Suy thận ăn trái cây gì cho tốt – 14+ gợi ý bạn không nên bỏ qua
Nội dung bài viết
Rất nhiều người thắc mắc khi bị suy thận ăn trái cây gì cho tốt. Trái cây là nguồn cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của người bệnh mà lại có hương vị dễ ăn. Vậy, người bị suy thận ăn trái cây gì, không nên ăn trái cây nào sẽ được GHV KSol giải đáp ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Suy thận ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị kịp thời
- [Giải đáp] Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
1. Một số thông tin về bệnh suy thận
1.1. Suy thận là gì?
Thận là cơ quan giữ nhiệm vụ bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Chất thải ra khỏi cơ thể sẽ được bài tiết nhiều ra ngoài cơ thể khi thận khỏe. Nếu chức năng của thận suy giảm hoặc có vấn đề thì các chất cặn bã sẽ đọng lại trong máu, lâu dần gây tắc nghẽn dẫn tới thận bị suy yếu, cuối cùng là suy thận.
Theo bệnh học, suy thận được chia thành:
- Tổn thương thận cấp: Đây là tình trạng suy giảm chức năng thận có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Nguyên nhân gây ra thường có thể được rõ ràng. Sau vài ngày đến vài tuần nếu được điều trị đúng cách thì tình trạng của người bệnh có thể được hồi phục.
- Suy thận cấp tính: Xảy ra khi chức năng thận suy giảm một cách nhanh chóng và đột ngột. Khi đó, thận mất khả năng lọc, các chất lỏng, điện giải và chất thải khiến các chất này tích tụ trong cơ thể, làm sức khỏe bị suy giảm.
- Suy thận mạn tính: Xảy ra khi các chức năng thận đã dần mất đi hơn 1/3. Lúc này, các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ nét kèm theo mức độ hư hại của thận. Nếu không được chạy thận hoặc ghép thận thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
1.2. Dấu hiệu của suy thận
Người bị suy thận có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đi tiểu đêm, nước tiểu có bọt hoặc lẫn máu, lượng nước ít hơn mặc dù số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu do có ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn.
- Phù ở chân, cổ tay, mặt, tê chân tay.
- Thở nông, khó thở.
- Ớn lạnh, ngứa khắp cơ thể do các chất độc tích tụ.
- Một số biểu hiện khác như trầm cảm, ngủ không ngon, huyết áp bất thường, giảm ham muốn tình dục…
1.3. Biến chứng của suy thận
Suy thận là một bệnh nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng sau:
- Rối loạn hệ nội tiết.
- Các rối loạn về chuyển hóa như: Kháng insulin, rối loạn lipid máu, dinh dưỡng.
- Thiếu máu, rối loạn quá trình đông máu, thiếu hụt miễn dịch.
- Các vấn đề về tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, loét niêm mạc ở miệng và xuất huyết tiêu hóa.
- Biến chứng tim mạch: Tăng huyết áp, viêm màng ngoài tim, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh lý về cơ tim… Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong.
- Rối loạn cân bằng nước, điện giải và kiềm toan trong cơ thể.
- Các biến chứng ở phổi: Phù phổi, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi…
- Các ảnh hưởng liên quan đến thần kinh và cơ: Chuột rút, yếu cơ, viêm thần kinh ngoại vi, nặng hơn là hôn mê.
- Xương: Tổn thương xương trong suy thận mạn được gọi chung là loạn dưỡng do suy thận.
2. Suy thận ăn trái cây gì – Top 14+ loại quả tốt cho người suy thận
2.1. Táo
Táo là một trong những loại hoa quả luôn nằm trong danh sách các thực phẩm tốt và cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là phù hợp với người suy thận. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một quả táo có chứa 158 Calo, 10mg phốt pho và không chứa natri nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
Không chỉ giàu dưỡng chất, táo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, chất xơ hòa tan như pectin và vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy sự phục hồi của thận. Nhờ đó mà tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Khi thêm táo vào chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể lựa chọn các cách dùng khác nhau như dùng để làm đồ tráng miệng, ép lấy nước, làm gia vị món ăn… để đa dạng thêm bữa ăn của bạn.
2.2. Suy thận ăn trái cây gì – Nam việt quất
Việt quất có chứa nhiều thành phần rất tốt cho sức khỏe như carbohydrate, vitamin A, hợp chất anthocyanins, flavonoid… mà lại có ít calo.
Đặc biệt hơn nữa là, nam việt quất có khả năng ngăn ngừa bệnh thận, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, đây là loại hoa quả mà người bị suy thận nên bổ sung vào thực đơn.
Bên cạnh đó, việt quất cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin E có tác dụng giúp giảm cholesterol trong máu, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường thị lực…
Bạn có thể dùng nam việt quất ở cả dạng khô và tươi. Vì các dạng này đều mang lại những lợi ích cho sức khỏe tương tự nhau. Bên cạnh ăn trực tiếp, bạn có thể phối hợp cùng các món khác như sữa chua, salad, ngũ cốc…
2.3. Dâu tây
Dâu tây là loại quả không chỉ giàu vitamin C, B9 mà còn có nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, ellagitannin giúp bảo vệ thận, hỗ trợ quá trình hồi phục của cơ thể.
Do đó, khi bị suy thận, để giúp nâng cao hiệu quả điều trị thì không nên bỏ qua việc sử dụng dâu tây trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Không chỉ không gây áp lực cho thận mà ăn nhiều dâu tây còn giúp cải thiện sức khỏe, đẹp da, đẹp dáng.
2.4. Suy thận ăn trái cây gì – Dứa
Một trong những loại trái cây gợi ý tuyệt vời cho người bị suy thận chính là quả dứa. Dứa có nhiều nước, giàu khoáng chất và chất chống oxy hóa mà hàm lượng kali lại thấp. Do đó, ăn dứa sẽ hỗ trợ tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh.
Dứa còn có khả năng làm sạch thận, chống viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục của các tổn thương trong cơ thể. Do đó, người bệnh suy thận nên bổ sung loại quả này vào bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
2.5. Quả lê
Nước, vitamin C, khoáng chất và các chất oxy hóa là những thành phần có nhiều trong quả lê. Không chỉ vậy, lê còn chứa ít kali, natri nên sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của thận cũng như không làm tăng áp lực khiến thận quá tải. Và chất xơ trong quả lê có khả năng làm sạch dạ dày và hỗ trợ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên lê rất tốt nhưng nếu người bệnh suy thận có mắc thêm bệnh tiểu đường thì tốt nhất không nên ăn lê để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe.
2.6. Suy thận ăn trái cây gì – Đu đủ
Đu đủ có tính mát, vị ngọt, chứa nhiều nước, vitamin mà lại ít kali nên đây là một trong những loại trái cây mà người bệnh suy thận có thể và nên sử dụng.
Có nhiều cách để sử dụng đu đủ, bạn có thể ăn đu đủ chín để giải nhiệt mỗi ngày hay dùng đu đủ xanh để làm gỏi, trộn salad cùng với các món ăn khác. Một cách khác đó là có thể làm sinh tố từ đu đủ chín để có hương vị thơm ngon và dùng dễ dàng hơn.
2.7.Cherry
Cherry hay còn được biết đến với một tên gọi khác là quả anh đào nằm trong danh sách những loại quả mọng tốt cho người suy thận.
Cherry có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là chất chống oxy hóa như phytochemical. Không chỉ tốt cho người bệnh thận, loại quả này còn hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị tiểu đường, huyết áp cao, và các bệnh lý về tim mạch.
2.8. Suy thận ăn trái cây gì – Bưởi
Vitamin C có nhiều trong bưởi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giảm mỡ máu cũng như giảm quá trình hấp thụ đường vào trong máu. Do đó bưởi khi chỉ hạn chế tình trạng suy thận, ngăn chặn sỏi thận mà còn rất tốt cho người bị tiểu đường.
Người bệnh có thể dùng bưởi để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước hay là dùng bưởi để chế biến thành những món ăn yêu thích để sử dụng.
2.9. Nho đỏ
Nho đỏ là một thực phẩm vô cùng tốt và không thể bỏ qua khi lựa chọn trái cây cho người suy thận.
Khi bị suy thận, độc tố và các chất độc không được bài tiết ra ngoài cơ thể sẽ gây ra hiện tượng phù nề ở mặt, chân và tay. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nho đỏ có thể có khả năng đảo ngược tổn thương thận, giảm phù nề mà ở các thực phẩm khác không có tác dụng này.
Bên cạnh đó, các flavonoid có trong nho đỏ có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa diễn ra đồng thời giảm nguy cơ hình thành huyết khối trong mạch máu. Nhờ đó mà phòng ngừa được các biến chứng tim mạch ở người bị suy thận. Thêm vào đó, resveratrol – 1 flavonoid khác trong nho đỏ cũng có thể kích thích quá trình sản sinh chất giúp thư giãn các cơ trong mao mạch, nhờ đó mà giúp tăng lượng máu lưu thông. Không chỉ vậy, các flavonoid có trong nho đỏ còn có khả năng ngừa viêm và phòng chống ung thư hiệu quả.
Theo các chuyên gia, người bị suy thận nên lựa chọn nho đỏ thay cho nho tím. Vì hàm lượng anthocyanin có trong nhỏ đỏ cao hơn nho tím rất nhiều.
2.10. Suy thận ăn trái cây gì – Mâm xôi
Phytonutrient có trong mâm xôi là một acid ellagic. Chất này có tác dụng giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, do đó ngăn ngừa tổn thương của các tế bào.
Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa các flavonoid được gọi là anthocyanin cùng với các dưỡng chất khác như mangan, vitamin C, chất xơ, folate, vitamin B, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của người suy thận.
Hơn thế nữa, mâm xôi còn có tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời ngăn ngừa sự hình thành khối u. Bạn có thể dùng mâm xôi ở dạng nghiền nhuyễn hoặc làm nước sốt tráng miệng.
2.12. Dưa hấu
Ăn dưa hấu có thể là một phương pháp giải độc tự nhiên cho cơ thể. Sở dĩ dưa hấu có tác dụng này là do đây là loại quả mọng nước và giàu khoáng chất.
Không chỉ vậy, dưa hấu còn hỗ trợ tốt cho việc đào thải các chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Vậy nên lựa chọn dưa hấu để thêm vào chế độ ăn hàng ngày là một cách giúp người bệnh thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, hỗ trợ cho hoạt động của thận.
Tuy nhiên cần lưu ý một điều đó là, chỉ nên ăn dưa hấu ở mức vừa phải. Vì nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch do hàm lượng kali trong dưa hấu cao.
2.13. Suy thận ăn trái cây gì – Ớt chuông
Ớt chuông là một trong những loại quả cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người nói chung và người bệnh suy thận nói riêng. Trong ớt chuông có chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là giàu vitamin C – chất có tác dụng chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe của người bị suy thận. Bên cạnh đó, ớt chuông còn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở thận.
2.14.Trái cây mọng nước
Để thận luôn được khỏe mạnh thì người bệnh nên lựa chọn các loại hoa quả giàu chất xơ, có tính kháng viêm, có tác dụng giảm cholesterol và giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
Chính vì thế nên các loại trái mọng là loại thực phẩm mà người bệnh suy thận không thể bỏ qua. Những loại quả mọng này sẽ hỗ trợ giữ cho nước tiểu có tính acid hơn. Từ đó ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận.
Các loại quả mọng nước có thể kể đến như cam, chanh… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, chỉ sử dụng những loại quả này ở mức phù hợp vì chúng rất giàu vitamin C và nhiều kali. Nên nếu dùng quá nhiều có thể gây ra hậu quả rối loạn nhịp tim.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều loại quả tốt cho người bị suy thận. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sở thích mà bạn hãy lựa chọn những loại quả vừa tốt cho sức khỏe mà lại hợp khẩu vị.
3. Người bị suy thận không nên ăn hoa quả gì?
Bên cạnh các loại quả nên ăn thì cũng có một số trái cây mà người bị suy thận cần tránh hoặc hạn chế sử dụng. Các loại quả đó là:
Chuối
Rất nhiều người lầm tưởng rằng bị suy thận nên ăn chuối vì loại trái cây này cung cấp nhiều thành phần tốt cho cơ thể như protein, calci, vitamin A, C, E, B11…
Thế nhưng, trên thực tế thì chuối lại là thực phẩm nằm trong danh sách không nên ăn của người bị suy thận. Nguyên nhân là do, trong chuối có chứa nhiều kali. Trong khi đó, chức năng của thận là duy trì nồng độ kali trong máu ở mức thích hợp để đảm bảo cho cơ bắp hoạt động hiệu quả và điều chỉnh nhịp tim.
Vậy nên, khi thận suy yếu thì chức năng này sẽ không được đảm bảo. Do đó, nếu dung nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm giàu kali sẽ khiến nhịp tim bất thường, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Chính vì các điều trên, nên chuối là loại quả mà người bị suy thận nên kiêng ăn.
Người bị suy thận không nên ăn hoa quả gì – Quả bơ
Bơ là một trong những loại trái cây có hàm lượng kali cực kỳ cao.
Do đó, mặc dù bơ được biết đến là loại thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho tim mạch, giúp làm đẹp da nhưng đối với người bệnh suy thận lại không nên sử dụng. Vì hàm lượng kali quá nhiều trong bơ sẽ gây tăng áp lực cho thận.
Quả lựu
Lựu là loại quả mà những người mắc bệnh về đường tiết niệu, bệnh về thận đều không nên sử dụng.
Lý do là vì lựu có chứa nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali sẽ gây áp lực cho hoạt động của thận. Và từ đó khiến cho tình trạng bệnh suy thận thêm phần nghiêm trọng hơn.
Người bị suy thận không nên ăn hoa quả gì – Quýt
Mặc dù quýt có hàm lượng vitamin C khá lớn, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Nhưng cũng chính do hàm lượng vitamin C trong quýt quá nhiều này sẽ chuyển hóa thành các hợp chất oxalate. Đây là một hợp chất không có lợi cho hoạt động của thận. Nên nếu người bệnh suy thận ăn nhiều quýt sẽ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng thêm. Vì vậy người bị suy thận không nên ăn nhiều loại quả này.
Quả mơ
Mơ là một trong những loại quả giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, vì trong thành phần của quả mơ chứa quá nhiều kali và các khoáng chất nên gây áp lực lên hoạt động của thận. Chính vì thế, nếu bị suy thận thì người bệnh không nên dùng quả mơ trong bữa ăn hằng ngày.
Người bị suy thận không nên ăn hoa quả gì – Cà chua
Với người bình thường thì cà chua cực kỳ tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều dinh dưỡng và giàu năng lượng. Tuy nhiên với người bị suy thận thì cà chua lại nằm trong danh sách mà người bệnh không nên ăn.
Nguyên nhân là do, trong cà chua có chứa quá nhiều kali không tốt cho chức năng thận của người bệnh.
Quả khế
Chính vì hàm lượng acid oxalic trong khế rất cao nên những người bệnh suy thận cần phải tránh ăn loại quả này. Nếu như không muốn tình trạng suy thận trở nên nặng hơn.
Các loại hoa quả khác người bị suy thận không nên ăn
Ngoài các loại trái cây đã kể trên thì người bị suy thận cũng không nên ăn:
- Đào.
- Kiwi.
- Nho khô và các loại trái cây sấy khô khác.
Lý do chung là vì chúng rất giàu kali, sẽ khiến cho hoạt động của thận bị ảnh hưởng, khiến cho bệnh suy thận trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Một số lưu ý trong chế độ ăn và sinh hoạt cho người bị suy thận
- Tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Người bệnh suy thận không tự ý mua thuốc để điều trị hay thay đổi cách dùng so với đơn thuốc của bác sĩ. Các trường hợp phải chạy thận, lọc máu cần đảm bảo đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chú ý nghỉ ngơi, tránh làm việc hay lao động nặng.
- Tăng cường ăn rau xanh, kiểm soát lượng nước, chất đạm, đặc biệt là muối hấp thụ vào cơ thể.
- Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya hay thiếu ngủ.
- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Quan hệ tình dục an toàn, điều độ.
- Nếu có biểu hiện bất thường nào thì cần đến gặp bác sĩ ngay và thường xuyên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
Trên đây là một số gợi ý về suy thận ăn trái cây gì cho tốt. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc đưa ra được lựa chọn phù hợp với bản thân.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng