Suy thận mạn: Biết sớm phòng tránh sớm trước khi quá muộn!

Suy thận mạn là một bệnh đang có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức, nhưng nếu không điều trị kịp thời, tuổi thọ của bệnh nhân sẽ giảm đi rất nhiều. Qua bài viết hôm nay, mời các bạn cùng GHV KSOL tìm hiểu về suy thận mạn nhé!

Xem thêm:

1. Suy thận mạn là gì?

 Suy thận mạn hay suy thận mãn tính là bệnh lý mà mức lọc cầu thận bị giảm xuống dưới mức bình thường (dưới  60 ml/phút) trên 3 tháng trở lên, với tần suất thường xuyên, không hồi phục và là hậu quả của các tổn thương thận mạn tính gây nên.

Hình ảnh suy thận mãn tính
Hình ảnh suy thận mãn tính

2. Nguyên nhân suy thận mạn

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận mạn là do bệnh nhân bị đái tháo đường và tăng huyết áp lâu năm.

Ngoài ra, còn một số bệnh nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn như:

  • Bệnh thận do các nguyên nhân di truyền: thận đa nang.
  • Tắc động mạch thận.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, xơ cứng bì.
  • Nhiễm các chất độc trong một thời gian kéo dài như: chì trong màu vẽ, các chất độc quân sự,…

3. Triệu chứng suy thận mạn

Nếu bạn có các triệu chứng sau bạn nên đi khám để biết có phải mình bị suy thận mạn hay không để có các biện pháp điều trị kịp thời:

  • Hay gặp nhất là triệu chứng tăng huyết áp.
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn mức bình thường.
  • Nặng mi mắt, hoặc phù hai chi dưới.
  • Sút cân.
  • Nước tiểu có màu sậm hoặc sủi bọt.
  • Ngứa hoặc nổi ban.
  • Hôn mê do urê máu cao: triệu chứng này có thể xuất hiện ở giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân thờ ơ, ngủ gà, có thể có co giật, rối loạn tâm thần rồi đi vào hôn mê.

4. Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị suy thận mạn 

  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lý về thận là nhóm đối tượng nguy cơ cao nhất: cầu thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn.
  • Người bị các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ .
  • Dùng một số loại thuốc gây suy giảm chức năng thận như: kháng sinh, NSAID.

5. Các giai đoạn của suy thận mạn 

Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà các chuyên gia đã phân suy thận mạn thành 5 giai đoạn như sau:

Suy thận mạn giai đoạn 1: mức lọc cầu thận > 90 ml/ph.

Suy thận mạn giai đoạn 2: mức lọc cầu thận 60 – 89 ml/ph.

Suy thận mạn giai đoạn 3: mức lọc cầu thận 30 – 59 ml/ph.

Suy thận mạn giai đoạn 4: mức lọc cầu thận từ 15 – 29 ml/ph.

Suy thận mạn giai đoạn 5: mức lọc cầu thận < 15 ml/ph.

6. Các biện pháp chẩn đoán suy thận mạn

Để chẩn đoán suy thận mạn các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng như sau:

  • Tăng urê máu >3 tháng.
  • Định lượng creatinin trong máu tăng cao, từ đó ước được mức lọc cầu thận theo nồng độ creatinin . Mức lọc cầu thận giảm ≤ 60ml/phút, kéo dài > 3 tháng.
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho thấy (X-quang, UIV, siêu âm): kích thước thận giảm đều hoặc không đều cả 2 bên. 
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy có protein trong nước tiểu, trụ niệu, hồng cầu niệu.
  • Ngoài ra còn một số các triệu chứng hay gặp nhưng ít giá trị hơn trong chẩn đoán như: tiền sử bệnh thận-tiết niệu, thiếu máu, tăng huyết áp, phù,…

7. Suy thận mạn có thể chữa khỏi được không?

Khi bị suy thận mạn tức là chức năng thận của bạn đã bị tổn thương và không thể khôi phục lại như ban đầu được nữa.

Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị là rất quan trọng vì nó sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đã sống thêm được rất nhiều năm sau khi được điều trị kịp thời.

8. Điều trị suy thận mạn

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân là điều trị ưu tiên nhất. Điều trị nguyên nhân gồm kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt. 

Điều trị các triệu chứng

  • Tăng huyết áp: Thường rất khó để khống chế huyết áp ở những bệnh nhân suy thận mạn. Huyết áp mục tiêu ≤ 130/80 mmHg, hạn chế ăn muối: <2g/ ngày. Sử dụng các thuốc huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể, lợi tiểu,…
  • Rối loạn lipid máu: Điều trị bằng các thuốc giảm nồng độ các cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Nhóm thuốc có thể sử dụng là statin, gemfibrozil,…
  • Thiếu máu: Do người bị suy thận mạn không sản xuất đủ EPO là một chất giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường của cơ thể. Sử dụng Erythropoietin tiêm dưới da kết hợp bổ sung sắt, acid folic.
  • Loãng xương: Bổ sung Vitamin D, canxi, hạn chế phospho trong khẩu phần ăn giúp xương khỏe mạnh.
  • Rối loạn điện giải: Bệnh nhân suy thận mạn hay bị rối loạn tăng kali máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ.

Với các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối 

Lúc này chức năng của thận chỉ còn dưới 15% chức năng thận bình thường, thận không còn đủ chức năng để lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa, các phương pháp điều trị như: lọc máu, ghép thận, hay chạy thận nhân tạo sẽ được sử dụng. 

Chạy thận nhân tạo được coi là giải pháp tốt nhất cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối có thể duy trì được sự sống.

Hình ảnh bệnh nhân lọc máu
Hình ảnh bệnh nhân lọc máu

9. Nên có lối sống như thế nào để phòng ngừa suy thận mạn

  • Điều trị một cách triệt để các bệnh lý viêm cầu thận cấp tính, các bệnh lý nhiễm khuẩn tại thận, sỏi thận,…
  • Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm những đối tượng có nguy cơ cao như: đái tháo đường, tăng huyết áp, và gia đình có người bệnh thận.
  • Hạn chế ăn đồ ăn mặn.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và điều trị suy thận mạn.

Trên đây là những điều cơ bản nhất về bệnh suy thận mạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có nhiều kiến thức về sức khỏe bổ ích cho bạn và gia đình. Mong bạn đón đọc những bài viết tiếp theo của GHV KSOL nhé!

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL