Những thông tin cần biết về suy thận mạn giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Suy thận mạn giai đoạn cuối có những đặc điểm gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết này, GHV KSol sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin cần biết về bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Suy thận nên ăn gì? – Lời giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng
- Viêm cầu thận lupus ban đỏ – Căn bệnh đừng nên chủ quan
1. Suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?
Khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối đồng nghĩa với việc thận đã không còn đủ khả năng để hoạt động tốt, đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Theo các nghiên cứu, sau khi chẩn đoán ít nhất 10-20 năm thì bệnh suy thận mạn mới tiến triển tới giai đoạn cuối.
Suy thận mạn giai đoạn cuối tương ứng với giai đoạn thứ 5 của quá trình tiến triển của bệnh và sử dụng mức độ lọc cầu thận (GFR) để đánh giá tình trạng.
2. Nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối
Tăng huyết áp và đái tháo đường được cho là hai nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thận mạn giai đoạn cuối. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn tính giai đoạn cuối đó là:
- Sỏi thận, một số loại ung thư hoặc tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức gây tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài.
- Mắc viêm cầu thận mạn, lupus ban đỏ hệ thống.
- Trào ngược bàng quang – niệu quản dẫn đến nước tiểu chảy ngược.
- Những người có các bất thường ở ổ bụng bẩm sinh.
3. Các đối tượng dễ bị suy thận mạn giai đoạn cuối
Những đối tượng sau dễ có nguy cơ mắc suy thận giai đoạn cuối cao hơn người bình thường đó là:
- Người bị tiểu đường, tăng huyết áp.
- Mắc các bệnh lý về thận như: sỏi thận, viêm thận kẽ, viêm cầu thận, viêm bể thận…
- Người có tiền sử gia đình có thành viên bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối.
4. Triệu chứng suy thận mạn giai đoạn cuối
Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở những người bị suy thận mạn ở giai đoạn này đó là:
- Giảm lượng nước tiểu, mất dần khả năng đi tiểu.
- Sưng phù ở tứ chi.
- Mệt mỏi, khó chịu, không có sức.
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,
- Mất cảm giác ăn ngon, sụt cân nhanh.
- Khô da, ngứa ngáy, đau nhức xương.
- Mất tập trung, tê bì chân tây.
- Hơi thở có mùi, thường xuyên thấy khát nước.
- Giảm nhu cầu tình dục.
Nếu có những biểu hiện này, thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để có biện pháp điều trị, dự phòng biến chứng kịp thời.
5. Phương pháp chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối
Để chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh, bên cạnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm mục đích đo chỉ số protein trong nước tiểu. Nếu có các thành phần protein bất thường xuất hiện thì chứng tỏ thận đang gặp vấn đề.
- Xét nghiệm creatinin huyết thanh: Creatinin là một loại chất thải mà thận có chức năng đào thải ra khỏi cơ thể. Mục đích của xét nghiệm này là để xác định xem có sự xuất hiện của creatinin trong máu hay không?
- Xét nghiệm ure máu (BUN): Đánh giá nồng độ nitơ có trong máu.
- Ước tính mức độ lọc cầu thận (GFR): Để tính toán mức độ lọc cầu thận còn lại của bệnh nhân.
6. Phương pháp điều trị suy thận mãn tính giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị được áp dụng nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối đó là:
Ghép thận
Đây là kỹ thuật lấy thận của người khỏe mạnh và có tính tương thích để ghép cho người bệnh. Thận ghép sau khi hồi phục sẽ có khả năng hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Thận có phù hợp với người nhận hay không?
- Nguy cơ thải ghép.
- Một số tác dụng phụ của thuốc thải ghép gây ra.
Thận nhân tạo
Đối với bệnh nhân áp dụng phương pháp này, thì cần đến bệnh viện mỗi tuần từ 2 – 4 lần để thực hiện chạy thận nhân tạo. Mỗi lần chạy thận thời gian thường kéo dài từ 4 – 6 tiếng, tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Lọc màng bụng
Màng bụng của con người thực chất là một màng bán thấm cho phép nước và các chất hòa tan đi qua. Chính vì thế, bác sĩ sẽ lợi dụng cơ chế này để lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
Phương pháp điều trị này được đánh giá là khá đơn giản và bệnh nhân có thể chuẩn bị thiết bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện lọc màng bụng ngay tại nhà hằng ngày.
Sử dụng thuốc kê đơn
Nếu người bệnh không đủ điều kiện để áp dụng các phương pháp trên, thì bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc nhằm kiểm soát và giảm nhẹ các triệu chứng.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc đơn thuốc phù hợp. Ví dụ như, với trường hợp suy thận mạn chuyển sang giai đoạn cuối do đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, phần lớn các đơn thuốc đều có:
- Thuốc ức chế men chuyển.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cũng có thể được bác sĩ chỉ định bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, lối sống phù hợp với tình trạng bệnh.
7. Biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối là gì?
Bệnh nhân bị suy thận mạn ở giai đoạn cuối có thể đối mặt với nguy cơ xảy ra các biến chứng như:
- Nhiễm trùng da, ngứa ngáy khó chịu do da khô.
- Nguy cơ bị nhiễm trùng tăng lên.
- Giảm độ chắc khỏe của xương, đau cơ xương khớp.
- Tổn thương thần kinh.
- Thay đổi nồng độ đường trong máu.
- Nồng độ các chất điện giải trong cơ thể thay đổi bất thường
Đặc biệt, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng mặc dù ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn như:
- Suy gan.
- Mắc chứng tăng năng tuyến cận giáp.
- Co giật.
- Thiếu máu, suy dinh dưỡng.
- Xuất huyết dạ dày và ruột
- Rối loạn chức năng não, mất trí nhớ
- Dễ bị gãy xương, rối loạn xương khớp
- Bị các vấn đề về tim và mạch máu
- Tích tụ dịch nhầy ở phổi.
8. Suy thận mạn giai đoạn cuối có thể sống được bao lâu?
Theo lý thuyết thì tiên lượng sống của người bị suy thận mạn giai đoạn cuối không quá tốt, có thể là 5-10 năm. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại thì đã có không ít trường hợp người bệnh có thể sống được thêm 20-30 năm hoặc hơn thế nữa.
Nhưng trên thực tế thì do cơ địa của mỗi người bệnh là khác nhau. Do đó không có con số chính xác về thời gian sống của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chủ yếu là:
- Sức khỏe tổng thể của người bệnh.
- Mức độ đáp ứng điều trị, đặc biệt là sự tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ bao gồm việc dùng thuốc đúng, đủ và cả chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.
- Sự xuất hiện và mức độ của các biến chứng.
9. Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh.
Bệnh nhân cần kết hợp cùng với bác sĩ trong việc xem xét và tính toán cẩn thận, mục đích là đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng mà không gây dư thừa. Vì thế, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ và dưới đây là một số điều bạn có thể cần lưu ý:
Bổ sung các loại rau chứa ít đạm
Những loại rau củ giàu Vitamin C, B, K đồng thời ít chất đạm là các rau củ được ưu tiên lựa chọn cho người bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Các loại rau này là: dọc mùng, bí đỏ, bắp cải, ớt chuông, củ cải đỏ, hành tây, đu đủ xanh, su su, cần ta…
Bổ sung các loại quả ngọt
Các loại quả ngọt có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất tốt nên sử dụng cho bệnh nhân đó là táo ngọt, xoài, đu đủ chín, dứa, việt quất, nho đỏ,…
Kiểm soát lượng protein bổ sung vào cơ thể
Với người bệnh bị suy thận mạn giai đoạn cuối cần tính toán cẩn thận lượng protein cần bổ sung mỗi ngày để từ đó lựa chọn thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Theo các chuyên gia, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm vừa có đạm đồng thời chứa nhiều kali, photpho, natri,… như thịt thăn lợn, trứng, cá hồi, thịt ức gà…
Trên đây là nội dung bài viết về chủ đề suy thận mạn giai đoạn cuối. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng