Sỏi thận uống gì cho nhanh hết? Top 12 loại nước đừng bỏ qua

Sỏi thận uống gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị sỏi thận đồng thời nâng cao sức khỏe của người bệnh là điều có nhiều người quan tâm. Do đó, bài viết này được GHV KSol thực hiện để giải đáp về chủ đề sỏi thận uống gì?

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của sỏi thận

Sỏi thận là các tinh thể được hình thành từ những chất thải, khoáng chất ở trong đường tiết niệu như axit uric, canxi… 

Càng ngày, sỏi thận càng trở nên phổ biến về cả độ tuổi và giới tính. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, khó chịu.

Hiện nay có bốn nhóm sỏi thận đó là sỏi canxi, sỏi truvit, sỏi axit uric và sỏi cystin.

Nguyên nhân gây ra sỏi thận có thể là do thói quen ăn mặn, ăn nhiều thịt, uống ít nước, không ăn trái cây, mất ngủ, béo phì, bỏ bữa sáng… Trong đó, chủ yếu là do thói quen ăn uống gây ra.

Khi mới bị bệnh thường không xuất hiện các dấu hiệu điển hình hoặc có nhưng không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh khác. Cho đến khi sỏi di chuyển hoặc phát triển về kích thước thì người bệnh mới bắt đầu cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sỏi thận đó là:

  • Tắc nghẽn nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu do sỏi chặn dòng nước tiểu và làm tổn thương niêm mạc niệu quản, thận. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng thận…
  • Suy thận: Do nhiễm trùng tiết niệu kéo dài, thận ứ nước, đài bể thận giãn, các tế bào thận bị hủy hoại dần dần dẫn đến suy thận.
  • Vỡ thận: Là biến chứng cấp tính của sỏi thận, do nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày dẫn đến tăng áp lực trong thận. Từ đó khiến thận giãn rộng, vách thận trở nên mỏng dần và xảy ra vỡ thận đột ngột. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
soi-than-uong-gi
Bị sỏi thận nên uống gì?

2. Sỏi thận uống gì thì tốt cho tình trạng bệnh?

Nước lọc

Nước lọc là một trong những loại nước tốt nhất dành cho người bị sỏi thận. Từ lâu y học đã chỉ ra, 80% cơ thể người là nước. Đa số mọi hoạt động trong cơ thể đều có sự có mặt của nước tham gia. 

Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp thận phân giải được các chất dinh dưỡng được dung nạp từ thực phẩm, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa cũng như hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nước còn đó vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố cũng như các chất cặn bã ra khỏi thận, nhờ đó ngăn chặn quá trình lắng đọng, hình thành sỏi thận.

Do đó, việc uống nước lọc sẽ rất có ích cho sức khỏe của người bị sỏi thận. Theo khuyến cáo, mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Không uống nước ngay trước hoặc trong khi ăn bởi vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
  • Thường xuyên uống nước trong ngày kể cả khi không cảm thấy khát.
  • Mỗi lần chỉ nên uống một lượng vừa phải. Không nên uống quá nhiều nước trong cùng một lúc. Bởi vì điều này sẽ khiến thận phải làm việc vất vả để đào thải lượng nước dư thừa ra ngoài.
  • Tránh uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ gây buồn tiểu nhiều vào ban đêm, làm rối loạn giấc ngủ.
  • Uống một ly nước ấm vào mỗi buổi sáng để giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch ruột, đào thải độc tố tích tụ trong thận.
  • Nên sử dụng nước lọc hay nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bên cạnh nước lọc thì người bị sỏi thận có thể tham khảo một số loại nước sau vừa giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, vừa hỗ trợ điều trị tình trạng sỏi thận.

Sỏi thận uống gì – uống nước lá sa kê

Theo các nghiên cứu, trong lá sa kê có các thành phần có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Do đó, thường xuyên sử dụng lá sa kê trong một thời gian dài sẽ giúp bào mòn, thu nhỏ kích thước viên sỏi. Nhờ đó mà cơ thể có thể đào thải các chất cặn và viên sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Bên cạnh đó, dùng lá sa kê còn cải thiện được tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận gây ra, giúp cho việc đi tiểu trở nên dễ dàng và đều đặn như bình thường.

Người bệnh có thể lấy 2- 3 lá sa kê nấu nước nguyên chất để uống mỗi ngày . Hoặc có thể sử dụng lá sa kê theo cách sau để tăng thêm hiệu quả:

  • Chuẩn bị 100g lá sa kê, 100g dưa chuột và 50g cây cỏ xước khô.
  • Rửa sạch, rồi thái nhỏ tất cả các nguyên liệu. Sau đó cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước.
  • Đun đến khi nước sôi thì tiếp tục nấu thêm 10 phút. 
  • Lọc bỏ bã, để nguội nước nấu thu được rồi chia uống vài lần trong ngày.

Nước dừa

Nước dừa là loại nước có vị ngọt tự nhiên, dễ uống và hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị sỏi thận với một số công dụng đó là:

  • Thanh nhiệt, lợi tiểu, kích thích hệ bài tiết hoạt động tốt hơn đồng thời ngăn ngừa tình trạng lắng đọng các khoáng chất và cặn bã trong nước tiểu.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Giúp cơ thể giảm bớt tình trạng mệt mỏi do bổ sung thêm protein.
  • Cung cấp vitamin giúp nâng cao sức đề kháng, quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, hạn chế tối đa nguy cơ bị sỏi thận.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau khi uống nước dừa:

  • Không nên uống quá nhiều nước dừa vì có thể gây tụt hụt áp, tăng kali và lượng đường trong máu.
  • Chỉ nên uống 1-2 quả dừa/ngày.
  • Với người thể âm, phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu, người bị thừa cân, béo phì, hay tụt huyết áp thì nên thận trọng khi sử dụng nước dừa.

Sỏi thận uống gì – Nước ép cần tây

Với hàm lượng cao các khoáng chất và có tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi thận rất tốt nên nước ép cần tây là một lựa chọn lý tưởng cho người bị sỏi thận. Không những thế, loại nước này còn hỗ trợ quá trình đào thải độc tố và các chất cặn ra khỏi thận, nhờ đó giúp thận hoạt động tốt hơn.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra trong nước ép cần tây còn có polyacetylene. Đây là hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

 Cách dùng nước ép cần tây cho người bị sỏi thận như sau:

  • Chuẩn bị 500g rau cần tây, chanh tươi 1 quả và 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Sau khi rửa sạch cần tây thì mang đi cắt khúc, rồi xay nhuyễn cùng với 1 ly nước nhỏ.
  • Cho nước cần tây ra cốc rồi thêm mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều.
  • Bạn có thể uống trực tiếp hoặc cho thêm đá.
  • Mỗi ngày uống từ 1-2 cốc. Không dùng nước ép cần tây cho người bị huyết áp thấp, thể trạng yếu, có thai 3 tháng đầu.

Nước chanh và dầu ô liu

Chanh và dầu ô liu đều là những nguyên liệu giàu vitamin E và C cùng với các chất chống oxy hóa, thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố cho thận rất tốt.

Bên cạnh đó, chanh còn bổ sung nhiều axit citric cho cơ thể, giúp liên kết và đẩy canxi từ trong sỏi ra ngoài. Do đó giúp bào mòn sỏi thận và hỗ trợ đào thải sỏi qua đường tiết niệu.

Còn dầu ô liu có tác dụng kích thích bài tiết dịch mật, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, sự kết hợp giữa chanh và dầu ô liu sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho người bị sỏi thận.

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 2 thìa dầu ô liu và 1 quả chanh.
  • Trộn nước cốt chanh với dầu ô liu để uống hàng ngày.
  • Nên uống vào buổi sáng trước khi ăn.

Nước ép lựu

Sử dụng nước ép lựu sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nhờ đó giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận và hỗ trợ đào thải sỏi hiệu quả.

Cùng với đó, trong lựu có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và axit citric nên khi vào cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi đào thải sỏi thận ra ngoài. Cách làm nước ép lựu đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 4 quả lựu, tách bỏ vỏ và lấy hạt.
  • Cho hạt lựu vào máy ép lấy nước.
  • Có thể thêm đá vào phần nước ép lựu và thưởng thức.
  • Người bệnh nên uống nước ép lựu nguyên chất duy trì liên tục trong vài tuần để cải thiện tình trạng sỏi thận.

Nước râu ngô

Theo y học cổ truyền, râu ngô là một phương thuốc có khả năng lợi tiểu tuyệt vời, giúp thanh lọc giải độc cơ thể, ngăn ngừa tiểu buốt, tiểu rắt. Khi sử dụng nước râu ngô có thể giúp tăng lưu lượng nước tiểu lên gấp 3 – 5 lần. Đó là do kích thích cơ thể đi tiểu nhiều hơn, giúp làm sạch chất cặn cùng vi khuẩn ở trong thận và bàng quang. Trong một số trường hợp thì còn có thể đẩy được viên sỏi ra ngoài trong quá trình đi tiểu.

Thêm vào đó là nước râu ngô còn cung cấp cho cơ thể các vitamin A, B, C, K, chất xơ, kali và canxi với hàm lượng vô cùng phong phú. Các chất này sẽ giúp chữa nóng trong, làm mát gan, đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Từ đó ngăn ngừa, hỗ trợ chữa trị bệnh gout và sỏi thận ở những người bị tăng axit uric trong máu.

Cách làm nước râu ngô:

  • Chuẩn bị: 100g râu ngô, nên dùng loại râu ngô đã già, có màu vàng óng.
  • Rửa sạch râu ngô rồi cho vào đun sôi với 1 lít nước. Sau đó với bỏ râu ngô vào tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa.
  • Để nước nguội, dùng để uống nhiều lần trong ngày thay thế cho trà 
  • Nên uống nước râu ngô cách bữa ăn khoảng 1 tiếng.
soi-than-uong-gi-1
Nước râu ngô tốt cho người bị sỏi thận

Sỏi thận uống gì – Nước cây râu mèo

Nước cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu mạnh, nhờ vậy hỗ trợ chống lại tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt ở người bị sỏi thận. Ngoài ra, nước râu mèo còn giúp đào thải một số chất lắng đọng hay gây sỏi trong thận như canxi hay axit uric.

Ngoài ra, uống nước râu mèo thường xuyên cũng là cách để khắc phục tình trạng sưng đau ở thận, bảo vệ thận và đường tiết niệu trước sự tấn công của các vi khuẩn gây hại.

  • Chuẩn bị 30 – 50g cây râu mèo, rửa kỹ qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, côn trùng…
  • Sau đó cắt cây râu mèo thành những đoạn ngắn rồi cho vào ấm đun sôi cùng với 500ml nước trong khoảng 15 phút.
  • Chắt lấy nước râu mèo uống làm 3 lần trong ngày trước khi ăn 30 phút.
  • Mỗi đợt uống 8 ngày, sau đó nghỉ 2-3 ngày rồi mới tiếp tục đợt uống mới.

Nước cây ngò gai

Nhờ có hàm lượng apiozit dồi dào nên nước ngò gai có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường tiết niệu đồng thời cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp ở những người bị sỏi thận. 

Bên cạnh đó nước ngò gai cũng chứa nhiều chất xơ, sắt, canxi và nhiều loại vitamin có tác dụng làm tăng khả năng chuyển hóa, nâng cao chức năng của thận.

Cách nấu nước ngò gai như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngò gai, mang đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Hơ qua lá ngò gai trên lửa cho mềm rồi đem đi nấu cùng với khoảng 500ml nước. 
  • Đun cho đến khi lượng nước còn lại một nửa.
  • Chia nước thành 3 lần uống, dùng trong ngày.

Nước dứa

Trong dứa có chứa nhiều axit citric giúp ngăn ngừa khoáng chất ứ đọng tại thận dẫn đến việc hình thành sỏi. Ngoài ra, vitamin B và C có nhiều trong dứa cùng với các enzym giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cách làm:

  • Chọn quả dứa chín, gọt bỏ vỏ và khoét một phần lõi ở giữa.
  • Cho khoảng 0,3g phèn chua vào lỗ trên quả dứa và đem đi hấp cách thủy trong 30 phút.
  • Tiếp đến là đem dứa đã hấp đi ép lấy nước.
  • Chia nước ép dứa thành 2 phần đều nhau và uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ buổi tối .
  • Nên dùng liên tục trong vòng 7 ngày.

Cây rau ngổ

Cây rau ngổ có tính mát, giúp làm giảm thân nhiệt, kích thích tiểu tiện, hỗ trợ đào thải độc tố cho thận, đồng thời tiêu thũng, phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu cho người bị sỏi thận. Bên cạnh đó, rau ngổ còn chứa chất có tác dụng làm giảm hoạt động co thắt cơ trơn ở đường tiết niệu, giúp người bệnh bớt đau đớn.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 50g rau ngổ, rửa sạch, ngâm vào nước muối pha loãng 15 phút
  • Vớt rau ra để cho ráo nước, thái nhỏ , bỏ vào máy xay cùng với vài hạt muối ăn.
  • Đổ hỗn hợp qua một miếng vải mỏng để vắt lấy nước cốt uống, chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Nên dùng nước cây ngổ gai với một liệu trình 7 ngày liên tục.

Sỏi thận uống gì – Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có chứa rất nhiều thành phần hoạt chất sinh học tự nhiên với khả năng kiềm nước, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra kim tiền thảo có tác dụng kích thích bài tiết citrate niệu, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi mới.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, 15g mỗi loại nguyên liệu sau: Hạt mã đề, nước dừa, kim ngân hoa.
  • Đem các nguyên liệu trên sắc cùng với nước, dùng để uống hết trong ngày.

Trà bồ công anh

Trà bồ công anh bên cạnh có công dụng lợi tiểu, giải độc và nhuận tràng thì còn có tác dụng lên đường tiết niệu và các chứng rối loạn ở gan, thận.

Thêm vào đó, trà bồ công anh còn hỗ trợ giúp giảm viêm nhiễm và làm tan sỏi thận. 

Cách làm:

  • Chuẩn bị 3,5g lá, thân hoặc rễ bồ công anh, 10g đường và 300ml nước.
  • Cho bồ công anh vào đun với nước đến khi sôi, rồi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun trong 2-3 phút, sau đó rồi tắt bếp.
  • Đợi nước trà nguội khoảng 60-80 độ thì lọc qua rây, cho vào bình và thêm đường cho vừa khẩu vị.
  • Mỗi ngày nên uống 3 ly trà bồ công anh.
  • Không dùng cách này cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bị cao huyết áp, suy tim xung huyết, tắc nghẽn ống dẫn mật, tiêu chảy, tắc ruột…
soi-than-uong-gi-2
Trà bồ công anh

3. Người bị sỏi thận nên ăn gì?

Bên cạnh quan tâm đến việc uống gì thì người bệnh cũng nên chú ý đến các thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày.

Bổ sung thêm canxi, vitamin D

Mặc dù phần lớn sỏi thận hình thành từ canxi nhưng nếu vì vậy mà người bệnh hạn chế bổ sung canxi thì thật sai lầm. Vì nếu canxi trong cơ thể không đủ thì lượng oxalat trong nước tiểu cũng sẽ cao hơn, dẫn tới tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Và ngược lại nếu lượng canxi trong cơ thể vừa đủ thì có thể ngăn chặn các chất gây sỏi từ trong đường tiêu hóa.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng việc bổ sung canxi từ thực phẩm sẽ tốt hơn bổ sung canxi tổng hợp. Các thực phẩm chứa nhiều canxi gồm có: phô mai, sữa chua, sữa, rau màu xanh đậm, đậu phụ, các loại hạt…

Ăn nhiều hoa quả

Người bị sỏi thận nên thường xuyên ăn nhiều hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là hoa quả thuộc họ cam, quýt vì chúng có chứa nhiều chất citrate – giúp hòa tan các chất hình thành sỏi trong nước tiểu.

4. Người bị sỏi thận nên kiêng ăn uống gì?

Các loại đồ uống người bị sỏi thận nên tránh

Nếu không muốn các triệu chứng của sỏi thận thêm nghiêm trọng thì người bệnh nên tránh những loại đồ uống sau:

  • Nước ngọt đóng chai
  • Nước ngọt có gas, soda
  • Cà phê
  • Nước trà đặc
  • Bia, rượu và các đồ uống có cồn khác.

Muối

Hàm lượng natri trong cơ thể cao có thể dẫn đến tình trạng canxi tích tụ trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh sỏi thận không nên ăn quá mặn. Các loại thức ăn nhanh cũng chứa nhiều natri, do đó cũng nên loại bỏ các loại đồ ăn nhanh hay đồ ăn đã được chế biến sẵn ra khỏi chế độ ăn.

Protein

Bởi vì protein động vật có thể làm bệnh sỏi thận càng phát triển nặng hơn. Do đó người bệnh nên kiêng ăn thịt gà, thịt bò, thịt heo hay nội tạng động vật. Thay vào đó nên lựa chọn các protein có nguồn gốc từ thực vật.

Ngoài ra, các protein động vật như cá, động vật có vỏ, trứng, phô mai, sữa, các sản phẩm từ sữa khác vẫn cần thiết cho người bệnh nhưng chỉ nên bổ sung vừa phải.

Một số loại thực vật có chứa nhiều protein như: đậu khô, đậu lăng, đậu phộng, đậu phụ, sữa đậu nành, bơ đậu nành, bơ hạnh nhân, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, hạt hướng dương,…

5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng các loại nước được khuyên dùng cho người bị sỏi thận

Mặc dù các loại nước gợi ý trên rất tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi thận. Nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Các loại nước uống này chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được các phương pháp điều trị sỏi thận chuyên sâu. Do đó, người bệnh không nên quá lạm dụng các cách này.
  • Đối với trường hợp sỏi lớn, tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm thì cần can thiệp bằng thuốc và các phương pháp ngoại khoa càng sớm càng tốt.
  • Do các loại nước này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và bào mòn sỏi. Nên khi dùng người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn, liên tục mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Nên đi thăm khám thường xuyên để có hoặc điều chỉnh phương pháp điều trị sỏi thận kịp thời.

Trên đây là những loại nước gợi ý cho bạn nếu như đang có thắc mắc sỏi thận uống gì cho nhanh hết. Tuy nhiên, cần lưu ý là những loại nước này chỉ hỗ trợ quá trình chữa bệnh, không thay thế được các chỉ định điều trị sỏi thận của bác sĩ.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GHV KSOL de khang
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7