Người bị sỏi thận kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Nội dung bài viết
Bệnh nhân bị sỏi thận kiêng ăn gì hay ăn gì để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như nâng cao sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy câu trả lời là gì, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu trong bài viết có chủ đề sỏi thận kiêng ăn gì cho tốt nhé!
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Sỏi thận ăn chuối được không – Xem ngay câu trả lời
- Sỏi thận có uống được mật ong không? Câu trả lời từ góc nhìn chuyên gia
1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị sỏi thận là gì?
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá mặn hay tiêu thụ nhiều thức ăn chứa axit oxalic, uống quá ít nước… là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Đó là do chế độ ăn như vậy sẽ khiến thận phải thực hiện lọc quá tải dẫn đến tích tụ nhiều các chất khoáng, cặn bã và hình thành sỏi ở thận.
Vậy nên, theo các chuyên gia thì việc xây dựng lại chế độ ăn uống cho người bệnh dựa theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau là rất quan trọng:
- Hạn chế, kiểm soát lượng thực phẩm chứa nhiều protein dung nạp vào cơ thể. Lượng protein mỗi ngày được khuyến cáo cho bệnh nhân bị sỏi thận là vào khoảng 200gr.
- Nên hạn chế việc ăn quá mặn, lượng muối cần thiết cho người bệnh sỏi thận là khoảng 3g/ngày. Tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể để không làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế thực phẩm giàu chất đạm, kali, ăn nhiều đường, đồ ngọt.
- Cân bằng các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn, bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi, nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt sau khi mất nước do trời nắng nóng hoặc sau khi tập thể dục.
2. Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe người bị sỏi thận như thế nào?
Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh bị sỏi thận. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh sẽ góp phần làm chậm quá trình hình thành sỏi, cải thiện các triệu chứng và nâng cao thể trạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, khi bị sỏi thận thì nhiều người sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn uống không ngon miệng. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chính vì thế, người bệnh cần có những hiểu biết nhất định về chế độ ăn, những thực phẩm nên ăn và nên tránh để có thể bổ sung đúng cách.
Tùy thuộc vào tính chất, kích thước của sỏi mà phương pháp điều trị có thể khác nhau sao cho phù hợp. Cho dù là điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần phải kết hợp chế độ ăn khoa học. Nhằm hỗ trợ cho việc điều trị được thuận lợi, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu đi và giảm nguy cơ tái phát sỏi về sau.
3. Người bị sỏi thận kiêng ăn gì?
3.1. Hạn chế ăn muối
Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự hình thành các gốc oxalate trong cơ thể. Đây là tiền đề tạo ra sỏi thận, tăng gánh nặng cho hoạt động của thận đồng thời có thể làm suy giảm chức năng thận.
Vậy nên, việc hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn đối với người bị sỏi thận là rất quan trọng. Người bệnh nên ăn nhạt, ít muối, tránh các thực phẩm đóng hộp, đồ biển phơi khô hay các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ giúp cho người bệnh có sức khỏe tốt hơn và nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.
3.2. Sỏi thận kiêng ăn gì – Đường và các loại đồ ngọt
Hàm lượng fructose và sucrose rất cao có trong các loại đồ ngọt và đường sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và tiểu đường. Trong đó, đặc biệt là socola còn có khả năng làm tăng gốc oxalate. Do đó, người bị sỏi thận nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm chứa nhiều đường và đồ ăn ngọt khác.
3.3. Tránh các thực phẩm giàu đạm
Protein hay còn thường được gọi là đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu. Mặt khác, nó có thể hình thành và tích tụ tinh thể muối urat hình thành và tích tụ ở trong thận làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát lượng đạm trong bữa ăn, nhất là các loại loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, trứng, cá, sữa và một số loại rau củ quả, ví dụ: các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều, óc chó.
Tuy nhiên, cũng không nên kiêng hoàn toàn protein vì có thể khiến cơ thể bị suy nhược, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Do đó, khi bị sỏi thận hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về lượng protein nên dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.
3.4. Sỏi thận kiêng ăn gì – Thực phẩm chứa nhiều kali
Áp lực lên thận sẽ trở nên nặng nề hơn rất nhiều khi lượng kali máu tăng cao. Không những vậy, nồng độ kali cao còn làm giảm khả năng đào thải của thận, dẫn tới việc hình thành sỏi và giảm khả năng đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Do đó, các thực phẩm chứa nhiều kali như là khoai tây, chuối, bơ… nên tránh sử dụng khi bị sỏi thận.
3.5. Tránh các thực phẩm giàu oxalate
Lượng oxalate trong cơ thể cao là một trong những biểu hiện thường gặp ở người bị sỏi thận. Nên để hạn chế nguy cơ gia tăng sỏi thận thì cần tránh các thực phẩm có chứa gốc oxalate như là củ cải đường, rau Bina…
3.6. Sỏi thận kiêng ăn gì – Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào
Các loại đồ ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ thường có hàm lượng đạm cao và tăng lượng muối dung nạp vào cơ thể. Chính vì vậy, dùng nhiều các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, đồng thời tăng nguy cơ hình thành các căn bệnh khác như béo phì,tiểu đường,…
Do đó, với người bị sỏi thận hãy hạn chế tối đa các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ này và nên ưu tiên các cách chế biến như luộc, hấp.
3.7. Hạn chế nước ngọt, cafe
Cafein và phosphat có nhiều trong các loại nước ngọt, cafe sẽ tăng nguy cơ kết tủa và hình thành sỏi thận. Các thực phẩm có cho thêm đường hoặc siro cũng có khả năng gây ra tình trạng này. Do đó, người bệnh sỏi thận nên tránh các loại đồ uống này.
3.8. Sỏi thận kiêng ăn gì – Rượu bia và đồ uống có cồn
Rượu bia, đồ uống có cồn hay các chất kích thích sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với những người đang bị sỏi thận. Một số chất độc hại có trong nhóm thực phẩm này sẽ làm suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ hình thành, phát triển của sỏi và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3.9. Một số thực phẩm giàu tinh bột
Trong nhóm thực phẩm giàu tinh bột, có một số loại có chứa hàm lượng oxalat khá cao, không tốt cho người bị sỏi thận, đó là: Bánh mì, pizza, bánh quy và bánh ngọt.
Ngoài ra, các loại đồ ăn này còn là “kẻ thù” với những ai bị tiểu đường và làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
Do đó, nếu muốn tốt cho sức khỏe thì người bệnh cần tìm hiểu và lựa chọn những món ăn giàu tinh bột tốt như yến mạch, gạo lứt…
4. Những thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận
4.1. Thực phẩm giàu vitamin A
Một trong những vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu đó là vitamin A. Đồng thời, bổ sung vitamin A còn giúp giảm bớt sự lắng đọng của các khoáng chất có trong nước tiểu, nhờ đó mà hạn chế sự hình thành sỏi thận.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A đó là: cà rốt, bí đỏ, khoai lang, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh…
4.2. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và chuyển hóa canxi cho cơ thể, giúp cho xương chắc khỏe . Mặt khác, vitamin D còn giúp giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó mà ngăn ngừa các bệnh lý ở thận, trong đó có sỏi thận.
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D sau vào thực đơn các bữa ăn hàng ngày: lòng đỏ trứng gà, sữa, rong biển, cá hồi…
4.3. Bổ sung canxi
Rất nhiều người bệnh lầm tưởng cho rằng bản chất của sỏi thận là canxi vậy nên cần loại bỏ hoàn toàn canxi trong chế độ ăn hàng ngày để tránh nguy cơ sỏi phát triển.
Nhưng trên thực tế thì điều này không chính xác. Vì quá trình hình thành sỏi không chỉ do canxi mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác tạo thành. Có nhiều trường hợp người bệnh không ăn các thực phẩm chứa canxi nhưng vẫn bị sỏi thận. Và ngược lại có những người ăn nhiều thực nhưng lại không bị mắc bệnh.
Thực chất, việc bổ sung canxi đúng cách còn có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Người bệnh không nên kiêng hoàn toàn canxi vì có thể gây ra sự mất cân bằng canxi trong cơ thể , vừa dẫn đến loãng xương vừa khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, tăng nguy cơ tạo sỏi thận.
Một số loại thực phẩm giúp bổ sung canxi như sữa, sữa chua, phô mai, trứng, cá hồi… mà người bệnh có thể cân nhắc thêm vào chế độ ăn.
4.4. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin B6
Vitamin B6 là loại vitamin cần được bổ sung từ các loại thực phẩm do cơ thể không tự tổng hợp được. Đây là loại vitamin tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, đặc biệt là có thể làm giảm khả năng hình thành oxalat (nguyên nhân gây sỏi thận hàng đầu).
Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải, cà rốt và các loại cá…
4.5. Thực phẩm giàu chất xơ
Để quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết được diễn ra thuận lợi hơn và nhờ đó giảm nguy cơ hình thành sỏi thì cần bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bị sỏi thận nên lựa chọn là: Cần tây, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang…
4.6. Bổ sung các loại trái cây
Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, bưởi… không chỉ chứa nhiều vitamin C mà còn có lượng lớn citrate đã được chứng minh có thể giảm khả năng hình thành oxalat và giảm lượng cholesterol chuyển hóa thành axit có trong dịch mật. Đây đều là những thành phần chủ yếu gây ra sỏi.
4.7.Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể là rất cần thiết với những người bị sỏi thận. Đó là vì điều này sẽ làm cho nước tiểu trở nên loãng hơn, người bệnh đi tiểu nhiều lần và sẽ làm cho sỏi khó hình thành hơn. Hơn nữa, uống nhiều nước còn tăng khả năng tống ra ngoài những viên sỏi có kích thước nhỏ. Lượng nước được khuyến cáo cho cả người bệnh và người bình thường là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày và nên chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bạn có thể kiểm tra lượng nước đã uống đủ hay chưa bằng cách quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu trong thì chứng tỏ lượng nước đã uống đủ, còn nếu có màu vàng sẫm thì bạn cần phải bổ sung thêm.
4.8. Một số loại nước trái cây
Ngoài dùng nước lọc để bổ sung nước cho cơ thể thì người bị sỏi thận có thể lựa chọn một số loại nước trái cây sau đây:
- Nước chanh, nước cam ép: Có chứa chất citrate sẽ giúp hỗ trợ hòa tan sỏi thận.
- Trà lựu: Giúp giảm lượng axit có trong nước tiểu, hỗ trợ thải độc tố cho cơ thể.
- Nước ép nho: Có chứa chất chống oxy hóa, giúp đào thải độc tố.
- Trà gừng: Thành phần có chứa chất kháng khuẩn, chống viêm rất tốt.
- Trà húng quế: Có chứa axit axetic hỗ trợ bào mòn, phá hủy sỏi thận.
Trên đây là những thông tin về câu hỏi người bị sỏi thận kiêng ăn gì hay nên ăn gì. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho người bị sỏi thận lựa chọn được chế độ ăn phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng