Đừng bỏ qua: Suy thận độ 3 và những điều có thể bạn chưa biết
Nội dung bài viết
Suy thận độ 3 là giai đoạn nặng của bệnh. Vậy các biểu hiện, biến chứng, điều trị và thời gian sống của bệnh nhân bị suy thận độ 3 như thế nào. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết này nhé.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 5: Người phụ nữ vươn lên vì sự sống
- Suy thận nên ăn gì? – Lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng
- Viêm cầu thận lupus ban đỏ – Căn bệnh đừng nên chủ quan
1. Suy thận độ 3 là bệnh gì?
Suy thận mạn tính có 5 cấp độ: Suy thận độ 1, độ 2, suy thận độ 3 (chia làm 3a và 3b) và suy thận độ 4.
Trong đó, suy thận độ 3 là giai đoạn chức năng thận bị tổn thương, giảm sút nghiêm trọng từ 75 – 80% chức năng. Mức độ lọc của tiểu cầu thận giảm chỉ còn khoảng 10 – 15ml/giờ.
Đến giai đoạn này, thận không thể duy trì trao đổi chất như bình thường. Điều này khiến các chất thải ứ đọng trong cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ cần phải lọc máu để duy trì sự sống.
Suy thận độ 3 được chia ra thành 2 giai đoạn dựa trên tốc độ lọc của cầu thận:
- Giai đoạn 3a: Đây là giai đoạn thận đã mất chức năng từ mức độ nhẹ cho đến trung bình, tốc độ lọc nằm trong khoảng 45-59ml/phút/1,73m².
- Suy thận độ 3b: Đây là giai đoạn thận đã bị tổn thương ở mức trung bình đến nặng. Tốc độ lọc cầu thận ở giai đoạn này chỉ còn ở mức từ 30 – 44 ml/ phút/1,73m².
2. Nguyên nhân gây suy thận độ 3 là gì?
Suy thận độ 3 là hệ quả của sự tiến triển bệnh từ các cấp độ nhẹ hơn như độ 1, 2. Các nguyên nhân gây ra đó là:
- Thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe như: Uống nhiều rượu bia, nước có ga, ăn nhiều đường và chất phụ gia, sử dụng nhiều muối, lười uống nước.
- Do các bệnh lý: Tăng huyết áp, tiểu đường, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, ứ nước bể thận, viêm cầu thận, dị dạng đường tiết niệu…
- Lạm dụng các thuốc giảm đau thời gian dài hoặc với liều lượng lớn.
3. Triệu chứng suy thận độ 3
Một số triệu chứng suy thận độ 3 mà bạn cần phải nắm được để nhận biết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm là:
- Nước tiểu có những thay đổi bất thường như: Có bọt, có màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu
- Đi tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, tiểu buốt… Thể tích nước tiểu có thể tăng hoặc giảm.
- Các cơ đau nhức dẫn đến đau mỏi vùng thắt lưng, mạn sườn.
- Mất ngủ, ngủ không yên giấc.
- Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, khó thở.
- Sưng phù chân tay, cơ thể bị giữ nước.
4. Suy thận độ 3 nguy hiểm như thế nào?
Khi bị suy thận ở độ 3 thì chức năng hoạt động của thận chỉ còn khoảng 20%. Do đó, việc đào thải hoàn toàn các chất độc ra khỏi cơ thể là gần như không thể.
Bên cạnh đó, người bệnh có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như:
- Tăng huyết áp.
- Thiếu máu.
- Loãng xương…
Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn gây tốn kém tiền bạc, kinh tế của gia đình người bệnh.
Với giai đoạn suy thận độ 3, nếu người bệnh không tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ thì rất có thể bệnh sẽ tiến triển nặng, thậm chí là tử vong.
5. Bệnh nhân suy thận độ 3 sống được bao lâu?
Đây có lẽ là điều được phần lớn người bệnh và người nhà quan tâm đến. Không có một con số cụ thể nào về thời gian sống của bệnh nhân bị suy thận độ 3.
Tuổi thọ của bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là: Phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh.
Nếu phát hiện và điều trị tích cực, kịp thời thì thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn và người bệnh cũng có thể sống bình thường, sống lâu hơn.
6. Suy thận độ 3 có chữa được hay không? Điều trị như thế nào
Khi bị suy thận thì không thể chữa khỏi và đưa thận về với chức năng cũng như khỏe mạnh như ban đầu được. Đặc biệt, khi đã đến cấp độ 3 thì việc chữa trị càng trở nên khó khăn. Cần tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ để tránh bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, giảm nguy cơ tử vong.
Ở giai đoạn suy thận độ 3a thì chưa cần thiết phải áp dụng phương pháp lọc máu cho người bệnh. Có thể bảo tồn chức năng thận và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng phương pháp bảo tồn, thông qua:
- Kiểm soát biến chứng.
- Sử dụng thuốc.
- Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp.
Nhưng nếu ở giai đoạn 3b thì người bệnh có thể được chỉ định bắt đầu lọc máu.
Bên cạnh đó, khi bị suy thận độ 3 thì biến chứng hay gặp nhất đó là tiểu đường và tăng huyết áp. Chính vì vậy, cần áp dụng các biện pháp thường xuyên kiểm tra huyết áp và duy trì mức đường huyết ổn định.
7. Chế độ ăn cho người bị suy thận độ 3
Với bệnh nhân bị suy thận nói chung và suy thận ở độ 3 nói riêng thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Về cơ bản thì người bệnh cần chú ý một số điều sau:
Hạn chế thực phẩm nhiều protein
Người bệnh cần hạn chế bổ sung protein vì sản phẩm chuyển hóa và đào thải của protein là ure và creatinin.
Những chất này sẽ trực tiếp đi qua thận, làm tăng mức độ tổn thương lên thận và có thể gây độc cho thận. Do đó cần chú ý là giảm lượng chất đạm trong chế độ ăn với bệnh nhân suy thận.
Giảm thực phẩm chứa nhiều photpho
Khi suy thận lượng phospho trong máu tăng nhưng không đào thải được ra ngoài do chức năng thận kém.
Quá nhiều photpho trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất canxi và gây các bệnh về xương khớp, nhất là loãng xương. Do đó cần hạn chế việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều photpho như ngũ cốc hoặc rau xanh chưa chế biến, bia, nước ngọt có ga…
Không ăn thực phẩm nhiều kali
Nên hạn chế thực phẩm chứa kali trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận. Bởi nếu lượng kali tăng cao sẽ gây loạn nhịp tim không khống chế được và có thể gây tử vong.
Hạn chế muối trong chế độ ăn
Thận không đảm bảo chức năng đào thải muối khiến cơ thể có thể bị giữ nước, gây phù và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Do đó các món ăn nhiều muối như cà, dưa muối hay chế biến sẵn không phù hợp để sử dụng cho người suy thận.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi và áp dụng chế độ tập luyện khoa học, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy suy thận độ 3 là một giai đoạn nguy hiểm của bệnh, có thể gây ra nhiều biến chứng và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy nên, người bệnh cần được phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng