Sỏi thận rơi xuống bàng quang: Vì sao phải hết sức cẩn trọng?
Nội dung bài viết
Sỏi thận rơi xuống bàng quang là một bệnh khá nguy hiểm, thâm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị một cách kịp thời. Hãy để GHV KSOL giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề sỏi thận rơi xuống bàng quang nhé!
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Tồng quan về ung thư thận: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị & phòng ngừa
- Hỏi đáp từ A đến Z về bệnh lý thận ứ nước
- Ung thư bàng quang nên kiêng ăn gì
1. Thế nào là sỏi thận rơi xuống bàng quang?
Sỏi thận rơi xuống bàng quang là tình trạng những viên sỏi có kích thước nhỏ ở bể thận có thể theo dòng nước tiểu đi qua niệu quản xuống bàng quang.
Sỏi thận rơi xuống bàng quang là nguyên nhân chính gây nên bệnh sỏi bàng quang – một bệnh của đường tiết niệu nguy hiểm và dễ gặp phải nhiều biến chứng.
2. Nguyên nhân nào khiến sỏi thận rơi xuống bàng quang
Những người đang bệnh mắc bệnh sỏi thận là những người có yếu tố nguy cơ lớn nhất bị sỏi thận rơi xuống bàng quang. Sỏi nằm ở nhiều vị trí khác nhau như thận, nang thận, bể thận, đài bể thận.
Trong quá trình lọc máu của thận, những viên sỏi này bị nước tiểu cuốn trôi đến nhiều vị trí và khi đến niệu quản thì sẽ rơi xuống bàng quang.
Thông thường, những viên sỏi nhỏ sẽ rơi thẳng xuống bàng quang, nhưng nhiều trường hợp sỏi to sẽ bị kẹt lại ở đường niệu quản gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Chấn đoán sỏi bàng quang
Xét nghiệm phân tích máu
Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra người bệnh có bị nhiễm trùng máu hay không, mức độ viêm nhiễm đã đến giai đoạn nào.
Xét nghiệm phân tích nước tiểu
Nhằm mục đích kiểm tra xem thành phần nước tiểu có lẫn máu, mủ không để phân biệt với các bệnh khác ở đường tiết niệu.
Chụp X-Quang
Đây là cách chính xác nhất để chẩn đoán sỏi đã rơi xuống bàng quang hay chưa. Hình ảnh thu được còn xác định được vị trí hiện tại và kích cỡ của viên sỏi.
Nội soi ống mềm
Trong trường hợp những kết quả ở những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi. Đây là phương pháp cuối cùng được sử dụng.
Xem ngay >>> 05 dấu hiệu ung thư bàng quang giai đoạn sớm
4. Biểu hiện sỏi bàng quang thường gặp
Đa số bệnh nhân khi bị sỏi từ thận rơi xuống bàng quang sẽ có một số biểu hiện thường gặp như sau:
- Đái rắt nhiều lần trong ngày.
- Nước tiểu có màu đục và mùi hôi do có tích mủ hoặc có lẫn cả máu.
- Đi tiểu buốt và thường cảm thấy đau vùng bụng dưới.
- Nhu cầu muốn đi tiểu trong ngày rất ít so với người bình thường.
- Tiểu ngắt quãng và nước tiểu không liên tục.
- Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn, hoặc đôi khi kèm theo sốt nhẹ.
Khi thấy có các dấu hiệu bất thường như trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
5. Điều trị sỏi thận rơi xuống bàng quang như thế nào?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị nội khoa
Khi sỏi từ thận xuống bàng quang có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: nhằm làm giảm những cơn đau quặn bụng hoặc đau quặn thắt lưng làm cho bệnh nhân sẽ thoải mái và dễ chịu hơn.
- Thuốc lợi tiểu: nhằm hỗ trợ quá trình tránh kết tinh tạo sỏi.
- Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: hỗ trợ quá trình bài tán sỏi ra ngoài cơ thể.
- Thuốc kháng sinh: Giúp giảm đi tình trạng viêm.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp sỏi xuống bàng quang có kích thước quá lớn, đã uống nước và thuốc mà vẫn không có khả năng đào thải sỏi ra ngoài thì phải tiến hành phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài.
Hiện nay, bác sĩ hay sử dụng một số phương pháp như sau:
- Tán sỏi nội soi ngược dòng: phương pháp này sử dụng sóng xung kích để bằng sóng xung kích.
- Mổ nội soi tán sỏi qua da.
- Trực tiếp mổ mở lấy sỏi bàng quang.
Mặc dù đây là phương pháp nhanh chóng có thể loại bỏ sỏi cho người bệnh, tuy nhiên phẫu thuật có thể để lại một số rủi ro biến chứng nguy hiểm như: tổn thương niệu đạo, bàng quang, chảy máu bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu sau mổ hay rối loạn chức năng bàng quang,…
6. Nên làm gì để phòng sỏi thận rơi xuống bàng quang?
Bạn nên thực hiện các biện pháp sau mỗi ngày để phòng ngừa sỏi thận rơi xuống bàng quang.
Xem thêm >>> [Đừng bỏ qua] Các giai đoạn ung thư bàng quang bạn nên biết
Uống nhiều nước
Nước giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, làm cho các chất cặn bã tích tụ lại bên trong bàng quang sẽ được nhanh chóng đào thải ra ngoài khi bạn tiểu
Vì vậy, bạn nên cần bổ sung đủ lượng nước phù hợp cho cơ thể, uống ít nhất là 2 lít nước 1 ngày.
Ăn nhiều rau củ và hoa quả tươi
Trong rau củ và hoa quả tươi có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu giúp đẩy nhanh quá trình thải trừ sỏi thận.
Lối sống lành mạnh
Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, học tập làm việc và nghỉ ngơi một cách khoa học, tập luyện thể dục với cường độ vừa phải và thường xuyên.
Trên đây là bài viết giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất của tình trạng sỏi thận rơi xuống bàng quang. Hy vọng GHV KSOL đã giúp đỡ bạn và gia đình trong việc giữ gìn và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Nghiên cứu thành công Phức hệ Nano Extra XFGC giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng