểu đường…
soi-bang-quang-2
Nam giới thường bị sỏi bàng quang nhiều hơn nữ giới

5. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang với kích thước nhỏ có thể tự trôi ra ngoài theo dòng nước tiểu hoặc hết sau khi được điều trị thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu sỏi trở nên to và không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra một số biến chứng như:

Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì tình trạng sỏi bàng quang sẽ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm bàng quang mạn tính hoặc teo bàng quang: Do các viên sỏi cọ xát vào niêm mạc nhiều lần và lặp đi lặp lại khiến cho bàng quang bị tổn thương, chảy máu, nhiễm khuẩn…
  • Rò bàng quang: Đây là một trong những biến chứng phức tạp và nguy hiểm. Do sỏi làm tổn thương, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ vòng. Điều này khiến cho bàng quang mất kiểm soát với nhóm cơ này và sẽ dẫn tới tình trạng đóng mở liên tục ở cơ quan này. Từ đó, người bệnh bị rò bàng quang, nước tiểu sẽ chảy qua phần âm đạo, hậu môn gây nên những khó chịu, bất tiện trong cuộc sống.
  • Gây nên viêm thận và suy thận: Nước tiểu ứ đọng lại do bị sỏi cản trở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển ngược dòng lên gây viêm thận. Tình trạng này kéo dài, không được điều trị thì sẽ dẫn đến suy thận.

6. Các biện pháp chẩn đoán sỏi bàng quang

Trước hết bệnh nhân sẽ được các thăm khám vùng bụng dưới kết hợp với khai thác các triệu chứng, tiền sử bệnh để bước đầu đưa ra những nhận định, đánh giá về tình trạng bệnh.

Tiếp sau đó, để có thể đưa ra một kết luận chắc chắn và có một phác đồ điều trị phù hợp nhất, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số những xét nghiệm, kiểm tra hình ảnh như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra có mủ, máu hoặc các thành phần bất thường khác có trong nước tiểu hay không, từ đó đánh giá tình trạng bệnh cũng như phân biệt với các bệnh ở đường tiết niệu khác.
  • Chụp X-Quang: Từ hình ảnh X-quang thu được còn có thể xác định được vị trí và kích thước của sỏi trong bàng quang.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng vào máu, mức độ viêm nhiễm ở thận và toàn thân nếu có.
  • Nội soi bàng quang bằng ống mềm: Bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ mềm đưa vào bàng quang qua niệu đạo để quan sát và xác định số lượng, kích thước và vị trí của các viên sỏi có trong bàng quang.
  • Ngoài ra còn có thể thực hiện một số phương pháp như siêu âm, chụp CT, chụp cản quang tĩnh mạch…

7. Điều trị sỏi bàng quang

Khi điều trị bằng sỏi bàng quang, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc thực hiện các phẫu thuật tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, trơn và có khả năng tự đào thải theo nước tiểu ra ngoài. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị và cải thiện tình trạng sỏi bàng quang là:

  • Thuốc kháng sinh: Với các trường hợp sỏi gây ra tổn thương dẫn đến bàng quang bị viêm. Hoặc dùng để điều trị các bệnh lý gây ra sỏi bàng quang như viêm bàng quang kẽ, bàng quang tăng hoạt
  • Thuốc làm tan sỏi: Các thuốc này có tác dụng kiềm hóa nước tiểu, tăng cường làm tan và đào thải sỏi theo nước tiểu.
  • Thuốc giãn cơ: Nhằm tăng cường các hoạt động của hệ tiết niệu, đồng thời giảm bớt các cơn co thắt ở bàng quang.
  • Một số các thuốc khác như: thuốc giảm đau, chống viêm, lợi tiểu…

Điều trị sỏi bàng quang bằng các thủ thuật, phẫu thuật

Trường hợp viên sỏi có kích thước lớn, không thể tự đào thải ra bên ngoài và việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì các thủ thuật tán sỏi hoặc phẫu thuật sẽ được các bác sĩ thực hiện.

Với những viên sỏi có kích thước 6mm có thể thực hiện các thủ thuật nội soi để tán hoặc lấy sỏi, tán sỏi ngoài da. Nội soi tán sỏi là phương pháp thường được áp dụng nhiều nhất hiện nay với hiệu quả cao, giảm bớt đau đớn và thời gian hồi phục nhanh hơn.

Phẫu thuật mổ mở sẽ được thực hiện với những bệnh nhân không thể áp dụng mổ nội soi. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay dùng ít hơn và thường chỉ sử dụng khi viên sỏi có kích thước trên 30mm.

Nội soi tán sỏi bàng quang

8. Phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang

8.1. Chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang. Vậy nên việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị sỏi bàng quang mà còn phòng ngừa mắc hoặc tái phát tình trạng này.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Nên ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin như các loại rau xanh, củ quả…
  • Bổ sung đạm từ các loại thịt cá và thịt gia cầm, gia súc có màu nhạt.
  • Nước: Uống nhiều nước sẽ giúp đào thải các chất cặn, các độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó hạn chế các điều kiện tạo ra sỏi bàng quang. Bên cạnh đó, với những người có sỏi bàng quang nhỏ, thì việc uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ sỏi theo đường nước tiểu.

Nên kiêng các thực phẩm như:

  • Các món ăn quá mặn, thực phẩm có tính acid, nhiều vitamin C hay quá giàu canxi, magie vì những loại này có thể làm tăng nguy cơ hình thành cũng như tăng kích thước của sỏi bàng quang.
  • Các món có chứa quá nhiều đường, gia vị cay nóng, dầu mỡ, nhất là mỡ động vật.
  • Không uống rượu bia, đồ uống có ga.

Xem ngay >>> Dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn sớm dễ nhận biết nhất

8.2. Chế độ sinh hoạt tại nhà

  • Không nên nhịn đi vệ sinh, nên đi vệ sinh, nhất là đi tiểu khi có nhu cầu.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là làm sạch vùng sinh dục đúng cách.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 3-4 lần/năm hoặc khi thấy có các dấu hiệu của sỏi bàng quang hay các bệnh lý khác.

Trên đây là những kiến thức về sỏi bàng quang do GHV KSol tìm hiểu và tổng hợp với hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó sẽ có thái độ phòng ngừa và điều trị kịp thời và đúng cách.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC