[TÌm hiểu] Suy thận có uống được nấm linh chi không?
Nội dung bài viết
Bạn đang thắc mắc người mắc suy thận có uống được nấm linh chi không? Nấm linh chi được coi là một vị thuốc quý, thường được dùng để nâng cao đề kháng, miễn dịch, tăng cường, bổ trợ sức khỏe. Vấn đề người bị suy thận có uống được nấm linh chi không và liều dùng thế nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Cùng GHV KSol tìm hiểu ngay nhé.
Xem thêm:
- [Đọc ngay] Bệnh suy thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
- Gỡ rối: Suy thận ăn rau gì để tốt cho sức khỏe?
- Người lính và sinh ra tử lần thứ 2 vì ung thư tuyến yên di căn xương
1. Tổng quan về bệnh suy thận
1.1. Suy thận là gì?
Suy thận cấp
Suy thận cấp là một hội chứng được biểu hiện bằng sự giảm nhanh của mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu <0,5 ml/kg/giờ kéo dài trên 6 giờ, và có nồng độ creatinin huyết tương tăng thêm 0,5mg/dl (44µg/l) hoặc trên 50% so với giá trị bình thường (trên 130µg/l) ở người trước đó chức năng thận bình thường. Hậu quả là làm ứ đọng các sản phẩm chuyển hoá của nitơ, rối loạn cân bằng nước, điện giải, axit-bazơ.
Suy thận mạn
Suy thận mạn là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận mất dần và vĩnh viễn theo thời gian. Quá trình suy thận mạn diễn biến kéo dài, âm ỉ với những triệu chứng: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Ở giai đoạn cuối, người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong do các biến chứng.
1.2. Những ảnh hưởng của bệnh suy thận đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu suy thận có uống được nấm linh chi không thì cần tìm hiểu ảnh hưởng của suy thận đối với sức khỏe. Suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng con người. Một số ảnh hưởng thường xảy ra khi mắc phải căn bệnh suy thận đó là:
Thiếu máu
Thận có chức năng bài tiết hormon erythropoietin, là hormon có tác dụng thúc đẩy tủy xương sản sinh hồng cầu. Khi chức năng thận suy giảm sẽ dẫn đến lượng hormone này bị giảm dẫn đến giảm hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu cho cơ thể.
Cơ thể bị thiếu chất
Khi chức năng bị suy yếu sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải các nội độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bị chức năng thận bị suy giảm sẽ làm giảm khả năng hấp thụ protein của cơ thể dẫn đến nguy cơ bị thiếu protein, vitamin và các chất khoáng cho cơ thể.
Xem thêm >>> [Giải đáp] Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
Tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp và suy thận là hai vấn đề có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những người bị suy thận thường sẽ bị mắc cao huyết áp và ngược lại. Người bị bệnh cao huyết áp sẽ làm tổn thương các mạch máu đến thận hoặc không cung cấp đủ lượng máu đến thận làm ảnh hưởng đến các chức năng của thận.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch
Bệnh suy thận làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như là nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim hay đau thắt ngực…Chức năng thận bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải độc tố làm cho các chất độc bị ứ đọng lại trong cơ thể, tích tụ ure trong máu gây ra bệnh viêm màng tim
Rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể
Bên cạnh chức năng lọc máu, bài tiết ra hormone, cầu thận còn có chức năng cân bằng các chất điện giải trong cơ thể như là natri, kali và điều hòa các chất lỏng. Khi chức năng thận bị suy giảm dẫn đến giảm khả năng cân bằng các chất điện giải, tăng nồng độ acid trong máu
Suy giảm chức năng của não bộ
Suy thận mạn tính tăng nguy cơ dẫn đến suy giảm não bộ. Đây là một trong những biểu hiện dễ gặp nhất đối với những người bị bệnh suy thận. Các biểu hiện có thể thấy của bệnh suy thận như là mất trí nhớ, ngủ không ngon giấc, trầm cảm,…
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục
Sự suy giảm chức năng thận không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của hệ tim mạch mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, gây ra các vấn đề như là giảm ham muốn, rối loạn cương dương, yếu sinh lý ở nam giới.
Như vậy, có thể thấy suy thận là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh. Vậy nên, để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bên cạnh các phương pháp do bác sĩ chỉ định thì người bệnh nên kết hợp đồng thời với chế độ ăn uống điều độ.
Xem thêm >>> Suy thận ở người già: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Nhắc tới chế độ ăn uống, nhiều người băn khoăn không biết người bị suy thận có uống được nấm linh chi không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết này nhé!
2. Công dụng ít biết của nấm linh chi với bệnh suy thận
Ngoài một số những khả năng như hạ huyết áp, tăng sản sinh Insulin đối với bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ điều tiết độc tố trong gan, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế viêm nhiễm. Mỗi cơ quan đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, cơ quan khỏe mạnh giúp đỡ cơ quan yếu trong cơ thể. Sử dụng nấm linh chi mang lại nhiều tác dụng đến thận cũng như các cơ quan liên quan.
Theo giáo sư Kanato Ueshiba của Đại học Y khoa Kyoto Nhật Bản đã thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân suy thận cho sử dụng nấm linh chi. Kết quả cho thấy nấm linh chi có thể làm giảm Proteinuria và Cholesterol đồng thời duy trì được chức năng thận hoạt động bình thường.
Không chỉ dừng lại ở đó, nấm linh chi phục hồi các tế bào tuyến tụy, hạn chế các tế bào này bị oxy hóa nguyên nhân gây tiểu đường và suy thận. (Khoa học đời sống – 2004). Các thành phần trong nấm linh chi như Fructosans, Saccharose là những dược chất chính của nấm linh chi có khả năng kiểm soát, hạ thấp lượng đường huyết, bổ sung chức năng thận, tuyến tụy. Nấm linh chi xanh là một loại linh chi có công dụng cao trong việc chữa trị bệnh, bạn nên tìm hiểu để biết thêm những thông tin về loại linh chi này.
3. Suy thận có uống được nấm linh chi không?
Từ những công dụng của nấm linh chi đối với người bị suy thận kể trên, chắc hẳn câu trả lời cho suy thận có uống được nấm linh chi không là hoàn toàn có thể. Nhưng bạn cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.
4. Cách sử dụng nấm linh chi cho bệnh nhân suy thận
Có rất nhiều cách sử dụng nấm linh chi khác nhau, mỗi cách đều có những ưu điểm nhất định. Người bệnh nên căn cứ vào điều kiện bản thân, thời gian cũng như tình trạng sức khỏe để có cách chế biến nấm linh chi đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số cách chế biến nấm linh chi đơn giản cho người bệnh suy thận dễ thực hiện.
4.1. Nấm linh chi thái lát hãm nước
+ Cho 50g nấm linh chi thái lát vào ấm (dùng cho 8-10 người), đổ 1 lít nước vào nấu trong khoảng từ 2-3 phút rồi tắt lửa.
+ Để ngâm như vậy trong 5 phút để linh chi có thể hòa các chất dinh dưỡng trong nước.
+ Bật lửa nhỏ đun tiếp đến khi còn khoảng 0,8 lít nước trong ấm là hoàn thành nước thứ nhất.
+ Dùng kéo cắt nhỏ phần bã nấm trong ấm thành những đoạn khoảng 1cm rồi đổ nước vào nấu tương tự để lấy nước 2 và nước 3.
+ Trộn đều 3 nước và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
4.2. Nấm linh chi hầm gà
+ Gà choai (gà giò) hoặc gà ác đen càng tốt, làm sạch, mổ moi rồi cho 15g nấm linh chi nghiền nhỏ vào bụng gà, chưng cách thủy. Gà chín nêm gia vị, ăn cái uống nước.
+ Linh chi thái nhỏ 15g, gà trống tơ 1 con làm sạch (bỏ ruột), gừng và hành lá tươi số lượng vừa phải cùng gia vị vừa đủ. Lấy gà cùng ½ số linh chi, gừng, gia vị cho vào nồi, thêm nước hầm chín rồi vớt gà cho vào nồi nước dùng đã chuẩn bị hầm tiếp 15 phút. Nước dùng thứ 2 là nước chuẩn bị sẵn với đường phèn, gia vị và ½ số nấm linh chi nấu mềm. Đem chia món ăn thành 2 bữa ăn trong ngày.
5. Suy thận nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng cho người suy thận bằng nấm linh chi thì suy thận kiêng ăn gì cũng là thắc mắc chung của không ít người. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có đáp án chính xác cho vấn đề suy thận kiêng ăn gì.
5.1. Hạn chế dùng muối trong khẩu phần ăn
Người bệnh suy thận cần ăn nhạt, hạn chế dùng muối và mì chính. Chỉ nên dùng từ 2 tới 4 gam muối mỗi ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe bệnh nhân suy thận, tránh tình trạng bị phù.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh các món ăn chứa nhiều muối như: dưa muối, cà muối, thịt, cá kho mặn.Ngoài ra, người bệnh không nên ăn đồ chế biến sẵn vì trong các sản phẩm này thường sử dụng nhiều muối để bảo quản và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Xem thêm >>> Suy thận nên ăn gì? – Lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng
5.2. Chất đạm
Tránh ăn quá mức thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt gà, trứng,cá, tôm, nội tạng động vật… do dễ chuyển hóa thành ure và creatinin. Hai chất này tăng nhanh trong máu sẽ gây áp lực làm việc cho thận.Trong trường hợp bệnh nhân suy thận bị rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng/tuần, thịt bò từ 1 – 2 lần/tuần, cá biển cá hồi, các nục… khoảng 2 lần/tuần…
5.3. Thực phẩm giàu phốt pho
Tránh các loại thức ăn giàu phốt pho như nấm đông cô, hạt sen khô, đậu đỗ, cua, thịt thú rừng….
5.4. Thực phẩm chứa nhiều kali
Bệnh nhân suy thận cũng nên hạn chế thức ăn giàu kali cam, chuối, hạt điều, hạt dẻ, lạc, socola…. Ở người suy thận giai đoạn cuối, hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến tử vong do rối loạn nhịp tim.
5.5. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Theo một nghiên cứu đến từ Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C hàng ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Nguyên nhân là do cơ thể hấp thụ vitamin C sẽ chuyển hóa thành dạng oxalate – một trong những thành phần chính của sỏi thận.Vì vậy người mắc bệnh suy thận nên tránh ăn các thực phẩm nhiều vitamin C như chanh tươi, dứa, khế chua….
Như vậy, xem đến đây, các bạn đã có câu trả lời rất rõ ràng về suy thận có uống được nấm linh chi không rồi nhỉ? Chúc bạn đọc và gia đình luôn hạnh phúc và vui vẻ. Đừng quên truy cập website GHV KSol để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Xem thêm video: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng