[Đọc ngay] Bệnh suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Đối với những người bị bệnh suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không là một trong những vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Thận là cơ quan có nhiều mối liên hệ với khả năng sinh sản của người bệnh. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem bệnh nhân suy thận ảnh hưởng đến sinh sản không?

XEM THÊM:

1. Một số thông tin tổng quan về bệnh suy thận

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng, giữ chức năng thanh lọc máu thông qua việc loại bỏ các chất cặn bã, độc tố dư thừa ở trong cơ thể. Cơ quan này còn có chức năng duy trì lượng muối, cân bằng điện giải để giữ huyết áp trong cơ thể được ổn định. 

Vì một số nguyên nhân nào đó khiến cho chức năng lọc máu của thận bị suy giảm. Các chất độc hại không được đào thải ra bên ngoài cơ thể, từ đó gây ra bệnh suy thận. Bệnh suy thận được chia thành 2 nhóm chính đó là:

  • Suy thận cấp tính: Bệnh này tập trung ở những người có hệ miễn dịch kém hoặc những người bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt. Tiến triển của bệnh ở giai đoạn này rất nhanh, chỉ sau vài ngày, vài tuần, thậm chí có thể chỉ là vài giờ. Suy thận cấp tính tương đối hiếm khi xảy ra, tần suất người mắc bệnh mỗi năm rất thấp. Khi được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng phục hồi chức năng của thận rất cao. Một số trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu, quá trình điều trị có thể gặp phải nhiều khó khăn, thường không đạt được hiệu quả.
  • Suy thận mạn tính: Đây là loại suy thận tương đối nguy hiểm. Khi mắc bệnh này, khả năng lọc máu của thận gần như là bằng không. Người bệnh có khả năng phải đối mặt với các tình trạng nguy hiểm như rối loạn điện giải, tăng huyết áp hay thiếu máu mạn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp lọc máu nhân tạo hay cấy ghép thận mới để duy trì được sự sống.

Vậy bệnh nhân bị suy thận có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hay không, hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!

suy-than-co-anh-huong-den-sinh-san-khong-1
Bệnh suy thận gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

2. Đàn ông bị suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Suy giảm chức năng thận sẽ gây ra ảnh hưởng tới khả năng sinh lý nói chung ở nam giới. Nguyên nhân là do nội tiết tố nam, chủ yếu là hormone androgen được sản xuất ra từ tuyến thượng thận – lúc này bị suy giảm.

Không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tình dục, suy thận còn khiến nam giới suy giảm ham muốn, giảm khả năng quan hệ tình dục. Bệnh khi trở nặng còn gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt, khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, tinh thần bị sa sút, chán nản.

Đối với nam giới đang ở trong độ tuổi sinh sản, thể chất kém có thể gây ra sự giảm sản xuất tinh trùng và tinh trùng yếu. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng có con của nam giới bị suy thậm, thậm chí có thể gây vô sinh.

Tuy nhiên, nếu như suy thận được phát hiện sớm, có các biện pháp điều trị kịp thời thì nam giới vẫn có thể có khả năng có con.

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, cho dù suy thận được phát hiện ra ở giai đoạn nào, nếu như muốn có con thì nam giới cũng cần tiến hành song song với việc thăm khám, kết hợp với điều trị bệnh thận với xét nghiệm tinh dịch đồ, kiểm tra và đánh giá nội tiết tố. Từ đó có các phương hướng để nâng cao số lượng cũng như chất lượng tinh trùng, giúp tăng khả năng đậu thai.

Đây là những ảnh hưởng của bệnh suy thận đối với nam giới, còn đối với phụ nữ thì có ảnh hưởng hay không sẽ được trình bày trong phần tiếp sau đây.

3. Phụ nữ bị suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản hay không? 

Tương tự như đối với những bệnh nhân là nam giới, nữ giới mắc bệnh suy thận cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình là các tình trạng thiếu hụt nội tiết tố androgen, kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi, giảm ham muốn… Do đó, khả năng sinh sản của nữ giới cũng bị suy giảm.

Ngoài ra, cả nam giới và nữ giới khi mắc phải bệnh suy thận phải sử dụng các loại thuốc điều trị nên cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả sinh con. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và thăm khám đồng thời khả năng sinh sản nếu muốn có con.

Tuy nhiên, nếu như mới ở giai đoạn đầu của bệnh suy thận, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai cao. Mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này sẽ tỉ lệ thuận với mức độ bệnh nặng nhẹ và độ tuổi của nữ giới.

suy-than-co-anh-huong-den-sinh-san-khong
Suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?

4. Những ảnh hưởng của bệnh suy thận đối với phụ nữ đang mang thai

Theo các chuyên gia, bác sĩ sản khoa, những người bị bệnh suy thận ở mức độ nhẹ, trong thời gian mang thai các chức năng của cơ quan này sẽ bị rối loạn ở mức độ thấp. Thông thường, việc có thai thường không ảnh hưởng quá nhiều đến tiên lượng của các bệnh lý về thận.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đối với những thai phụ bị suy thận có thể gặp phải các vấn đề rắc rối về sức khỏe, thậm chí là biến chứng nguy hiểm như là:

  • Vô niệu: Lượng nước tiểu của người bệnh giảm rõ rệt, thậm chí là không phát sinh nhu cầu đi tiểu.
  • Đau mỏi ở vùng thắt lưng, uể oải, khó thở, xuất hiện co giật từng  cơn…
  • Nhiễm độc toàn thân: Tăng huyết áp, phù nề ở chân tay do hàm lượng natri, kali trong máu cao.
  • Viêm cầu thận: Một số triệu chứng của viêm cầu thận ở thai phụ như là đau nhiều ở vùng lưng, sốt, lạnh, run rẩy…
  • Những người suy thận nặng từ trước khi bước vào thời gian mang thai có nguy cơ suy giảm nhanh chức năng thận trong thời kỳ này. Hiện tượng tăng huyết áp có thể khiến sản phụ phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật – một trong biến chứng rất nguy hiểm đối với tính mạng của thai phụ.

Vậy bệnh suy thận có di truyền sang con hay không cũng là một trong những câu hỏi được quan tâm. Hãy cùng khám phá ở phần tiếp theo nhé!

5. Bệnh suy thận có di truyền sang con hay không?

Hiện tại chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy bệnh suy thận có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận, cũng có thể kể tới một số nguyên nhân có ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Ví dụ như là người mẹ bị suy thận do các nguyên nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, thì người con nếu như có các vấn đề về tăng huyết áp, đái tháo đường cũng có khả năng bị bệnh suy thận.

Một số bệnh lý tại thận cũng có yếu tố di truyền như là bệnh cầu thận huyết chỉ di truyền cho con trai, bệnh thận đa nang di truyền theo phả hệ với tỷ lệ là 50%… Còn lại đa số các trường hợp bệnh suy thận đều không mang tính di truyền.

6. Một số lưu ý dành cho người bị suy thận để tăng khả năng có con

Để tăng cường chức năng cho thận và giảm thiểu những tác động tiêu cực của bệnh đến khả năng sinh sản, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên như sau:

6.1. Về chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống mà người bệnh suy thận nên thực hiện đó là:

  • Tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây tươi chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều muối, kali, Phốt pho, các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại nội tạng động vật…
  • Không dùng các loại rượu bia và chất kích thích như là thuốc lá, thuốc lào…
  • Uống đủ lượng nước cần thiết theo nhu cầu của cơ thể, không nên uống nhiều các loại nước ngọt, bia…

6.2. Về chế độ sinh hoạt hàng ngày

  • Người bệnh suy thận nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, lao động lạnh…
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan; hạn chế tình trạng tâm lý căng thẳng, stress…
  • Không nên thức khuya, không hút các loại thuốc lá bởi đó có thể là những nguyên nhân khiến chất lượng tinh trùng của người bệnh giảm.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chơi những bộ môn thể thao vừa sức.
  • Như đã biết, suy thận có con được không, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng điều quan trọng nhất, để tăng cơ hội thụ thai, người bệnh suy thận cần tuân thủ liệu trình điều trị và các chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy xin ý kiến của các chuyên gia về kế hoạch sinh đẻ, để nhận được những lời khuyên hữu ích.

7. Một số ảnh hưởng khác của suy thận đến sức khỏe

Bên cạnh ảnh hưởng tới khả năng sinh con, thì bệnh suy thận còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác thường gặp như là:

7.1. Suy thận gây ra đau lưng

Đau lưng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh suy thận. Tuy nhiên, nhưng không phải trường hợp đau lưng nào cũng do bệnh suy thận gây ra.

Có đến 98% các trường hợp bị đau lưng là có nguyên nhân từ các vấn đề cơ xương khớp và nhiều nguyên nhân khác, chỉ có khoảng 2% đau lưng có nguyên nhân từ các bệnh lý sỏi thận, viêm thận, ung thư thận, suy thận. Triệu chứng đau lưng do chức năng thận bị suy giảm thường ít xảy ra ở nam giới.

7.2. Suy thận gây tăng huyết áp

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường và ngược lại, huyết áp có là một trong những yếu tố có tthể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của thận. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng giữ cho huyết áp ổn định ở mức bình thường sẽ không còn được đảm bảo.

Suy thận sẽ gây ra hiện tượng tăng huyết áp. Ngược lại, tăng huyết áp cũng có thể gây hại cho thận và dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận, còn gọi là suy thận giai đoạn cuối (ESRD).

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc suy thận có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không là có. Mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy theo giai đoạn của bệnh và phương pháp điều trị suy thận. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ nên đi khám và điều trị kịp thời để giảm thiểu sự ảnh hưởng tới khả năng có con cũng như sức khỏe của người bệnh.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7