Suy buồng trứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Suy buồng trứng là một trong những bệnh gây ám ảnh đối với chị em phụ nữ vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản. Theo các thống kê thì suy buồng trứng có liên quan trực tiếp đến vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ. Vậy thì hôm nay hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu về suy buồng trứng và suy buồng trứng sớm để các chị em có những hiểu biết về căn bệnh này để có giải pháp điều trị khi không may mắc phải.

suy-buong-trung-la-gi
Suy buồng trứng là gì?

XEM THÊM:

1. Thế nào là suy buồng trứng và suy buồng trứng sớm?

Suy buồng trứng là tình trạng suy giảm chức năng sinh lý một phần tại buồng trứng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Ở những bệnh nhân này, buồng trứng không còn khả năng sản xuất các hormon như estrogen, progesterone… do đó làm mất cân bằng và giảm khả năng điều hòa các hoạt động duy trì khả năng sinh sản. Thông thường suy buồng trứng sẽ gặp trong độ tuổi mãn kinh, tuy nhiên khi tình trạng này diễn ra sớm hơn sẽ trở thành bệnh lý gọi là suy buồng trứng sớm.

Suy buồng trứng sớm là tình trạng bệnh lý ở phụ nữ bị suy buồng trứng trong giai đoạn sau tuổi dậy thì và trước tuổi 40. Đồng thời, các chức năng sinh dục khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là do hormone kích thích ham muốn trong cơ thể không được sản xuất, dẫn đến tình trạng rối loạn gây mất cân bằng cơ thể.

Suy buồng trứng sớm gây ra tình trạng không hình thành hoặc rụng bất kì một quả trứng (noãn bào) nào, do vậy gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, suy buồng trứng sớm là nguyên nhân gây ra hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.

suy-buong-trung-som-la-gi
Suy buồng trứng sớm là gì?

2. Phân loại suy buồng trứng

Phân loại suy buồng trứng nguyên phát có thể được dựa trên các phát hiện lâm sàng và nồng độ hormon kích thích tạo nang trứng (FSH) huyết thanh:

  • Suy buồng trứng nguyên phát kín đáo với triệu chứng vô sinh không rõ nguyên nhân và nồng độ FSH trong huyết thanh ở mức bình thường
  • Suy buồng trứng nguyên phát sinh hoá với triệu chứng vô sinh không rõ nguyên nhân và nồng độ FSH trong huyết thanh tăng nhẹ
  • Suy giảm buồng trứng nguyên phát rõ ràng với triệu chứng là chu kỳ kinh không đều và nồng độ FSH trong huyết thanh tằng nhẹ
  • Suy buồng trứng sớm gây ra tình trạng khó mang thai và nồng độ FSH trong huyết thanh cơ bản tăng cao
  • Mãn kinh sớm

3. Nguyên nhân suy buồng trứng sớm

Theo công bố của các Hiệp hội Y tế thì có nhiều nguyên nhân gây ra suy buồng trứng sớm. Những nguyên nhân bên trong có thể là do tình trạng viêm nhiễm hay sự ảnh hưởng của các tình trạng bệnh lý của cơ thể. Chế độ sinh hoạt không khoa học hay do chịu áp lực trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này:

nguyen-nhan-suy-buong-trung
Nguyên nhân gây suy buồn trứng là gì?

Viêm nhiễm suy buồng trứng tự phát 

Viêm nhiễm buồng trứng tự phát hình thành từ các vấn đề rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể cùng với sự thiếu hụt của lượng nang noãn buồng trứng khi sinh. Đồng thời, buồng trứng cũng có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật, hóa, xạ trị.

Rối loạn chu kỳ kinh

Khi chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn thì lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ không đủ với nhu cần bình thường. Từ đó, khiến cho chức năng chuyển hóa bị rối loạn dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng.

Vô sinh

Tỷ lệ vô sinh nữ giới do nhiều nguyên nhân hiện nay đang có xu hướng tăng cao, do đó nhiều chị em phải dùng đến các phương pháp can thiệp kích thích rụng trứng để tăng thêm cơ hội mang thai. Tuy nhiên, các kích thích đó có thể gây ra biến chứng có hại cho buồng trứng.

Giảm cân quá nhanh

Khi giảm cân quá nhanh sẽ khiến lượng chất béo bị giảm đột ngột, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất estrogen trong cơ thể, vì chất béo là thành phần chủ yếu tạo nên estrogen. Lượng estrogen không được cung cấp đủ sẽ kìm hãm sự rụng trứng khiến chức năng của buồng trứng bị suy giảm sớm và nếu không phát hiện để chữa trị kịp thời thì có thể gây vô sinh ở nữ giới. Suy buồng trứng sớm sẽ làm rối loạn kinh nguyệt đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc mang thai của người phụ nữ.

Thói quen sinh hoạt, ăn uống

Ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,…cũng có thể gây suy buồng trứng sớm, vì các chất kích thích có thể làm rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, khiến khả năng thụ thai gặp nhiều khó khăn.

Stress

Stress kéo dài có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến quá trình điều tiết nội tiết trong cơ thể, dẫn tới suy giảm chức năng buồng trứng sớm đồng thời làm giảm lượng hormone estrogen khiến cho thời kỳ mãn kinh ở nữ giới đến sớm hơn.

4. Dấu hiệu nhận biết suy buồng trứng

Một số dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng bị suy buồng trứng như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều xuất hiện triệu chứng đau nhói tại vùng bụng dưới.
  • Cảm giác trở nên lãnh cảm, không còn ham muốn chuyện giường chiếu.
  • Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngủ không ngon giấc, khó đi vào giấc ngủ, tinh thần uể oải.
  • Da trở nên khô ráp, thiếu sức sống, nhăn nheo.
  • Khi quan hệ tình dục, cơ ngực trở nên nhão, chảy xệ, âm đạo bị khô, cảm giác đau rát và không có khoái cảm.
  • Trí nhớ bị suy giảm, luôn xuất hiện trong đầu những suy nghĩ tiêu cực.

5. Chẩn đoán suy buồng trứng

Khi chẩn đoán suy buồng trứng các bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên một số các yếu tố sau:

dau-hieu-suy-buong-trung-som
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
  • Tiền sử bệnh cùng với việc hỏi tiền sử bệnh của người thân 
  • Thử thai để kiểm tra xem bạn có thai hay không
  • Khám sức khỏe tổng quát để phát hiện xem triệu chứng đó có phải do rối loạn khác gây ra hay không
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon và phân tích nhiễm sắc thể. 
  • Siêu âm vùng chậu để xem buồng trứng có dấu hiệu gì bất thường hay không.

6. Những biến chứng hay gặp suy buồng trứng sớm

Các biến chứng của suy buồng trứng sớm bao gồm:

  • Một biến chứng của suy buồng trứng là khó có khả năng mang thai. Trong một số trường hợp may mắn hiếm hoi thì vẫn có thể mang thai khi trứng rụng. 
  • Suy buồng trứng có thể gây ra hội chứng khô mắt và một số bệnh về mặt mắt. Theo nghiên cứu ở một số phụ nữ bị suy buồng trứng, thường ghi nhận một trong những tình trạng mắt này. Nếu không được điều trị kịp thời, những biến chứng này có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.
  • Bệnh loãng xương cũng là một biến chứng thường gặp. Nguyên nhân là do hormone estrogen giúp duy trì xương chắc khỏe. Ở những phụ nữ bị suy buồng trứng thì sẽ không đủ estrogen và thường bị loãng xương. 
  • Suy buồng trứng làm cho lượng estrogen sản sinh ra thấp dẫn đến nguy cơ vô sinh và các biến chứng khác phát sinh điều đó khiến phụ nữ trở nên trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Bệnh tim: Sự giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến các cơ trong lòng động mạch và điều đó có thể làm tăng sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Điều đó làm tăng nguy cơ gây ra xơ cứng động mạch.

7. Suy buồng trứng có chữa được không?

suy-buong-trung-co-chua-duoc-khong
Suy buồng trứng có chữa được không?

Theo các chuyên gia đầu ngành về sản phụ khoa, chứng suy buồng trứng có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Nếu nguyên nhân gây suy buồng trứng ở chị em nữ giới là do sự thiếu hụt estrogen thì có thể điều trị bằng cách bổ sung estrogen ngoại sinh kết hợp giữa việc thuốc uống và bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết.

Nếu suy buồng trứng do nguyên nhân sinh lý thì chị em cần thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày, không uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, giải tỏa các áp lực tâm lý, nghỉ ngơi thư giãn, cân bằng cuộc sống để cải thiện suy buồng trứng.

Để giảm nguy cơ bị suy buồng trứng, chị em cần chú ý bổ sung thêm nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cần kiểm soát cân nặng không bị rối loạn chuyển hóa chất béo gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh estrogen là nguyên nhân chính gây suy buồng trứng.

8. Cách phòng ngừa suy buồng trứng sớm

8.1. Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt vào trong chu kỳ kinh nguyệt

suy-buong-trung-nen-an-gi
Suy buồng trứng sớm nên ăn gì?

Trong những ngày kinh nguyệt, cơ thể có thể mất đi một lượng lớn nguyên tố sắt mà trong khi đó sắt lại có vai trò bổ sung chất dinh dưỡng cho buồng trứng. Do đó, trong khoảng thời gian này, chị em nên ăn nhiều rau và những thực phẩm giàu sắt để làm cho buồng trứng khỏe mạnh hơn.

8.2. Uống rượu vang đỏ thay vì uống bia

Theo một nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe phụ nữ ở Hà Lan, mỗi ngày uống 1 cốc rượu vang sẽ giúp làm giảm nguy cơ suy buồng trứng sớm 20%. Điều này có thể là do chất polyphenol trong rượu vang đỏ có thể làm cho trứng khỏe mạnh, còn nấm men trong bia lại làm giảm sự hoạt tính của trứng.                             

8.3. Nên ăn đậu phụ luộc thay vì đậu phụ rán

Protein thực vật có trong đậu phụ và sữa đậu nành rất tốt cho buồng trứng. Tuy nhiên ăn đậu phụ luộc sẽ tốt hơn rất nhiều so với đậu phụ chiên qua dầu, bởi vì trong dầu ăn dùng để rán đậu có chứa các axit béo không bão hòa, sẽ phá hủy hoạt tính của protein thực vật có trong đậu và làm giảm tác dụng của protein.

Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên ăn một miếng đậu phụ thôi vì nếu ăn quá nhiều protein thực phẩm sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận.                

8.4. Sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả để hạn chế phải phá thai ngoài ý muốn

Theo các nghiên cứu y học cho rằng, mỗi lần phá thai, chất lượng trứng trong cơ thể người phụ nữ sẽ giảm 6%. Không những thế phá thai còn khiến các thành trong buồng trứng mỏng đi.

Sử dụng bao cao su thay vì thuốc tránh thai. Vì thuốc tránh thai có thể làm rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng trứng.

8.5. Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Một cuộc điều tra được tiến hành với hơn 4.000 phụ nữ châu Âu cho thấy, trong độ tuổi 25-35, trung bình mỗi người uống khoảng 80 viên thuốc giảm đau trong một năm. Việc sử dụng thuốc giảm đau sẽ khiến chất lượng của trứng trong cơ thể thấp hơn 7% so với người không dùng thuốc giảm đau.

Theo các chuyên gia, thuốc giảm đau gây ức chế trung khu thần kinh não do vậy sử dụng trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, tốc độ ra tín hiệu của não tới buồng trứng chậm làm cho hoạt tính sinh học của buồng trứng cũng giảm theo.

8.6. Hạn chế tiếp xúc với các bức xạ phát ra máy tính 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ máy tính sẽ ảnh hưởng tới chất lượng buồng trứng. Tuy nhiên việc tránh bức xạ phát ra từ máy tính một cách hoàn toàn là điều không thể.

Theo các chuyên gia ở Mỹ, bức xạ máy tính bảng ít hơn rất nhiều so với máy tính để bàn, do vậy muốn tránh tối đa bức xạ máy tính, cách tốt nhất là sạc đầy pin cho máy tính bảng sau đó rút nguồn điện, dùng pin để làm việc.

Trên đây là những thông tin về suy buồng trứng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các chị em có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7